Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối của

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 79)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối của

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thực hành dân chủ ở cấp xã

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của thực hành dân chủ nói chung và phát huy dân chủ ở cấp xã nói riêng, xuất phát tình hình thực tiễn xã hội ở xã, phường, thị trấn trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã sớm có chủ trương về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ

sở. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ

xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; bởi đó là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, là nơi thực hành các quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất; gắn liền với các lợi ích thiết thực của các tầng lớp nhân dân. Trong kết luận gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng khẳng định

cần “tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ

Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở” [1, tr.

3]. Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân” [17, tr. 238-239]. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta hướng tới xây dựng và hoàn thiện là nền dân chủ rộng rãi, mang tính toàn diện, được thực hiện thông qua hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, trước hết là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, thu hút nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tế. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là phương hướng, cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vì Nhà nước đó sẽ bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vì lẽ đó, quán triệt sâu sắc, thực hiện

nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành dân chủ ở cấp xã là phương hướng có ý nghĩa tiên quyết trong việc phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, việc phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, chính quyền các cấp. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã có hiệu lực và tác động trên phạm vi toàn quốc; nhưng khi triển khai trong thực tiễn đời sống xã hội ở xã, phường, thị trấn thì hiệu quả của nó lại phụ thuộc rất nhiều vào những đặc điểm, tình

phương, từng xã, phường, thị trấn cụ thể. Những đặc điểm, tình hình cụ thể

đó chỉ có các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mới nắm bắt được một cách trực tiếp, cụ thể nhất thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên của mình. Với ý nghĩa đó, quá trình thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay phải luôn được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Đây là một phương hướng quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp bảo đảm tiếp tục phát huy dân chủ ở cấp xã. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo quá trình thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã là nhiệm vụ chính trị có tầm quan trọng hàng đầu.

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)