Tổ chức bộ máy kếtoán và công tác kếtoán ở công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái (Trang 44 - 47)

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

a. Nhiệm vụ, chức năng của bộ máy kế toán.

Bộ máy kế toán của công ty CPKDCBLSXK Yên Bái được tổ chức theo hình thức tập trung. Nhiệm vụ chức năng của bộ máy kế toán là tham mưu, giúp việc Giám đốc trong điều hành, tổ chức công tác kế toán, thực hiện việc quan sát, thu nhận, ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo những nội dung kinh tế. Cơ cấu bộ máy kế toán gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán.

b. Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ 17: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái

c. Nhiệm vụ của các kế toán trong công ty.

Phòng kế toán của công ty có 5 người. Mỗi thành viên thực hiện những công việc khác nhau phục vụ cho những mục đích sử dụng thông tin khác nhau. Cụ thể như sau:

- Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng ): Là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Giám đốc về toàn bộ tình hình tài chính của công ty, điều hành công việc chung của phòng kế toán, có nhiệm vụ theo dõi các phần hành còn lại như chi phí và giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, xem xét các báo biểu chứng từ quản lý chung và chi phí được hạch toán để lên báo cáo tài chính trình Giám đốc ký duyệt.

- Kế toán quỹ tiền mặt: Theo dõi tình hình nhập xuất quỹ tiền mặt của công ty cấp phát tiền mặt, thanh toán lương.

Kế toán Trưởng Kế toán Quỹ tiền mặt Kế toán thanh toán vật tư, ngân hàng Kế toán kho nguyên liệu chế biến, sản phẩm và bán hàng Kế toán thống kê, tiền lương Kế toán các phân xưởng trực thuộc

- Kế toán thanh toán vật tư và ngân hàng: làm nhiệm vụ theo dõi, thực hiện các khoản thanh toán với khách hàng, với nội bộ công ty. Giao dịch với ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kế toán với ngân hàng Tập hợp tính toán số liệu vật liệu phụ, phụ tùng thay thế với các phân xưởng theo định mức của công ty theo dõi tình hình nhập xuất vật tư.

- Kế toán kho nguyên liệu chế biến, sản phẩm và bán hàng: có nhiệm vụ nhập xuất nguyên liệu, theo dõi từng loại nguyên liệu đưa vào chế biến. Quyết toán với các phân xưởng theo định mức của công ty, nhập sản phẩm để thanh toán lương và bán hàng.

- Kế toán tiền lương và thống kê: Hàng tháng kế toán lương có nhiệm vụ căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm của kế toán kho sản phẩm để tính toán tiền lương sản phẩm cho các phân xưởng theo đơn giá tiền lương của công ty, đồng thời thanh toán tiền lương thời gian và tiền lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành. Làm báo cáo thống kê tình hình sản xuất để nộp lên cơ quan chủ quản.

Ngoài phòng tài vụ là trung tâm hạch toán kế toán các phân xưởng có các kế toán theo dõi mọi hoạt động kinh tế phát sinh ở từng đơn vị cụ thể:

- Kế toán các phân xưởng: Có chức năng thu thập ghi chép số liệu khối lượng sản phẩm từng loại. Căn cứ vào định mức để hoàn chứng từ chi phí vật liệu lên công ty để tiến hành công tác hạch toán tại phòng tài vụ của công ty, nhận lương về chi trả cho công nhân (Hạch toán theo hình thức báo sổ).

2.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. * Chính sách kế toán chung của công ty:

Công ty tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính trị giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền, nguyên tắc ghi nhận Hàng Tồn kho theo giá thực tế, nguyên tắc ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá, kế toán

khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, kế toán chi tiết NVL và thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song. Đơn vị tiền tệ sử dụng tại công ty là đồng Việt Nam, kỳ kế toán tính theo tháng. Kì kế toán theo tháng. Niên độ kế toán tại công ty được tính theo năm, cuối mỗi niên độ kế toán, giám đốc và kế toán trưởng tổ chức kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra việc ghi chép sổ kế toán, tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong doanh nghiệp đồng thời đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán.

* Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.

Hệ thống chứng từ kế toán: Là một doanh nghiệp sản xuất tương đối lớn với lưu lượng hàng lưu chuyển và các giao dịch kinh tế phát sinh trong ngày là tương đối lớn, công ty áp dụng hầu hết các chứng từ kế toán được đưa ra trong quyết định số 15 chỉ trừ một số chứng từ như: bảng kê vàng bạc, kim khí, đá quý, bảng kiểm kê quỹ (dùng cho vàng bạc, kim khí, đá quý), hóa đơn bán hàng thông thường…

Cách thức tổ chức quản lí chứng từ:

- Lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều được lập chứng từ gốc làm cơ sở để kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết, bảng kê, bảng phân bổ. Các chứng từ này được lập theo mẫu do chế độ kế toán quy định và chủ yếu được lập tại phòng kế toán. Theo quy định của công ty, mỗi chứng từ chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w