8. Kế hoạch nghiên cứu
3.2.1. Xây dựng các phương án thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ
3.2.1.1. Mục đích xây dựng phương án
Đặc trưng của mô hình dạy học theo dự án là không có kế hoạch đầy đủ những gì cô sẽ dạy và những gì trẻ sẽ làm, nhưng phải có kế hoạch cô sẽ làm gì để giúp trẻ khởi xướng các hoạt động, hứng thú khám phá, bởi vì dự án chỉ diễn ra khi trẻ hứng thú và có nhu cầu khám phá chủ đề nào đó của dự án. Dự án có thể dừng lại bất cứ lúc nào nếu trẻ không có nhu cầu hay hứng thú khám phá nữa, và lúc đó chúng ta phải tiến hành một dự án mới. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa dạy học theo dự án với những mô hình dạy học khác. Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho trẻ thể hiện mong muốn khám phá của mình dưới hướng dẫn của cô, trẻ không bị bất kì sự bắt ép phải học những cái mà trẻ không hứng thú. Vì vậy, mục đích của việc xây dựng phương án thử nghiệm là để đưa ra những dự kiếnvề cách thức, trình tự tiến hành dự án trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định nào đó, điều này giúp giáo viên:
- Linh hoạt trong các tình huống trẻ đưa ra, thậm chí kết thúc nữa chừng một dự án và bắt đầu một dự án khác.
- Giáo viên có thể dự kiến trước số đồ dùng cần chuẩn bị và môi trường hoạt động để kích thích hứng thú, tò mò khám phá của trẻ về một chủ đề nào đó của dự án.
- Giáo viên có thể dự kiến những điều trẻ muốn biết về chủ đề của dự án để có sự chuẩn bị kiến thức cho bản thân.
3.2.1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng phương án thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ánh Dương
Trước khi phân tích cơ sở khoa học của việc xây dựng phương án thử nghiệm, chúng ta cần hiểu khái niệm phương án và phương án thử nghiệm. Theo từ điển tiếng Việt (2006), phương án được hiểu là những dự kiến về cách thức, trình tự tiến hành công việc trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào đó [50, tr. 711], vậy phương án thử nghiệm có thể được hiểu là những dự kiến về cách thức, trình tự tiến hành làm thử (thử nghiệm) một điều gì đó xem kết quả như thế nào. Những “dự kiến” này phải được xây dựng dựa trên những căn cứ mang tính khoa học, cho nên để đưa ra phương án thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án của Lilian G. Katz với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tại trường mầm non Ánh Dương thành phố Cà Mau, chúng ta cần dựa trên những căn cứ như sau: căn cứ vào cơ sở lý luận trình bày trong chương một và căn cứ phần thực trạng chương hai.
* Căn cứ vào cơ sở lý luận
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi đưa ra phương án thử nghiệm dựa trên những điểm sau:
Thứ nhất:Căn cứ vào lý thuyết mô hình dạy học theo dự án trên cơ sở những đặc trưng nổi bật và các giai đoạn tiến hành một dự án.
Thứ hai: Căn cứ vào những đặc trưng của dạy học mầm non, dạy học lấy người học làm trung tâm “học mà chơi, chơi mà học”. Dạy học theo hướng tích hợp theo chủ đề và phương pháp thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu phát triển con người toàn diện. Ngoài những căn cứ về lý luận, chúng tôi còn căn cứ vào thực tiễn giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Cà Mau.
* Căn cứ vào cơ sở thực tiễn
Trong quá trình khảo sát thực trạng chúng tôi rút ra một số nhận định về khả năng ứng dụng mô hình dạy học theo dự án cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Cà Mau làm căn cứ xây dựng phương án thử nghiệm như sau:
Thứ nhất, về cơ sở vật chất. Hầu hết các trường trong địa bàn khảo sát đều là những trường chất lượng, được trang bị một số cơ sở vật chất thuận lợi như: máy vi tính có kết nối mạng, ti vi, đầu đĩa,… tại lớp học.
Thứ hai, về chỉ đạo của Ban giám hiệu. Đa số cán bộ quản lý đều tâm huyết với nghề, quan tâm mô hình dạy học mới, sẵn sàng ứng dụng nếu mô hình đó mang lại hiệu quả trong giảng dạy.
Thứ ba, về nhận thức của giáo viên. Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành mầm non, giáo viên có tinh thần ham học hỏi, thích tìm hiểu cái mới và mạnh dạn trong áp dụng vào thực tiễn dạy học của mình.
Thứ tư, kỹ năng của trẻ. Trẻ ở giai đoạn phát triển khá toàn diện (trẻ mẫu giáo) các kỹ năng xã hội cần thiết trong học tập và cuộc sống.
