- Sổ này có trang, đánh số từ trang 1 đến trang
0415 31/12 Xuất vật liệu phục vụ quản lý doanh nghiệp
3.3.1. Những ưu điểm về công tác kếtoán nguyên vật liệu của công ty.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, công ty CPKDCBLSXK Yên Bái đã có những tiến bộ vượt bậc, từ chỗ chỉ là một xí nghiệp mộc xẻ, số máy móc thiết bị còn thô sơ nghèo nàn, sản xuất các sản phẩm gỗ thô đến khi là công ty cổ phần chuyên chế biến sản phẩm gỗ vốn góp của nhà nước trên 50%. Đến nay, Công ty đã khẳng định được vị trí, góp phần sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng tốt, bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cũng được củng cố, hoàn thiện.Với đặc điểm của một Công ty sản xuất các sản phẩm chế biến gỗ nên chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy công ty rất quan tâm đến công tác kế toán NVL, xác định đây là điểm then chốt để hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ.
Qua thời gian thực tập tại phòng Kế toán – Tài vụ của công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng, em nhận thấy công ty đã đạt được kết quả sau:
*Về tổ chức công tác kế toán.
Tổ chức kế toán và bộ máy kế toán được Ban giám đốc công ty quan tâm thường xuyên chỉ đạo sâu sát, cán bộ kế toán của công ty có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tương đối đầy đủ và phù hợp với loại hình SXKD của công ty. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở để hạch toán kế toán phù hợp với chế độ quy định. Công tác kế toán NVL đã cung cấp những số liệu chính xác về tình hình nhập, xuất vật liệu, đối tượng sử dụng... phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
sinh liên quan đến mọi chi phí về vật liệu và phản ánh hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp thể hiện được yêu cầu quản lý NVL tương đối tốt.
* Về việc lập định mức chi phí nguyên vật liệu.
Việc lập định mức trong công ty CPKDCBLSXK Yên Bái rất được quan tâm. Hệ thống định mức sử dụng vật tư được sử dụng và được điều chỉnh theo sự biến động của vật liệu xuất dùng thực tế cũng như các biến động bất thường của quá trình sản xuất như thị trường, biến động ngành hàng, giá cả… nên đảm bảo được tính phù hợp, xác thực và khoa học làm tăng hiệu quả của việc quản lý NVL.
* Thủ tục nhập.
Quá trình thu mua vật liệu được tiến hành căn cứ vào định mức kế hoạch nên vật liệu nhập kho đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng, kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng, không bị gián đoạn.
Các thủ tục nhập xuất kho đầy đủ với sự xét duyệt kỹ càng của Ban Giám đốc và các phòng ban khác theo đúng quy định của công ty cũng như Bộ Tài chính. Do đó các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu luôn đảm bảo tính kịp thời, hợp pháp.
Nguyên vật liệu nhập kho được kiểm tra cả về số lượng, chất lượng. * Về việc thu mua, bảo quản sử dụng nguyên vật liệu.
Có thể đánh giá công tác thu mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu ở công ty được thực hiện tương đối tốt.
Khâu thu mua: Công ty có đội ngũ cán bộ tiếp liệu có kinh nghiệm đảm bảo cung cấp đủ NVL phục vụ cho sản xuất thông qua đầy đủ các hoá đơn chứng từ. Kế hoạch thu mua NVL được xác định trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký kết, các đơn đặt hàng của khách hàng để từ đó xác định khối lượng NVL cần cung ứng đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường.
Khâu bảo quản: Công ty xây dựng hệ thống kho hợp lý, khoa học, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo quản, bảo vệ thích hợp cho từng loại NVL.
đã lập định mức vật tư cho từng sản phẩm. Khi có nhu cầu vật tư tùy định mức tiêu hao và số NVL tồn kho, các phân xưởng xuất dùng NVL. Định kỳ kế toán các phân xưởng tập hợp phiếu xuất kho (quản lý số lượng xuất kho) lên phòng kế toán để lập phiếu xuất kho tổng hợp cả chỉ tiêu số lượng và giá trị và đối chiếu số liệu.