Đôi giày cao gót

Một phần của tài liệu thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao (Trang 50 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.2. Đôi giày cao gót

Nữ hoàng nước Pháp, Catherine de Medici là người đầu tiên sử dụng giày cao gót năm 1533 với đôi giày cao 5cm. Một vài thế kỷ sau đó, những quý bà nổi tiếng khác mới bắt đầu sử dụng giày cao gót nhiều hơn. Lâu dần giày cao gót được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong xã hội. Giày cao gót vượt mặt các phụ kiện khác như trang phục, nước hoa,… để trở thành biểu tượng cho phái đẹp. Sự xuất hiện của giày cao gót trong “Phế đô” không nhiều nhưng thông qua nó

chúng ta có thể thấy phần nào sự đối lập giữa tư tưởng cũ và tư tưởng mới. Đồng thời cách đánh giá về giày cao gót của Trang Chi Điệp thể hiện xu hướng tiếp cận cái mới của giới trí thức.

Nếu đối với Ngưu Nguyệt Thanh giày cao gót là “cái cùm chân” thì Đường Uyển Nhi, Liễu Nguyệt,… lại rất thích thú khi được sở hữu nó. Ngưu Nguyệt Thanh là tuýp người truyền thống nên ở chị chúng ta thấy cái mới rất khó xâm nhập. Ngược lại, Đường Uyển Nhi, Liễu Nguyệt là những người sống hợp thời, chạy theo cái mới. Trang Chi Điệp là người nhận ra hai mặt đối lập này. Bản thân anh không thích chưng diện, thay đổi hình tượng nhưng anh bị tác động bởi đôi giày cao gót trên chân người phụ nữ.

Khi di chuyển trên đôi giày cao gót, chị em phải thót bụng, ưỡn ngực, thẳng lưng để giữ thăng bằng cơ thể, khiến phần ngực dâng lên và hòa vào nhịp điệu từng bước chân đi, tạo nên vẻ quyến rũ tuyệt vời. Có lẽ Trang Chi Điệp cũng nhận ra điều này nên anh rất muốn vợ mang giày cao gót, tặng nó cho người tình và cho tiền Liễu Nguyệt mua nó. Bởi theo anh “- Trồng lúa thì phải trồng cẩn thận ở mép ruộng, rửa nồi phải rửa sạch ở rìa nồi, cái đẹp của đàn bà là đẹp ở đầu, ở chân, trên người em cho dù có mặc quần áo rách, chỉ cần có một đôi giày đẹp thì cũng tươi tỉnh hẳn ra” [2, tr.295]. Vì thế anh rất chú ý để tâm đến nào giày, nào chân của những người phụ nữ xung quanh anh: “Chân chị cả em to phè, đi giày nào cũng được một tuần là mất dáng. Thế còn được, trong số người thân quen, chân Hạ Tiệp chối tỉ nhất, ở kẽ ngón chân cái lồi ra một cục thịt tướng, giày cao gót, giày vừa phải, chẳng giày nào đi vừa. Em đã chú ý bao giờ chưa, chị ta ngồi ở đâu, chẳng bao giờ thò chân ra trước mặt” [2, tr.295].

Những điều này càng khiến Liễu Nguyệt ngạc nhiên, không tin nổi. Thái độ của Trang Chi Điệp trước đôi giày cao gót khiến chúng ta liên tưởng đến nhân vật Tây Môn Khánh trong “Kim Bình Mai” của tác giả Tiếu Tiếu Sinh. Hầu hết các giai nhân hớp hồn Tây Môn Khánh trong lần gặp đầu tiên đều sở hữu những đôi hài thật đẹp, thật lộng lẫy. Có thể nói, ngoài dung nhan ra thì đôi hài trở thành

một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất. Ví như lần gặp Tiểu Hồng: “Tiểu Hồng má đào môi thắm, sóng mát long lanh chiếc mũi nhỏ thật xinh, nàng mặc một cái áo màu lục có thêu hoa, chân đi hài thêu kim tuyến hồng” [67] hay lần gặp Mạnh tam nương: “nhìn những bước chân đi, gấu quần lộ ra đôi hài nhỏ xíu thật dễ thương (…) A hoàn đem thứ trà ngon ra. Tam nương tự tay nâng một chén lên mời Tây Môn Khánh, rồi chúc câu vạn phúc. Trong khi Tam nương đứng lên mời trà thì gấu quần lộ ra đôi hài nhỏ xíu, không quá ba tấc. Tiết tẩu ngầm chỉ cho Tây Môn Khánh thấy, Tây Môn Khánh gật đầu mỉm cười hài lòng lắm”, hay Bình Nhi “chân đi hài uyên ương, yểu điệu bước ra như một nàng tiên” [67], v.v… Đáng chú ý hơn cả là Tây Môn Khánh đặc biệt “yêu” đôi hài của Phan Kim Liên. Điều này không chỉ được thể hiện qua lời khen mà còn bằng hành động “cúi xuống, tháo chiếc hài nhỏ xíu của Kim Liên ra, đổ rượu vào đầy chiếc hài rồi kề miệng mà uống” [67].

