8. Kế hoạch nghiên cứu
2.3. Phân tích kết quả điều tra thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học
2.3.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu
Cà Mau một tỉnh cực Nam Tổ quốc, vừa là vùng chiến tranh ác liệt vừa là vùng trọng điểm chính sách bình định của Mỹ - Ngụy nên nhân dân ít có điều kiện học tập. Theo những sử liệu, tài liệu nghiên cứu về giáo dục Cà Mau trong suốt thời kỳ kháng chiến và giai đoạn đầu kiến thiết quê hương cho thấy những kỳ tích của ngành giáo
dục. Năm 1976, trước bộn bề khó khăn những ngày đầu độc lập, toàn tỉnh Minh Hải (Cà Mau và Bạc Liêu ngày nay) có 142 trường học, quy mô đào tạo 105.500 học sinh. Đến năm 1999, chỉ tính riêng Cà Mau (Minh Hải chia tách thành Cà Mau và Bạc Liêu năm 1997) đã có 379 trường học. Đến năm 2005 bình quân 4 người dân có 1 người đi học, so với 30 năm trước (1975) số trường học các cấp tăng 4 lần, lượng học sinh tăng gấp 3 lần. Năm 2011, thành phố đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ cho người lớn, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở [41].
Riêng giáo dục mầm non, năm 2014 toàn tỉnh có 130 trường mầm non, trong đó có 32 trường đạt chuẩn quốc gia [42]. Về đội ngũ giáo viên, toàn tỉnh có 1829 người, trong đó 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Hiện nay bậc học mầm non còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, diện tích một số phòng học nhỏ hẹp, trang thiết bị dạy học ở các trường mẫu giáo vùng sâu, lớp mẫu giáo gắn với tiểu học chưa đảm bảo yêu cầu [42]. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, định hướng việc hình thành nhân cách của trẻ, đồng thời thúc đẩy quá trình học tập và phát triển các giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non, ngành giáo dục Cà Mau đã thường xuyên tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc hỗ trợ kinh phí để sửa chữa phòng học theo hướng khang trang hiện đại đáp ứng đủ nhu cầu học tập. Bên cạnh đó, ngành giáo dục mầm non Cà Mau còn chú trọng công tác đầu tư xây dựng mới trường đạt chuẩn, xây dựng mới nhiều công trình phụ cho các trường như: sân chơi, hàng rào khép kín, bếp ăn,… Đồng thời, trang bị phương tiện, trang thiết bị dạy học cho tất cả các trường mầm non trên toàn tỉnh [41], [42]. Hiện nay giáo dục mầm non Cà Mau đang từng bước thực hiện chương trình mới. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng trường, giáo dục mầm non Cà Mau cũng đang tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện tinh thần đổi mới. Trong quá trình triển khai thực hiện tất yếu không tránh khỏi gặp phải những khó khăn, đặc biệt là trong việc nhận thức đúng đắn về quan điểm dạy học của chương trình, từ đó lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về đổi mới giáo dục mầm non và thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non tại một số trường mầm non thành phố Cà Mau, bên cạnh đó tìm hiểu hiểu biết của giáo viên mầm non về mô hình dạy học theo dự án của Lilian Katz (Mỹ). Chúng tôi tiến hành lựa chọn 8 trường trực thuộc thành phố Cà Mau, tiêu chí lựa chọn như sau:
- Có cả trường công lập và trường tư thục.
- Mỗi phường chọn 1 trường công và 1 trường tư (lựa chọn 4 phường khác nhau).
- Các trường có lịch sử thành lập chênh lệch để có cái nhìn toàn diện nhất trong quan điểm (nếu đối tượng khảo sát ở nhiều hoàn cảnh và điều kiện công tác khác nhau cùng đưa ra quan điểm về một vấn đề thì tính khách quan sẽ cao hơn).
Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi đã chọn ra 8 trường nhằm phục vụ cho công tác khảo sát thực trạng, cụ thể là: Trường Mầm non Sơn Ca (phường 2), Mầm non Ánh Dương (phường 1), Mầm non Hoa Hồng (phường 6), Mầm non Bông Hồng (phường 5), Mầm non tư thục Dầu Khí (phường 1), Mầm non tư thục Phổ Trí Nhân (phường 5), Mầm non tư thục Phường 2 và Mầm non tư thục Phường 6. Trong 8 trường có 4 trường công lập, giáo viên có trình độ nhận thức đạt chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cơ sở vật chất khang trang, lớp học rộng rãi, không ồn ào, không ô nhiễmvà có trang bị đồ dùng đồ chơi. Sân trường thoáng mát có nhiều cây xanh cho trẻ vui chơi học tập. Đồ dùng đồ chơi đa dạng được sắp xếp từng khu vực để trẻ được vui chơi.
2.3.2. Phân tích kết quả điều tra
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về đổi mới giáo dục mầm non,thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non tại một số trường mầm non thành phố Cà Mau và tìm hiểu hiểu biết của giáo viên mầm non về mô hình dạy học theo dự án của Lilian Katz (Mỹ), chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng phiếu trưng cầu ý kiến trên 80 giáo viên mầm non và 16 cán bộ quản lí tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cà Mau. Để đánh giá mang tính khách quan chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát sư phạm, đối tượng phỏng vấn là 8 giáo viên và 2 cán bộ Sở phụ trách lĩnh vực mầm non. Phương pháp phỏng vấn giúp chúng tôi một lần nữa đánh
giá lại hiểu biết và quan điểm của giáo viên về những điều thể hiện trong phiếu điều tra, tương tự phỏng vấn 2 cán bộ Sở cũng nhằm mục đích chính xác thông tin thu được từ giáo viên. Về phương pháp quan sát, đây là công cụ quan trọng nhằm đánh giá thực tế tổ chức các hoạt động giữa cô vàtrẻ. Kết quả thu được sau một tuần quan sát giúp chúng tôi đối chiếu với lí luận giáo viên đưa ra, từ đó có những đánh giá về thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực của giáo viên trong quá trình thực hiện tinh thần đổi mới giáo dục mầm non. Số liệu và thông tin thu thập được chúng tôi xử lí bằng phương pháp định tính, định lượng và kết quả xử lí sẽ là cứ liệu quan trọng nhằm phân tích thực trạng nêu trên, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo yêu cầu chương trình giáo dục
mầm non 2009
Stt
Nhận thức của giáo viên về dạy học theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non 2009 Số lượng Tuổi nghề (%) Trình độ (%) Loại hình trường (%) SL % <= 10 năm > 10 năm Đại học Cao đẳng Trung cấp Công lập Tư thục 1 Dạy học lấy trẻ làm trung tâm 62 77, 5 52,2 46,8 40,3 41,9 17,7 54,8 45,2 2 Dạy học phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ 20 25 45 55 45 35 20 50 50 3 Dạy học tích hợp theo chủ đề 27 33,8 63 37 40,8 48,1 11,1 37 63 4 Ý kiến khác 7 8,8 28,6 71,4 42,9 42,9 14,3 28,6 71,4
Bảng 2.1 cho thấy kết quả nổi bật nhất, xếp cao nhất với tỉ lệ 77,5% giáo viên nhận thức “Dạy học theo yêu cầu chương trình 2009 là dạy học lấy trẻ làm trung tâm”,trong đó có cả giáo viên trẻ tuổi (52,2%) và giáo viên có kinh nghiệm lâu năm (46,8%), với tỉ lệ trung bình gần bằng nhau. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng phản ánh quan điểm của giáo viên từ hai loại hình trường và thuộc những trình độ khác nhau, nhưng vẫn cho thấy sự đồng đều trong nhận thức về chương trình, chỉ riêng giáo viên hệ trung học là đạt mức thấp (17,7%). Điều này có thể lí giải qua thực tế thời gian và chương trình đào tạo hệ trung học luôn ngắn gọn và cô động, hệ trung học được tuyển đầu vào với những tiêu chí thấp hơn các hệ đào tạo còn lạicho nên sự nhạy bén, tinh thần tự học hay khả năng tư duy có thểsẽ kém hơn, đó cũng là tất yếu.
