Biểu tượng theo kiểu tầm căn

Một phần của tài liệu thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao (Trang 38 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Biểu tượng theo kiểu tầm căn

Vào tháng 6 năm 1985, Hàn Thiếu Công đã góp tên mình vào Tạp chí Nhà văn với bài viết “Gốc rễ của văn học”. Ông cho rằng: “Văn học có gốc

rễ, gốc rễ của văn học cần phải bắt sâu vào thổ nhưỡng văn hóa truyền thống của dân tộc” [76]. Xuất phát từ quan niệm trên, văn đàn Trung Quốc dấy lên sự hình thành và phát triển trào lưu văn học tầm căn. Có thể hiểu “tầm căn” là tìm về nguồn cội và nguồn cội ở đây chính là văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Theo E. Henriotte, “văn hóa là cái gì còn lại sau khi người ta đã

quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta học tất cả”. Người đọc dễ dàng

nhận thấy các nhà văn “tầm căn” không ôm đồm mọi thứ thuộc văn hóa vào tác phẩm của mình mà có sự chắt lọc, chọn lựa hết sức công phu, khéo léo. Họ dung hòa tinh tế giữa việc ca tụng những mặt tích cực và phê phán những điều lạc hậu tồn tại trong nền văn hóa sâu dày của nước nhà.

Đoạn trình bày ngắn gọn trên đây, phần nào giúp chúng ta hình dung, nắm bắt được một số kiến thức sơ đẳng liên quan đến dòng văn học tầm căn tại Trung Quốc. Giả Bình Ao là một cây bút không ít lần được vinh danh bởi các tác phẩm thuộc khuynh hướng sáng tác này. Tuy nhiên, nếu ta tự ý đặt “Phế đô” vào cùng chung nguồn mạch ấy thì có phần khá khiên cưỡng và tùy tiện. Theo chúng tôi, xét ở góc độ một văn bản nghệ thuật thì trong “Phế đô” hiện hữu dáng dấp của các thiên tiểu thuyết kinh điển như: “Hồng lâu mộng”, “Kim Bình Mai”. Thế có nghĩa là “tầm căn” chỉ giới hạn ở mức độ của việc vay mượn. Vay mượn về chất liệu, tình tiết và đôi chỗ là bút pháp. Cũng cần giải thích thêm, sở dĩ lại kiến giải cách tiếp cận như thế vì trong đời sống văn hóa tinh thần của người Trung Quốc các tác phẩm vừa nêu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu.

Ngoài ra, “Phế đô” cũng có sự đan cài tinh diệu các yếu tố văn hóa giữa xưa và nay làm bộc lộ những mâu thuẫn mang tính thời đại. Lấy chuyện hôm

nay để nhắc nhớ chuyện hôm qua đồng thời khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ của quá khứ đối với hiện tại. Nếu xét ở góc độ biểu tượng thì hình ảnh “đôi giày cao gót” đảm nhận vai trò này theo hướng tầm căn.

Một phần của tài liệu thế giới vật trong “phế đô” của giả bình ao (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)