Nếu đôi hài là cầu nối cho mối tình vụng trộm của Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh thì giày cao gót lại là cầu nối cho Trang Chi Điệp và Đường Uyển Nhi. Bản tính nhút nhát của Trang Chi Điệp không cho phép anh táo bạo thực hiện ý đồ như tên Tây Môn Khánh nhưng sự kích thích từ đôi giày cao gót, đôi bàn chân “nhỏ nhắn xinh xinh” quả thật rất đáng kể. Trong lần tiếp xúc với Đường Uyển Nhi, “Đường Uyển Nhi định tháo giày ra và bỏ hẳn tất ở chân,

Trang Chi Điệp bảo, anh thích đi giày cao gót như thế này” [2, tr.170]. Nếu nói một cách nào đó thì anh muốn thay đổi, muốn chiêm ngưỡng cái đẹp mới mà anh không thể có được ở vợ mình. Ngưu Nguyệt Thanh ít khi trang điểm lại không thường đi giày cao gót, trong khi những việc ấy ngoài xã hội đã trở thành tất yếu. Có lẽ vì thế mà Trang Chi Điệp cảm thấy thiếu thốn, nhàm chán.

Kể từ khi tằng tịu với Đường Uyển Nhi, anh thỏa sức tận hưởng vẻ đẹp bấy lâu nay anh khao khát. Đường Uyển Nhi là người biết cách chưng diện, lại đặc biệt để tâm đến đôi chân, chú ý thay đổi dáng đi sao cho hoàn hảo nhất.

Điều này càng làm cho Trang Chi Điệp mất hồn lạc vía. Đối với Liễu Nguyệt lúc đầu anh chỉ đưa mắt nhìn:

Liễu Nguyệt đi đôi giày da cao gót mới mua bằng tiền cho hôm qua, nhưng không đi tất, lại cũng thấy hay hay, hơn nữa lại còn mặc một chiếc váy mini màu đen, bó sát người, đưa tay lên cố hết sức treo rèm cửa lên cái đinh đóng trên bậu cửa, chân và lưng thẳng tắp, càng tỏ ra hấp dẫn. Trang Chi Điệp bảo Liễu Nguyệt ơi, em đi giày da chân trần xinh đáo để” [2, tr.294], sau đó thì không sao kiềm chế nổi: “Liễu Nguyệt liền cong chân lên, cúi xuống nhìn. Trang Chi Điệp đã giơ tay nắm luôn chân đó, để sát vào mặt, hếch mũi ngửi mùi da giày và mùi thơm của chân” [2, tr.295].

Từ những hành động trên cho thấy Trang Chi Điệp bị ức chế lâu ngày cho nên khi đã bùng phát thì thật sự dữ dội.

Giày cao gót là một phụ kiện mang đến cho phụ nữ những đường cong gợi cảm, hấp dẫn hơn. Dần dần Ngưu Nguyệt Thanh cũng nhận ra, chị bắt đầu diện giày cao gót khi làm hòa với chồng, khi đi gặp vợ chủ tịch thành phố,… Nhưng nhìn chung chị chỉ cho giày cao gót có mặt trong những sự kiện quan trọng còn ngày thường thì vẫn dị ứng với nó. So sánh giữa vợ và người tình, Trang Chi Điệp càng tách họ ra hai thế giới khác nhau, đối nghịch lẫn nhau. Vì thế dấn sâu vào sắc dục bao nhiêu thì anh thờ ơ với vợ bấy nhiêu. Dẫu biết rằng rất khập khiễng khi đổ mọi tội lỗi lên đôi giày cao gót vô tri kia nhưng khách quan mà nhìn nhận thì nó đã trở thành yếu tố tác động đáng kể đến đời sống tinh thần của không ít nhân vật trong thiên truyện. Nhất là người trí thức – những người rất nhạy cảm, có đời sống nội tâm phong phú thì giá trị thẩm mĩ càng được nâng cao, xem trọng. Như vậy, có thể mạnh dạn khẳng định với hình ảnh giày cao gót, Giả Bình Ao còn đưa đến người đọc một quan niệm tiến bộ đối với đời sống vợ chồng: để giữ hạnh phúc cho mái ấm của mình thì cả chồng lẫn vợ phải biết cách “thay đổi” để “luôn đẹp trong mắt nhau”, tạo sức hấp dẫn và lôi

cuốn như hồi tình yêu vừa chớm nở. Đặc biệt về phía người vợ, thảo hiền thôi chưa đủ mà còn cần phải tươi mới, quyến rũ hơn từng ngày. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong cuộc sống hiện đại, khi mà không ít chị em phụ nữ hi sinh việc chăm sóc, làm đẹp bản thân cho những núi công việc không tên và hoạt động tất bật trong xã hội. Không là thái quá khi cho rằng giày cao gót đã góp phần đánh thức những cảm xúc đang ngủ quên.

