Tình hình quản lý chi phí và giá vốn của công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ KIM NGƯU (Trang 36 - 44)

2.2.2.1. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là buôn bán hóa chất và các thiết bị. Các loại hàng được tiêu thụ nhiều nhất là hóa chất công nghiệp (hóa chất cơ bản, dung môi công nghiệp, hóa chất xử lý nước, dung môi công nghiệp), hóa chất thí nghiệm. thiết bị khoa học kỹ thuật và dụng cụ thí nghiệm. Giá vốn từng nhóm này được thể hiện qua bảng 2.5 (tình hình giá vốn của công ty trong 2 năm 2011 – 2012).

Qua bảng 2.5 có thể thấy: Giá vốn hàng bán năm 2012 là 160,193,176 nghìn đồng, tăng 45,403,032 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ

39.55%, do ảnh hưởng bởi 4 nhóm hàng là hóa chất công nghiệp, hóa chất thí nghiệm. thiết bị khoa học kỹ thuật và dụng cụ thí nghiệm. Tất cả các mặt hàng của công ty đều có chiều hướng tăng giá vốn và có tỷ lệ tăng khá cao.

Giá vốn nhóm hàng hóa chất công nghiệp năm 2012 là 91,356,281 nghìn đồng, tăng 25,119,646 nghìn đồng tương ứng 37.92% so với năm 2011. Trong nhóm hàng hóa chất công nghiệp thì tất cả các mặt hàng hóa chất cơ bản, dung môi công nghiệp, hóa chất xử lý nước, dung môi công nghiệp đều có giá vốn tăng với tỷ lệ tăng khá cao.

Giá vốn nhóm hàng hóa chất thí nghiệm năm 2012 là 36,364,971 nghìn đồng, tăng 10,843,760 so với năm 2011. Các nhóm hàng thiết bị và dụng cụ cũng có mức tăng lần lượt là 5,472,261 và 3,967,365 nghìn đồng.

Về tỷ trọng, giá vốn hóa chất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 2 năm. Tỷ trọng giá vốn nhóm này năm 2011, 2012 lần lượt là 57.70% và 57.03%. Giá vốn nhóm này năm 2012 có tỷ trọng giảm nhưng mức giảm không nhiều.

Nhóm hóa chất thí nghiệm chiếm tỷ trọng 22.4% năm 2012, tăng 0.47% so với năm 2011.

Nhóm dụng cụ thí nghiệm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 6.87% năm 2011 và 7.4% năm 2012.

Như vậy, giá vốn nhóm hóa chất công nghiệp là nhóm có tỷ lệ tăng và tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm. Đây cũng là mặt hàng chủ chốt của công ty.

Trên đây là giá vốn theo từng nhóm hàng của công ty. Giá vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn các nguyên nhân làm tăng giá vốn.

*Một số nguyên nhân tăng giá vốn:

Thứ nhất, giá mua đầu vào tăng. Giá mua đầu vào của công ty chính là giá bán của các công ty xuất khẩu ở Trung Quốc, Đức… Sự thay đổi giá bán của các công ty cung cấp ảnh hưởng mạnh đến giá vốn của công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu.

Thứ hai, vấn đề tỷ giá. Tỷ giá USD/VND gián tiếp ảnh hưởng đến giá vốn của công ty vì công ty không trực tiếp giao dịch với nhà cung cấp nước ngoài. Thay vào đó, công ty ủy thác cho đơn vị khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Công ty nhận ủy thác này trả USD cho nhà cung cấp. Công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu phải trả toàn bộ giá trị hàng hóa tính quy đổi ra VND và hoa hồng ủy thác cho công ty nhận ủy thác. Do vậy, tỷ giá USD/VND tăng làm tăng giá vốn.

Thứ ba, về phương thức nhập hàng. Sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu khiến công ty phải trả thêm nhiều chi phí ngoài hoa hồng ủy thác. Đơn cử, để vận chuyển một lô hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, công ty phải chi thêm phí vận chuyển, bảo hiểm. Các khoản này được phân bổ vào giá vốn.

Thứ tư, phương thức vận chuyển, lưu kho. Do hàng hóa của công ty kinh doanh chủ yếu là hóa chất và thiết bị hóa học nên cần có quá trình vận chuyển cũng như bảo quản một cách an toàn, nghiêm ngặt hơn so với các loại hàng hóa thông thường. Chi phí bảo quản, vận chuyển hàng được tính vào giá vốn dẫn đến tăng giá vốn của công ty.