Thứ năm, phối hợp và hỗ trợ của phụ huynh. Phụ huynh biết quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con và hỗ trợ khi có nhu cầu cần thiết.
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận mô hình dạy học theo dự án của Lilian G. Katz và khảo sát thực tiễn giáo dục mầm non, chúng tôi mạnh dạn đề ra phương án thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án tại trường mầm non Ánh Dương thành phố Cà Mau. Các bước xây dựng và tiến hành thực hiện phương án được thể hiện như sau:
3.2.1.3. Nội dung phương án thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ánh Dương thành phố Cà Mau
DỰ ÁN ỐC Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian thực hiện: Dự kiến 6 – 8 tuần
Lý do lựa chọn
Ốc là loài vật khá quen thuộc với trẻ, tuy nhiên có rất nhiều điều thú vị về Ốc mà trẻ chưa được biết như: sự đa dạng về màu sắc (vàng, trắng, trong suốt, xanh,…), hình dạng (dài, tròn, hình nón, xoắn ốc,…), lợi ích (thực phẩm, mĩ phẩm, đồ trang sức, quà lưu niệm,…) và khả năng kỳ lạ của một số loài Ốc (phát sáng, nhả bọt bong bóng, sống trong đường ruột của chim, Ốc có cánh trong suốt để bơi trong đại dương, Ốc thay đổi màu sắc để thích nghi,...). Tất cả điều này có thể mang đến nhiều bất ngờ đầy lý thú khi trẻ khám phá.
Mục tiêu giáo dục
- Giúp trẻ khám phá những bất ngờ thú vị về loài Ốc.
- Mang lại cho trẻ những trải nghiệm học tập thú vị và tích cực, từ đó nuôi dưỡng đam mê ham học hỏi.
- Phát triển khả năng làm việc độc lập và chủ động (lên kế hoạch và tự đánh giá), khả năng tìm kiếm, xử lí và trình bày thông tin đã học được, khả năng hợp tác và giao tiếp.
- Trong quá trình khám phá trẻ học những kiến thức và kĩ năng mới thuộc các lĩnh vực: toán, làm quen chữ cái, văn học, tạo hình,…
- Các hoạt động tích cực và sôi nổi của dự án sẽ giúp trẻ phát triển thể chất và vận động.
Chuẩn bị cho dự án
- Tác giả thực hiện dự án và giáo viên lớp thử nghiệm đọc thông tin cơ bản về Ốc được cung cấp kèm theo kế hoạch dự án.
- Sưu tầm thêm sách phù hợp về chủ đề.
- Một số chuẩn bị khác cho dự án (sách, hình ảnh, vỏ Ốc, liên hệ chuyên gia,…)
- Tác giả thực hiện dự án và giáo viên lớp thử nghiệm liên hệ chuyên gia nuôi Ốc đến nói chuyện với trẻ. Chuyên gia sẽ nói chuyện với trẻ về Ốc và dạy trẻ cách bẫy Ốc.
Phương án thử nghiệm Giai đoạn Nội dung
* Quan sát các hoạt động hàng ngày để đánh giá hiểu biết của trẻ. * Tạo môi trường lớp học và quan sát hoạt động của trẻ.
* Xem phim thế giới động vật – quan sát hứng thú của trẻ.
Giáo viên dự kiến những gì trẻ biết và những điều trẻ muốn biết về Ốc:
Dự kiến những điều trẻ đã biết
- Nhận biết và gọi được tên một số loại Ốc quen thuộc. - Biết Ốc có hai mắt.
- Ốc có vỏ cứng bên ngoài.
- Ốc là thức ăn bổ dưỡng của con người. - Thân Ốc có nhiều nhớt…
Dự kiến những điều trẻ muốn biết
- Tại sao Ốc bò chậm?
- Ốc đi vệ sinh bằng cách nào? - Ốc có ngủ không?
- Mắt Ốc có thấy đường không? - Ốc đẻ con hay đẻ trứng?
- Ốc sống dưới nước hay trên cạn?
- Thời gian tìm thức ăn của Ốc là lúc nào? - Ốc con ăn gì?
- Ốc con có tự tìm thức ăn được không? - Tại sao Ốc có nhiều nhớt?
- Miệng Ốc chổ nào? - Ốc có răng không?...