Mặt khác chúng ta thấy rằng Trang Chi Điệp và Tây Môn Khánh có nét tương đồng kỳ lạ. Trước hết là sở thích “yêu giày”, tiếp đến là thói trăng hoa, đam mê sắc dục. Phải chăng Trang Chi Điệp là bóng dáng của một Tây Môn Khánh trong xã hội hiện đại? Các mối quan hệ tình cảm chằng chịt đã gây không biết bao nhiêu sóng gió trong cuộc đời họ nhưng họ vẫn mê muội càng ngày càng lún sâu vào.

Bên cạnh đó, người đọc nhận thấy rằng giữa Phan Kim Liên và Đường Uyển Nhi cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Cùng là người phụ nữ đã có chồng nhưng luôn kiếm tìm, đuổi bắt hạnh phúc mới mà đang tâm vứt bỏ cuộc sống bình yên hiện tại và khi đã nhắm được đích đến thì quyết bắn mũi tên thật chính xác với bất kỳ cách nào. Ở hai người họ, chúng ta luôn thấy được sự khôn ngoan khi tận dụng rất khéo léo thế mạnh của bản thân. Ngoài dung mạo, nhan sắc thì đôi bàn chân là một vũ khí vô cùng lợi hại. Phan Kim Liên ý thức được sức mạnh của đôi bàn chân “hoa huệ” nên rất tự hào và diện cho “báu vật” những đôi hài thật tinh xảo, có một không hai. Vì mất đôi hài mà làm loạn cả nhà lên, đến lúc biết tên đầy tới mới mười một, mười hai tuổi lỡ dại giấu đi thì nói khích để Tây Môn Khánh đánh nó một trận thừa chết thiếu sống, lại còn trục xuất cả nhà Lai Chiêu (gia đình của tên đầy tớ nhỏ). Hay khi đôi hài lấm bẩn thì Kim Liên đá mạnh nó vào mặt người hầu khiến má và miệng rách ra chảy máu, nhưng như thế còn chưa đủ, tiếp đến là trận đòn bằng roi ngựa. Như vậy, quả thật Kim Liên đã quá xem trọng đôi hài của mình, nó không còn là một vật dụng thông thường nữa mà trở thành sĩ diện, danh dự và địa vị. Cũng vì quá tự tôn

vào đôi bàn chân của mình nên khi biết Huệ Liên có đôi chân còn nhỏ hơn mình và chính tai nghe Huệ Liên chê bai “báu vật” ấy thì đâm ra tức tối. Kể từ đó nuôi lòng căm thù với Huệ Liên và cuối cùng là bày mưu đẩy Huệ Liên vào chỗ chết. Nói về Đường Uyển Nhi thì chị không ghê gớm, hiểm độc như Phan Kim Liên nhưng chị biết dùng đôi bàn chân của mình để “bày binh bố trận” nhử Trang Chi Điệp vào tròng. Gặp Trang Chi Điệp lần thứ hai thì chị đã khéo léo phô bày vẻ đẹp tuyệt vời ấy một cách rất tự nhiên khiến nhà văn họ Trang mê mẩn tâm hồn:

Trang Chi Điệp đưa tay bóp vào chỗ dưới mắt cá chân, tay đã chạm vào nhưng dừng lại, chỉ vào chỗ trống. Đường Uyển Nhi liền tụt giày ra, duỗi thẳng chân, gần như sát mặt Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp ngạc nhiên, sức bàn chân của chị ta dẻo đến thế, bàn chân nhỏ nhắn xinh xinh, mu bàn chân cao gần bằng cẳng chân, còn lòng bàn chân thì lõm hẳn vào, có thể nhét vừa một quả mơ, mà đầu ngón chân thì nõn nà như những búp măng, ngón chân cái rất dài, tiếp theo lần lượt ngắn dần lại, ngón chân út thì cứ động đậy, khép khép mở mở. Trang Chi Điệp chưa hề thấy bàn chân nào xinh đẹp như thế, gần như muốn thốt lên [2, tr.109].

Cách “bật đèn xanh” như thế quả là rất tinh tế.

