Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ KIM NGƯU (Trang 44 - 47)

Vốn kinh doanh là nền tảng ban đầu mà các ông chủ công ty xây dựng để thực hiện kinh doanh. Vốn kinh doanh tồn tại dưới hai dạng: vốn cố định (tài sản dài hạn) và vốn lưu động (tài sản ngắn hạn). Quản lý tốt hai loại vốn này là một trong những yếu tốt làm nên hiệu quả kinh doanh của công ty.

Vốn lưu động

Với đặc thù là một công ty thương mại, vốn lưu động là của cải chủ yếu của công ty, tồn tại dưới dạng tài sản ngắn hạn. Thời điểm 31/12/2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 89.21% tổng tài sản của công ty. Đây là động lực chính giúp công ty hiện thực lợi nhuận. Xem xét tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu trong bảng 2.10

Qua bảng 2.10 (các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động), hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhìn chung khá tốt. Các chỉ tiêu kết quả như lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng còn kém so với các chỉ tiêu đầu vào như giá vốn hàng bán (39.55%), các khoản phải thu bình quân (76.70%).

Hàng tồn kho bình quân năm 2012 là 8,498,482 nghìn đồng, tăng 2,944,817 nghìn đồng so với năm ngoái. Hàng tồn kho tăng chứng tỏ tốc độ giải phóng hàng tồn kho của công ty còn chậm.

Doanh thu thuần bán hàng có thuế tăng 37.72%, tương đương 47,214,555 nghìn đồng so với năm ngoái. Mức tăng này khá cao. Công ty cần giữ vững và phát huy.

Các khoản phải thu bình quân tăng 12,232,340 nghìn đồng, tương đương tỷ lệ 76.7. Tốc độ tăng này cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu. Doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa và để đối tác chiếm dụng vốn nhiều. Điều này gây khó khăn trong việc thu hồi vốn, công ty cần xem xét.

Vốn lưu động bình quân năm 2012 tăng 71.03%, tương đương 17,971,615 nghìn đồng, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty.

Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2011 là 20.67 vòng, sang năm 2012, con số giảm xuống 18.87 vòng. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho do đó tăng 2 ngày.

Kỳ thu tiền bình quân tăng 13 ngày, từ 46 ngày (năm 2011) lên 59 ngày (năm 2012). Công ty đã để cho đối tác chiếm dụng vốn lâu hơn. Điều này làm tăng chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro trong thanh toán.

Vòng quay vốn lưu động năm 2012 là 3.98 vòng, giảm 0.97 vòng so với năm 2011. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm lại, số ngày 1 vòng quay vốn lưu động tăng 17 ngày, từ 73 ngày năm 2011 lên 90 ngày năm 2012.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động giảm từ 2.42% năm 2011 xuống 1.92% năm 2012. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhìn chung giảm so với năm 2011. Trong năm 2012, mặc dù cả vốn lưu động và lợi nhuận đều tăng. Việc tăng vốn lưu động là cần thiết với nhu cầu mở rộng kinh doanh và phù hợp với đặc kiểm là một công ty thương mại. Tuy nhiên, công ty cần xem xét thêm các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như hàng tồn kho, các khoản phải thu.

*Cơ cấu vốn lưu động

Đi sâu xem xét cơ cấu vốn lưu động trong bảng 2.11 ta thấy:

Các khoản phải thu trong cả 2 năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất với mức 64.35% năm 2011, 65.36% năm 2012. Khoản phải thu năm 2012 là 34,297,277 nghìn đồng, tăng 12,232,339 nghìn đồng. Trong các khoản phải thu chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng với mức 99.52% năm 2011, 99.39% năm 2012.

Hàng tồn kho năm 2012 là 9,970,890 nghìn đồng, tăng 2,944,817 nghìn đồng. Tỷ trọng giảm 1.41%, từ 20.49% năm 2011 xuống 19.08% năm 2012.

Vốn bằng tiền tuy tăng nhưng tỷ trọng hầu như biến đổi không đáng kể. Công ty luôn giữ một lượng tiền mặt với tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo thanh toán.

Có thể kết luận, doanh thu công ty năm 2012 tăng, khoản phải thu ngắn hạn tăng lên, trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng cho thấy công ty đã cho khách hàng nợ nhiều.

Vốn cố định

Thông thường, bất kỳ một công ty nào cũng có vốn cố định như nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải, truyền dẫn… Các tài sản này tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra lợi nhuận. Công ty sản xuất sử dụng các dây chuyền sản xuất để tạo ra sản phẩm; công ty xây dựng cần các phương tiện vận tải để chuyên chở vật liệu. Những tài sản này thường có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty. Chúng gia nhập giá thành sản xuất dưới dạng chi phí khấu hao.

Tài sản cố định của công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 10.79% trong tổng tài sản của công ty (31/12/2012). Các tài sản có giá trị của công ty là ô tô vận tải và đồ nội thất cao cấp như bàn ghế tiếp khách. Các tài sản khác phục vụ cho công việc văn phòng như máy tính, máy in… có giá trị từ 10 đến 20 triệu đồng được trích dần vào chi phí quản lý kinh

doanh. Điều này giúp công ty không phải bỏ một khoản tiền lớn để đầu tư tài sản cố định. Công ty có khả năng đầu tư nhiều hơn vào vốn lưu động. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của vốn cố định đến lợi nhuận của công ty là nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với tác động của vốn lưu động.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ KIM NGƯU (Trang 44 - 47)