2.2.2.2. Tình hình chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm 2 khoản mục chi phí, đó là: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta sẽ đi xem xét từng loại chi phí.

Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Tình hình quản lý chi phí bán hàng được thể hiện trong bảng 2.6:

Chi phí vật liệu, bao bì, vận chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán hàng của Công ty. Năm 2011 là 2,179,213 nghìn đồng chiếm 56.57%, năm 2012 là 2,698,492 nghìn đồng chiếm 55.60%. Tức là tăng thêm 519,379 nghìn đồng, tuy nhiên về số tương đối lại giảm đi 0.98%. Chi phí này tăng thêm là điều tất yếu khi trong năm Công ty đã tăng sản lượng khai thác, dẫn tới tăng chi phí đóng gói, bao bì. Tỷ trọng chi phí này giảm xuống chứng tỏ Công ty đang quản lý loại chi phí này hiệu quả hơn so với năm 2011.

Chiếm tỷ trọng cao thứ hai là chi phí nhân viên bán hàng. Trong năm 2012 chi phí nhân viên bán hàng là 1,606,224 nghìn đồng tăng 577,517 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 6.39%. Đây cũng là điều dễ hiểu khi trong năm Công ty đã tăng quy mô sản xuất, tăng sản lượng và công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên cần phải xem xét chi phí này nếu chi phí bán hàng vẫn tiếp tục tăng vào năm sau.

Chi phí dụng cụ đồ dùng cho bán hàng năm 2012 không phát sinh là do Công ty đã mua đủ trong năm 2011

Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng năm 2011 là 493,724 nghìn đồng, năm 2012 là 549,070 nghìn đồng, tăng 55,346 nghìn đồng. Tuy nhiên xét về số tương đối thì tỷ trọng của khoản mục này lại giảm đi 1.51% trong tổng chi phí bán hàng.

Như vậy, chi phí bán hàng tăng 1,001,767 nghìn đồng tương ứng tăng 26.01%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu thuần làm cho tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần giảm xuống. Cụ thể trong năm 2012, tỷ lệ chi

phí bán hàng trên DTT là 2.82% có nghĩa là để có 100 đồng doanh thu thuần thì cần bỏ vào 2,82 đồng chi phí bán hàng, giảm 0,26 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã chú trọng nhiều hơn đến công tác marketing, đặc biệt là khâu bán hàng, thêm vào đó chi phí vận chuyển cũng tăng mạnh trong năm 2012 do giá xăng dầu tăng đột biến.

* Chi phí quản lý doanh nghiệp

Là các chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh,quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp

Tình hình chi phí quản lý kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng 2.7: Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2012 là 6,245,175 nghìn đồng, tăng 835,381 nghìn đồng so với năm 2011 (tương ứng 15.44%). Tỷ lệ chi phí trên doanh thu năm 2012 là 3.62%, tức muốn thu được 100 đồng doanh thu, công ty phải bỏ ra 3.62 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011, muốn thu về 100 đồng doanh thu, công ty phải bỏ ra 4.32 đồng chi phí. Như vậy, chi phí doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng tiết kiệm hơn. Ta sẽ cùng xem xét chi tiết nguyên nhân làm tăng chi phí doanh nghiệp của Công ty trong năm.

Các khoản mục tăng trong năm 2012 là chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, thuế, phí và lệ phí, và chi phí dịch vụ mua ngoài. Cụ thể:

Chi phí nhân viên quản lý trong năm 2012 là 1,818,500 nghìn đồng, tăng 320,474 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 1.43%, và đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý (29.12%). Nguyên nhân là trong năm 2012 Công ty đã tăng lương cho cán bộ công nhân viên cùng với việc mở rộng sản lượng sản xuất đã làm cho tiền lương nhân viên tăng lên đáng kể, tăng 320,474 nghìn đồng.

Chi phí vật liệu quản lý trong năm 2012 là 206,094 nghìn đồng, tăng 206,094 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 2.25%.

Thuế, phí và lệ phí tăng 16,094 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 2.00%. Đây là những khoản chi tất yếu của doanh nghiệp.