Không dừng lại ở đấy, hình ảnh đôi bàn chân nhỏ nhắn mất cân đối với cơ thể của Đường Uyển Nhi còn gợi nhớ đến tục bó chân của người phụ nữ Trung Quốc tồn tại hàng ngàn năm trong xã hội phong kiến. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến khi nhảy múa nàng quấn vải lụa quanh bàn chân trông rất đẹp mắt. Hán Thành Đế vì ấn tượng với dáng điệu nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là “Kim liên tam thốn” (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng khi Đường Quý Phi Dương Ngọc Hoàn bị bức tử bằng hình thức thắt cổ ở Mã Ngôi, thi thể bị quân lính chôn vội

ven đường nên đôi hài vô tình lưu lạc trong dân gian. Mọi người hết sức kinh ngạc với kích thước quá bé của nó và từ đó đặt ra tục bó chân để có được nét đẹp như tuyệt thế giai nhân. “Gót sen ba tấc” dần dần trở thành một trong những chuẩn mực của vẻ đẹp, đức hạnh nên người phụ nữ phải đau đớn chấp nhận. Ngày nay, tục bó chân đã bị bãi bỏ hoàn toàn nhưng vẫn còn thấp thoáng đâu đó hình ảnh của những cô gái phải gò đôi bàn chân của mình vào những đôi giày cao gót chật hẹp. Mặc dù rất đau chân, đi lại không mấy thuận tiện nhưng Đường Uyển Nhi vẫn cắn răng chịu đựng đi suốt quãng đường dài ngoài ngoại thành với mục đích duy nhất là làm đẹp trong mắt Trang Chi Điệp. Điều này khiến con bò không khỏi thắc mắc: “đôi chân để người đi lại, song tại sao cứ

đóng những đôi giày cao gót và mũi ngóe để làm gì? Cao gót và mũi ngóe đẹp ở chỗ nào không biết” và nó có lý khi nhận định rằng: “Chân của loài bò mới đẹp, chân của họ gấu mới đẹp, chân của giống hạc mới đẹp. Con người thường hâm mộ và ca tụng vẻ đẹp hùng tráng của chân gấu và vẻ đẹp khỏe khoắn của chân hạc, nhưng con người đâu có biết những vẻ đẹp đó đâu phải chỉ đẹp để mà đẹp, mà là do nhu cầu để sinh tồn!” [2, tr.449].

So sánh sự việc, con người của hai thời đại cách xa nhau người đọc không khỏi giật mình với nguy cơ “lịch sử lặp lại”. Sự tương đồng giữa cặp nhân vật Tây Môn Khánh – Phan Kim Liên và Trang Chi Điệp – Đường Uyển Nhi cùng một số nét phản chiếu về thời kỳ phong kiến đã qua đưa chúng ta đi đến kết luận: trong xã hội văn minh tiến bộ vẫn còn lắm những kẻ đồi bại đạo đức, sống trái với luân thường. Mỗi người phải luôn ý thức về ranh giới giữa sự “hòa nhập” và “hòa tan”, giữa giá trị truyền thống đích thực và những hủ tục lạc hậu, phản khoa học.

* Tiểu kết

Đối với nội dung của chương 1 là “thế giới vật dưới góc nhìn biểu tượng”, chúng tôi đã thực hiện thao tác chọn lọc và phân tích những vật có đủ tư cách trở

thành biểu tượng trong “Phế đô”. Mặc dù, chỉ đào sâu khai thác ba đối tượng là con bò, “phế đô”, đôi giày cao gót nhưng thiết nghĩ cũng đã phần nào nhấn mạnh được đặc điểm đồng thời là ý đồ nghệ thuật mà tác giả ký thác vào đó. Vật có mặt ở chương này, như đã trình bày khá rõ bên trên, là những vật có nội hàm trùng khít với khái niệm trong từ điển. Chúng khá rõ ràng, cụ thể, hữu hình và dễ dàng phát hiện. Bản thân biểu tượng mang tính chất mở vì thế người viết chủ động kết hợp với các lý thuyết khác như giễu nhại, tầm căn để soi rọi các vật một cách tường tận và sâu sắc hơn. Nếu con bò mang ý nghĩa là “chiếc loa phát ngôn” mà nhà sáng tạo khéo léo cài đặt thì hình tượng “phế đô” và đôi giày cao gót lại mang trong mình những giá trị văn hóa đan cài giữa xưa và nay. Suốt quá trình phân tích, bằng sự thâm nhập, cảm nhận từng biểu tượng chúng ta không khó để nhận ra mối quan hệ vô cùng mật thiết giữa thế giới vật và thế giới người. Cả hai song trùng tồn tại, tương hỗ nhau, phản ánh nhau và không thể biệt lập nhau. Thế giới vật do con người tạo ra và chính con người sống trong thế giới vật ấy, cùng lúc đó con người hữu tri làm cho thế giới vô tri kia trở nên sinh động, đa màu sắc hơn. Về phần mình, thế giới vật có sự chi phối nhất định

Một phần của tài liệu thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)