Làng chài Cửa Vạn
Về phong tục văn hoá, ngư dân làng chài Cửa Vạn trên vùng vịnh còn lưu giữ những câu hát giao duyên cổ xưa, đó là lối hát đúm, hò biển và hát đám cưới. Theo cụ Nguyễn Văn Cải, ngư dân cao tuổi củă làng chài Cửa Vạn hát đám cưới không kém gì người Bắc Ninh hát quan họ và đám cưới của họ cũng đặc biệt chỉ tổ trức vào ngày rằm. Làng chài Cửa Vạn là nơi sinh sống của 176 hộ với trên 750 nhân khẩu, khi đến với nơi đây du khách sẽ bị cuốn hút trước vẻ đẹp hoang sơ, bình yên nơi đây, được ngắm nhìn hàng trăm hiện vật khảo cổ, hình ảnh, phim tư liệu, các ấn phẩm văn hoá dân gian và nhiều hình thức du lịch mới lạ như : thăm hang Tiên ông, hồ Ba Hầm, leo núi, câu mực... Làng chài Cửa Vạn đã trở thành điểm du lịch không thể thiếu trong chuyến hành trình của du khách khi đến tham quan vịnh Hạ Long.
Núi Bài Thơ
Vịnh Hạ Long gắn liền với những trang lịch sử của Việt Nam trong suốt thời kì dựng nước và giữ nước. Bên cạnh Vân Đồn, vịnh Hạ Long còn có núi Bài thơ, nơi lưu lại bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hoàng đế khắc trên đá 1468 nhân chuyến tuần du biển đông, và bút tích của chúa Trịnh Cương năm 1729. Cách vịnh không xa là sông Bặch Đằng nơi ghi dấu chiến công của quân ta đánh thắng quân nguyên mông. Hàng trăm động, nhũ đá được đặt tên theo các huyền thoại, truyền thuyết, theo trí tưởng tượng của con người.
Chùa Long Tiên
Nằm ở phía đông núi Bài Thơ, giáp với phố Bến Tàu cũ nay đổi tên là phố Long Tiên. Được xây cất vào năm 1939 – 1942. Khi đến thăm quan vịnh Hạ Long du khách có thể kết hợp thăm quan chùa Long Tiên, được coi là một phần tín ngưỡng hết sức quan trọng trong đời sống của người Hạ Long.
Nguyễn Hoài Thương-VH1101 25