Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.2.1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền không phải là đặc trưng riêng có của xã hội tư sản, mà là một nhu cầu tất yếu, khách quan và phổ biến của bất kỳ một xã hội nào khi đã phát triển đến trình độ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau làm phương thức tồn tại. Mỗi nhà nước lại có cách thức xây dựng mô hình nhà nước pháp

quyền khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện đặc thù về lịch sử, văn hóa, truyền thống, kinh tế hay chính trị của nó. Do đó, nhà nước pháp quyền không phải là sản phẩm của riêng xã hội tư bản chủ nghĩa, mà nhà nước pháp quyền hoàn toàn có thể được xây dựng trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về nguyên lý, có nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hai mô hình nhà nước này khác nhau ở mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và điều đó được quy định bởi cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và truyền thống dân chủ của mỗi chế độ nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng cơ bản riêng.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên nói đến nhà nước pháp quyền và là người luôn đề cao vai trò của chế độ pháp quyền. Sau khi giành được chính quyền, xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người cũng luôn yêu cầu Nhà nước ta phải là Nhà nước có bộ máy hành chính mạnh, có hiệu lực, điều hành bằng pháp luật; mọi quyền dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa trong Hiến pháp, trong các bộ luật, đạo luật và đòi hỏi mọi công dân phải tuân theo. Hồ Chí Minh đòi hỏi tính nghiêm túc không trừ một ai trong thi hành pháp luật.

Theo Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và gắn liền với việc nhà nước phải chủ động, tích cực làm tất cả những gì có thể để đem lại một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội” [44, tr. 592]. Nhân dân sử dụng Nhà nước như một công cụ để thực hiện lợi ích của mình. Đối với nhân dân, công cụ của nhà nước dân chủ mới (Chính phủ, công an, quân đội, pháp luật...) đều là để giữ gìn, phục vụ cho quyền và lợi ích của nhân dân.

Có thể có những quan niệm, định nghĩa khác nhau về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ở đây, tác giả sử dụng khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được nêu trong bài viết của đồng chí Trần Đức Lương

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)