- Dự phòng giảm giá được lập vào cuối niên độ kế toán, cho các loại NVL chính, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá gốc trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được (là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ SXKD bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng).
Trường hợp NVL có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ NVL này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho đó.
Công thức xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức dự phòng
giảm giá vật tư hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo
cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho Để phán ánh tình hình trích lập dự phòng kế toán sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” mở cho từng loại hàng tồn kho.
* Phương pháp kế toán vào tài khoản này như sau:
Tại thời điểm lập dự phòng, nếu NVL có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc, đồng thời giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ NVL này bị giảm giá thì phải trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho.
+ Nếu số dự phòng phải lập ở cuối niên độ kế toán này cao hơn số dự phòng đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế toán lập dự phòng bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 632 (Chi tiết cho từng loại vật tư)
Có TK 159
+ Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch đó, ghi: Nợ TK 159