Giai đoạn 1: Đánh giá hứng thú và nhu cầu của trẻ (1 tuần)
Hoạt động 1. Cô mang đến lớp một vài con Ốc và cho bò trên mặt bàn để trẻ dễ dàng quan sát (bàn được xếp giữa lớp). Tạo cơ hội cho trẻ bày tỏ trao đổi với nhau cảm xúc và nhận xét về Ốc. Cô đưa ra một vài câu hỏi hoặc vài gợi ý tùy vào phản ứng của trẻ để giúp trẻ phát hiện những điều thú vị về chú Ốc mà trẻ đang quan sát.
Hoạt động 2. Cô hỏi trẻ có muốn biết thêm về những chú Ốc này không và giới thiệu 1 - 2 cuốn sách về Ốc với trẻ. Cho trẻ xem sách tự do ít nhất 1 - 2 ngày.
Hoạt động 3. Cô giới thiệu một vài hình ảnh Ốc với trẻ (hình các loại Ốc, thức ăn từ Ốc, môi trường sống của Ốc,…) và sau đó đề nghị trẻ chọn nơi để treo lên các mảng tường để các bạn có thể tự do tìm hiểu.
Hoạt động4. Cô quan sát thái độ và lời nói của trẻ, ghi lại những điều trẻ nói. Giáo viên sẽ dựa trên hứng thú của trẻ mà quyết định tiếp tục hay dừng lại dự án. Nếu thấy trẻ có hứng thú tìm hiểu về Ốc, giáo viên đề nghị mỗi trẻ kể một câu chuyện về Ốc (trẻ chia sẻ với bạn bè, cô ghi ra giấy giúp trẻ) và dùng các vật liệu mở trong lớp để minh họa cho câu chuyện của mình (cô chuẩn bị sẵn).
Hoạt động5. Cô cùng trẻ thành lập mạng nội dung những điều trẻ đã biết và những điều trẻ muốn tìm hiểu thêm về Ốc (ghi vào 2 tờ giấy Ao và dán lên tường: Bảng 1 và 2).
Đặt câu hỏi:
• Con biết gì vềỐc?
(Trẻ nói tự do, giáo viên ghi lại) • Con muốn biết thêm điều gì về Ốc?
(Trẻ nói tự do, giáo viên ghi lại)
Hoạt động 6. Bằng cách nào để trả lời cho các câu hỏi của chúng ta?
Giai đoạn 2: Khám phá, tìm hiểu, đi thực tế, gặp chuyên gia (4 tuần)
con thử nghĩ xem: Chúng ta có thể tìm câu trả lời cho các câu hỏi của mình bằng những cách nào?
Cô đưa ra một số gợi ý nếu trẻ gặp khó khăn.
- Chúng ta hãy đọc lại câu hỏi xem các con có thể trả lời những câu hỏi nào?
- Những câu hỏi còn lại làm sao để biết?
(Cho trẻ nói tự do và cô ghi lại cách giải quyết mà trẻ tự nghĩ ra (bảng 3), sau đó cô gợi ý thêm).
+ Hỏi cô, hỏi bạn + Hỏi ba mẹ + Hỏi hàng xóm + Hỏi chuyên gia + Tìm trên internet + Hỏi người nuôi Ốc…
Hoặc gợi ý bắt đầu từ nội dung câu hỏi, ví dụ: Làm sao biết Ốccó ăn được cơm không? (Cho nó ăn thử hoặc hỏi bác nuôi Ốc…)
Hoạt động 7. Thư gửi phụ huynh
Sau khi thành lập mạng, giáo viên gửi thư cho phụ huynh thông báo về dự án khám phá của trẻ. Cô đọc thư cho trẻ nghe trước khi gửi phụ huynh. Nội dung thư nói về dự án Ốc và những gì trẻ có thể học từ dự án này, bên cạnh đó là những nội dung liên quan đến sự cần thiết phải có hỗ trợ của phụ huynh góp phần vào thành công của dự án.
Cuối thư giáo viên yêu cầu phụ huynh trả lời thư và kêu gọi sự hỗ trợ về đồ dùng, phụ huynh có thể đưa cho trẻ mang đến trường hoặc trực tiếp mang đến (cho mượn sách báo, đồ vật, nguyên vật liệu mở,…).
Hoạt động 8. Hỏi thông tin từ người thân
Nếu trẻ không nghĩ ra giải pháp hỏi người thân (ông bà, cha mẹ, anh chị,…) thì giáo viên gợi ý cho trẻ, ví dụ: khi gặp khó khăn các bạn thường nhờ ai giúp đỡ? cho trẻ nói tự do – cô chốt lại “cần hỏi người thân”.
Sau đó giáo viên đọc lại các câu hỏi trên mạng những vấn đề muốn biết về Ốc cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ suy nghĩ câu hỏi mới. Cô giúp trẻ ghi những câu hỏi mà mỗi trẻ muốn mang về hỏi người thân ra giấy (1 đến 2 câu / trẻ).
