Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 36)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.2.2.Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

pháp quyền, nói một cách khái quát, là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý theo pháp luật và đề cao quyền của con người, quyền của công dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện lạm dụng quyền từ phía nhà nước và các cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan vô kỉ luật, kỉ cương, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nhà nước. Đó là nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả các tổ chức đảng đều phải hoạt động theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật” [37, tr. 5].

1.1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghĩa Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được xây dựng, tổ chức và vận hành theo thể chế Nhà nước pháp quyền đã được Đảng và Nhà nước ta đề cập đến từ lâu. Bắt đầu từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994), Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đã khẳng định sự cần thiết

phải xây dựng nhà nước pháp quyền như là một điều kiện không thể thiếu để

phát triển nền dân chủ thực sự vì nhân dân. Tiếp theo, trong văn kiện Đại hội

VIII và Đại hội IX Đảng ta đã khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” [15, tr. 48]. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và năm 2001, trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận Nhà nước pháp quyền ở nước ta: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X có ghi rõ: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [16, tr. 45].

Từ thực tiễn nhận thức lý luận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung và từ thực tiễn lãnh đạo quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể khái quát năm đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Với đặc trưng này, Đảng ta khẳng định tầm quan

trọng của việc xây dựng xã hội công dân trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chỉ xuất phát từ góc độ xã hội công dân mới hiểu thấu đáo mệnh đề “nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân”. Nếu “phiên dịch” mệnh đề trên theo “ngôn ngữ” của xã hội công dân thì nó có nghĩa là: quyền lực nhà nước là do nhân dân đóng góp chủ quyền tuyệt đối của mình mà thành (của nhân dân); nhân dân áp đặt ý chí chung của mình lên nhà nước và nhà nước, bất luận thế nào, phải thuận theo ý chí của nhân dân (do nhân dân - đồng nghĩa với một nền dân chủ); và nhà nước, cùng với hệ thống pháp luật của nó, không có mục tiêu nào khác hơn là bảo vệ và tạo mọi điều kiện có thể cho sự phát triển tối đa mọi giá trị nhân văn của các cá nhân, cộng đồng (vì nhân dân).

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội. Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và thể hiện trực tiếp lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghia Việt Nam đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng, ban hành và ngày càng hoàn thiện một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo cơ sở cho sự duy trì một trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội. Pháp luật thể chế hóa yêu cầu quản lý xã hội, là hình thức tồn tại của các cơ cấu, tổ chức xã hội và các thiết chế nhà nước. Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là đỉnh cao của lối sống theo pháp luật. Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật; song, chính Nhà nước với hệ thống các cơ quan, tổ chức, thiết chế, bộ máy của nó cũng phải tự đặt mình trong sự ràng buộc về thẩm quyền và trách nhiệm trước pháp luật, trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Phục tùng pháp luật là phục tùng ý chí và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay là phải quyết tâm đổi mới, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như thực thi pháp luật một cách công bằng, nghiêm minh.

Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo đảm

quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ

luật. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn

bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” [17, tr. 85-86]. Điều đó có nghĩa, Đảng ta đã nhấn mạnh rằng, chức năng của Nhà nước là phục vụ nhân dân; khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Nhà nước với nhân dân, thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Hơn nữa, Nhà nước còn phải có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Đặc

trưng này của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định

bản chất dân chủ thực sự của Nhà nước ta. Chính vì vậy, Nhà nước cần

“Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết” [17, tr. 239].

Thứ tư, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch,

phối hợp chặt chẽ và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trước hết, quyền lực nhà nước là thống nhất

ở mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Về mặt tổ chức, quyền lực nhà nước tập trung vào những cơ quan đại diện cho nhân dân, do tuyệt đại đa số cử tri bầu ra, do đó, là quyền lực của nhân dân giao phó cho các đại diện của mình. Ở nước ta, các đại diện đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước thống nhất trên

cơ sở phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và có sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Đó là sự phân công và phối hợp trên cơ sở tổ chức lao động khoa học để tránh sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực hiện ba quyền nói trên, bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng, đồng bộ của bộ máy nhà nước trong quá trình thực thi quyền lực mà nhân dân trao cho. Sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là nhằm ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền, lộng quyền, phòng chống sự tha hóa quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước

thống nhất ở nhân dân chứ không phải thống nhất ở các cơ quan nhà nước.

Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Sự lãnh đạo của Đảng là nhằm đảm bảo cho quan điểm, chủ

trương, đường lối của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được triển khai thực sự trên thực tế và đi vào thực tiễn cuộc sống. Đảng ta chủ trương: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ” [16, tr. 135]. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò to lớn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đảng và Nhà nước đã và đang xây dựng, hoàn thiện các quy chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội.

Một phần của tài liệu Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 36)