Bên cạnh quan điểm “Dạy học theo yêu cầu chương trình 2009 là dạy học lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên cũng quan điểm “Dạy học tích hợp theo chủ đề” và“Dạy học cần phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ” là yêu cầu dạy học của chương trình 2009, tuy nhiên tỉ lệ thấp hơn (25% và 33,8%). Lí giải cho vấn đề này, chúng tôi thử đặt một câu hỏi: “Các khái niệm này có giống nhau không?”, câu trả lời là “không”. Tuy nhiên, dù chúng không giống nhau nhưng chúng cũng tương thích, gắn liền và hỗ trợ nhau, nhắc đến “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” chúng ta hiểu rằng “trẻ cần được phát huy tính tích cực, trẻ phải được kích thích để chủ động hơn”, nếu nói “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” là “kim chỉ nam” trong việc xác định mục tiêu, nội dung và lựa chọn phương pháp giáo dục thì “tích hợp theo chủ đề” lại là cách thức để đạt được mục tiêu đó.
Trong 80 giáo viên được khảo sát dưới dạng câu hỏi mở, vấn đề được giải quyết bằng rất nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến bao hàm cả “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm, dạy học theo hướng tích hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ”
nhưng cũng có ý kiến chỉ có 1 hoặc 2 trong 3 ý trên. Điều này không thể xem là “đúng” hay “sai” mà chỉ có thể phản ánh được sự thiếu đồng đều trong nhận thức của giáo viên và đây cũng là một tất yếu. Tương tự, 7 quan điểm còn lại (chiếm 8,8%), giáo viên cho rằng “Dạy học là tiếp cận theo chủ đề, sự kiện; Dạy học cần đảm bảo tính khoa học, phát triển ở lứa tuổi tâm sinh lí, kỹ năng sống cần thiết; Dạy học cần đảm bảo tính vừa sức và tính liên thông giữa các độ tuổi, hình thành và phát triển ở
trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi;…”. Tuy 7 quan điểm trên chưa thật sự chính xác và đúng trọng tâm của tinh thần đổi mới nhưng cũng không hoàn toàn sai, điều này chưa cho thấy giáo viên không hiểu biết về chương trình mà chỉ có thể đánh giá ở mức độ “Giáo viên còn chưa hiểu rõ bản chất của chương trình” dẫn đến cách dùng từ diễn đạt thiếu tính khái quát.
Nhìn một cách tổng thể chúng tôi nhận thấy một thông điệp đáng mừng khi kết quả phản ánh sự đồng đều trong quan điểm của giáo viên ở nhiều lứa tuổi, trình độ chuyên môn và môi trường làm việc khác nhau. Chương trình 2009 ra đời như một bộ mặt mới cho giáo dục mầm non Việt Nam, đòi hỏi giáo viên mầm non phải thay đổi quan điểm dạy học, sự nhanh nhẹn của tuổi trẻ cũng là một thuận lợi, đổi lại thói quen trong dạy học của giáo viên lâu năm sẽ khó khăn khi tiếp nhận cái mới trong thời gian ngắn. Thế nhưng tỉ lệ vẫn cho thấy 52,2% giáo viên trẻ tuổi và 46,8% giáo viên lâu năm cùng quan điểm là “lấy trẻ làm trung tâm”, 45% giáo viên trẻ tuổi và 55% giáo viên lâu năm cho rằng “dạy học phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ”. Mặc dù nhận thức của giáo viên chưa đầy đủ nhưng cũng là thông điệp đáng mừng trong công cuộc đổi mới, giáo viên mầm non cần được quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nhiều hơn, trách nhiệm này đầu tiên đặt lên vai cán bộ quản lí. Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá và bồi dưỡng giáo viên trong thời điểm giao thời giữa mới và cũ, đòi hỏi người quản lí phải có nhận thức tốt về chương trình 2009.
Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lí về dạy học theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non 2009
Stt
Nhận thức của cán bộ quản lý về dạy học theo
yêu cầu chương trình giáo dục mầm non 2009 Số lượng Tuổi nghề (%) Trình độ (%) Loại hình trường (%) SL (16 CBQL) % <= 10 năm > 10 năm Đại học Cao đẳng Công lập Tư thục
1 Lấy trẻ làm trung tâm 16 100 25 75 93,8 6,3 50 50
2 Dạy học tích hợp theo
Theo khảo sát 16 cán bộ quản lí trên 8 trường cho thấy, 100% ý kiến cho rằng yêu cầu của chương trình 2009 là “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” và 68,8% ý kiến cho rằng “Dạy học tích hợp theo chủ đề”. So với kết quả khảo sát trên giáo viên thì con số này vẫn ở mức cao hơn, điều này cho thấy cán bộ quản lí có hiểu biết khá đầy đủ về yêu cầu của chương trình mới, kể cả cán bộ trẻ tuổi (31,3%) hay người có kinh nghiệm lâu năm (68,7%). Ngoài ra, giáo viên và cán bộ quản lí đều có rất nhiều cách nhìn nhận khác được trình bày kèm theo những nhận định trên như: “Dạy học theo chương trình mới cần tạo điều kiện cho trẻ khám phá, trải nghiệm, phát huy tính tích cực ở trẻ. Dạy học dựa trên hứng thú của trẻ để tổ chức hoạt động. Cần áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học,…”. Có thể thấy mỗi quan điểm đều có cách diễn đạt và thể hiện khác nhau, nhưng xét ý nghĩa chúng ta vẫn tìm thấy điểm chung và sự đúng đắn trong đó. Nắm chương trình là yêu cầu đầu tiên đối với một quản lí, công tác chuyên môn hiệu quả hay không đều ảnh hưởng từ nhận thức của họ. Ngoài ra, trong xu thế xã hội hóa giáo dục và cách mạng đổi mới giáo dục đã“châm ngòi” cho những sáng kiến, ý tưởng, cho đến những công trình nghiên cứu vĩ đại về giáo dục, một quản lí được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực của mẫu người thế kỉ XXI thì sự nắm bắt hay tiếp nhận những thành tựu đó sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Đổi mới giáo dục theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”đã trở thành thử thách không chỉ đối với giáo viên mà cả cán bộ quản lí, hiểu và vận dụng thành công vào thực tế sẽ giúp họ dễ dàng tiếp cận những phương pháp và mô hình dạy học tiên tiến trên thế giới hiện nay. Không chỉ dừng lại tìm hiểu nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về yêu cầu dạy học theo chương trình 2009, chúng tôi một lần nữa đánh giá nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí thông qua quan điểm của họ về sự khác nhau giữa cách dạy học trước đây và cách dạy học theo chương trình 2009.
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về sự khác nhau giữa cách dạy học trong chương trình 2009 và cách dạy học trước đây
Stt
Nhận thức của giáo viên về sự khác nhau giữa cách dạy học
trong chương trình 2009 và cách dạy học trước đây
Số lượng Tuổi nghề (%) Trình độ (%) Loại hình trường (%) SL % <= 10 năm > 10 năm Đại học Cao đẳng Trung cấp Công lập Tư thục
1 C ác h d ạy h ọc th eo c hươ ng t rì nh 2009
Dạy học lấy trẻ làm trung
tâm 52 65 44,2 55,8 44,2 40,4 15,4 57,7 42,3
2
Chương trình mới giúp trẻ
phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của trẻ, còn cách dạy học trước đây là trẻ học thụ động, dạy học áp đặt, khuôn mẫu
4 5 50 50 75 0 25 50 50
3
Dạy học theo chương trình
2009 linh hoạt hơn cách dạy
trước đây, học tập không còn áp đặt, rập khuôn mà dựa trên nhu cầu, hứng thú của trẻ. 15 18,8 53,3 46,7 46,7 46,7 6,7 53,3 46,7 4 C ác h d ạy h ọc tr ướ c đ ây
Giáo viên làm trung tâm, dạy học áp đặt, rập khuôn và thiếu linh hoạt
52 65 44,2 55,8 44,2 40,4 15,4 57,7 42,3
5
Cách dạy học trước đây chỉ chú trọng cung cấp kiến thức theo hướng một chiều, trẻ thụ động, dạy học chủ yếu là tổ chức vui chơi, giáo viên ít quan tâm đến nhu cầu khám phá của trẻ, ít quan tâm tạo điều kiện cho