Chi phí vật liệu mua ngoài tăng nghìn đồng với tỷ lệ tăng. Đây là khoản mà trong năm 2011 gần như không có phát sinh. Do trong năm giá cả dịch vu mua ngoài đều tăng cao như điện, xăng, dầu,…

Các khoản mục trong năm giảm là chi phí vật liệu, đồ dung văn phòng; chi phí bằng tiền khác; chi phí KHTSCĐ. Trong đó:

Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2012 là 381,365 nghìn đồng, giảm 246,592 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ 5.50%. Do trong năm công ty đã thanh lý đi một số bộ bàn ghế và một số máy vi tính đã cần phải thay thế.

Chi phí bằng tiền khác năm 2012 là 814,997 nghìn đồng giảm 98,178 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ 0.20%

2.2.3. Tình hình thực hiện lợi nhuận

Để thấy rõ được tình hình kinh doanh của công ty chúng ta xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận trong hai năm qua bảng 2.8:

Qua bảng số liệu cho thấy trong năm 2012, công ty đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận. Các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu và lợi nhuận đều tăng.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 172,373,923 nghìn đồng, tăng 47,214,555 nghìn đồng (tương ứng 37.72%). Trong năm vừa qua công ty đã tiến hành mở rộng thị trường đến các tỉnh thành,

khai thác mạnh các thị trường quen thuộc nên đã góp phần đáng kể làm tăng doanh thu của công ty năm 2012 nhằm tăng doanh thu thuần của công ty, bên cạnh đó không thể không kể đến nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã phấn đấu cố gắng hết sức mình vì hoạt động và lợi ích chung của công ty. Kết quả là doanh thu thuần trong năm của công ty tăng mạnh.

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 là 160,193,176 nghìn đồng so với năm 2011 tăng 45,403,032 tương ứng với tỷ lệ 39.55%.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, đồng thời giá vốn hàng bán tăng nhưng tốc độ tăng giá vốn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần làm cho chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng mức tăng không nhiều. Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng 1,811,523 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ 17.47%.

Doanh thu về hoạt động tài chính tăng khá nhiều, cụ thể năm 2012 so với 2011 tăng 41,693 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 34.7%. Chi phí tài chính năm 2012 giảm 290,075 nghìn đồng tương ứng 73.62% so với năm 2011.

Chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 là 11,098,961 tăng 1,837,147 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ 19.84%.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 tăng 306,144 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng 36.73%.

Thu nhập khác năm 2012 giảm 120 nghìn đồng năm 2011. Thu nhập khác của công ty trong 2 năm chiếm 1 phần không đáng kể so với doanh thu của công ty.

Chi phí khác tăng 16,754 nghìn đồng cho thấy có thể trong năm công ty phải chi trả cho các hoạt động khác như phạt vi phạm hợp đồng.

Do thu nhập khác giảm đồng thời chi phí khác tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận khác của công ty giảm mạnh. Lợi nhuận khác của công ty là -33508 nghìn đồng trong năm 2012, giảm 16,874 nghìn đồng so với năm 2011

Mặc dù vậy, do mức giảm của lợi nhuận khác không đáng kể so với lợi nhuận gộp của công ty cho nên lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 vẫn tăng 289,269 nghìn đồng tương ứng với 35.41% so với năm 2011.

CP thuế TNDN hiện hành trong năm 2012 tăng 72,317 nghìn đồng ứng với 35.41 % so với năm 2011.

Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 216,952 nghìn đồng ứng với 35.41 % so với năm 2011.

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu trong năm 2012 có chuyển biến tốt so với năm 2011. Tuy nhiên các số liệu trên chỉ là những con số tuyệt đối nên chưa phản ánh hết được tình hình hoạt động của công ty. Để có thể đánh giá chính xác hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta cần xem xét thêm 1 số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận qua bảng 2.9:

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh bình quân năm 2012 là 2.22% so với năm 2011 là 2.52%, tức đã giảm 0.3%. Điều đó cho thấy, trong năm 2012 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 2.22 đồng lợi nhuận.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân từ 1.89% năm 2011 giảm xuống 1.67% năm 2012 tức là đã giảm 0.23%. Như vậy, 100 đồng vốn tạo ra được 1.67 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cho thấy công ty trong năm 2012 đã sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả hơn so với năm 2011.

- Bên cạnh đó, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2012 là 3.63% tăng lên so với năm 2011 là 0,26%, tức là trong năm 2012 doanh

nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại 3.63 đồng lợi nhuận sau thuế.

Các chỉ tiêu trên cho thấy, năm 2012, công ty đã sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng. Điều này giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư của công ty.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ KIM NGƯU (Trang 36 - 44)