Cô dặn dò trẻ: Hôm sau trẻ mang thông tin tìm được đến và chia sẻ với cả lớp.
Cô cho cả lớpthảo luận xem ai đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi nào và cả lớp đã trả lời được những câu hỏi nào (ghi câu trả lời vào bảng 2).
Hoạt động 9. Truy cập internet
Cô cố tình mở sẵn một vài trang mạng liên quan đến Ốc.
Cô khuyến khích trẻ: Các bạn có thể tìm câu trả lời qua internet (giáo viên giúp đỡ trẻ).
Cô cho trẻ tự do tìm hiểu qua internet những gì liên quan đến Ốcvà khuyến khích trẻ vẽ / kể lại cho các bạn cùng lớp hoặc khác lớp nghe. Giáo viên ghi lại những lời nói, câu chuyện và hình ảnh thể hiện hứng thú học tập của trẻ.
Hoạt động 10. Tổ chức đi tham quan nơi nuôi Ốc
Cô đặt câu hỏi: Ngoài hỏi người thân, chúng ta có thể tìm hiểu về Ốc ở đâu nữa các các con? / Các bạn có biết tại sao lúc nào ngoài chợ cũng có Ốc không? (Do có người nuôi Ốc quanh năm).
Nếu trẻ có nhu cầu và hứng thú tìm hiểu Ốc tại nơi nuôi Ốc, cô trò chuyện với trẻ về khâu chuẩn bị đi tham quan. Cho trẻ tự đề nghị là cần mang gì theo trong chuyến tham quan của mình (kính lúp, giấy và bút để vẽ/ghi chép, máy ảnh để trẻ chụp,…).
Hoạt động 11. Hoạt động tạo hình
Sau khi đi tham quan vềcho trẻ vẽ / nặn tự do về những chú Ốcđể thể hiện những gì đã nhìn thấy. Trẻ kể về bức tranh hoặc sản phẩm đất nặn của mình và cô ghi lại. Tùy theo hứng thú trẻ có thể làm album các loài Ốc từ những hình ảnh đã chụp / vẽ hoặc làm mô hình Ốc từ đất nặn.
Hoạt động 12. Bài thơ Nàng tiên Ốc
Đọc cho trẻ nghe bài thơ Nàng tiên Ốc, trò chuyện về nội dung bài thơ và cho trẻ đọc lại. Giáo viên cùng trẻ xây dựng kịch bản và khuyến khích trẻ đóng kịch dựa trên bài thơ Nàng tiên Ốc.
Nếu trẻ hứng thú, giáo viên gợi ý trẻ hóa trang nhân vật “Làm sao để có một nàng tiên đẹp như trong truyện nhỉ?”.
Cô cho trẻ tự do về góc phân vai hoặc góc trang điểm để thực hiện ý tưởng của trẻ.
Hoạt động 13. Trò chuyện với chuyên gia
Cô đặt câu hỏi:
- Các con có thích nuôi một vài trứng Ốc để xem nó nở thành Ốccon như thế nào không?
- Bạn nào trong lớp đã thấy trứng Ốc? (Nếu trẻ đã thấy, cô yêu cầu trẻ kể lại cho các bạn nghe).
- Các con có biết Ốc con ăn gì và chúng được nuôi như thế nào không?
(Khi đặt câu hỏi cô cho trẻ thời gian và tự do nói lên suy nghĩ của mình, cô ghi lại).
Cô hỏi: Theo các con, ai sẽ cho chúng ta biết cần nuôi Ốc con như thế nào để lớn nhanh nhỉ?
Nếu trẻ không trả lời được, cô gợi ý: Hôm trước chúng ta được đi tham quan ở đâu vậy? Chúng ta đã gặp những ai? Vậy chúng ta có thể nhờ cô / chú chỉ chúng ta cách nuôi Ốc con không?
Cô mời chuyên gia: Người nuôi Ốc mang Ốc con đến và cho trẻ biết cách nuôi Ốc như thế nào? Cô giúp trẻ ghi chép lại.
Hoạt động 14. Tổ chức tìm những con ốc nhỏ xung quanh trường
Cô đặt vấn đề: Ngoài những chú ốc con mà chuyên gia mang đến, chúng ta có thể tìm thấy Ốc ở đâu nữa? (Trẻ trả lời tự do, ví dụ: ở sân trường, gần nhà, ngoài đồng, trong vườn, trong bụi cỏ,…).
Cô gợi ý: Chúng ta sẽ đi tìm Ốc ở đâu trước? (nếu trẻ trả lời không được, cô đề nghị tìm ở xung quanh trường trước, về nhà các