Tình hình tài chính của công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu năm 2011-

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ KIM NGƯU (Trang 30 - 34)

Ngưu năm 2011-2012

2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu trong 2 năm 2011-2012

* Tình hình nguồn vốn năm 2011 - 2012:

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu và qua tính toán, ta lập được bảng 2.1:

- Xét về sự biến động của tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của công ty tại thời điểm cuối năm là 58,578,367 nghìn đồng, tăng 17,642,828 nghìn đồng so với đầu năm, tương ứng tỉ lệ 43.10%.

Nợ phải trả cuối năm là 33,412,446 nghìn đồng, so với đầu năm tăng 12,960,319 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 63.37%. Công ty không có một khoản nợ dài hạn nào. Toàn bộ ảnh hưởng tăng nợ phải trả đều do nợ ngắn hạn tăng gây nên. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng khoản phải trả cho người bán và vay ngắn hạn. Khoản phải trả cho người bán cuối năm so với đầu năm tăng 1,476,539 nghìn đồng tương đương với tỷ lệ 17.79%. Khoản vay ngắn hạn tăng 11,251,002 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 95.12%. Như vậy khoản nợ phải trả tăng chủ yếu do công ty tăng cường vay vốn ngắn hạn.

Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm là 25,165,921 nghìn đồng, so với đầu năm tăng 4,682,509 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 22.86%. Nguyên nhân tăng nguồn vốn chủ sở hữu do tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận để lại từ kì trước. Cụ thể vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 4,583,000 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 22.92%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 99,509 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 20.58%.

- Xét về cơ cấu nguồn vốn:

Tại thời điểm cuối năm, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 57.04%, tăng 7.08% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu cuối năm chiếm tỷ trọng 42.96%, giảm 7.08%. Như vậy, trong năm 2012 công ty đã tăng cường huy động vốn bằng cách vay vốn và chiếm dụng vốn nhiều hơn so với việc huy động bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cân bằng giữa 2 chỉ tiêu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Điều này giúp công ty vừa có thể sử dụng tốt đòn bẩy tài chính vừa đảm bảo tính độc lập tự chủ trong kinh doanh

Đối với nợ phải trả:

Công ty không có một khoản nợ dài hạn nào. Với tư cách là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên không cần thiết phải sử dụng nguồn nợ dài hạn. Điều này giúp công ty giảm thiểu được rủi ro về lãi suất.

Nợ ngắn hạn chủ yếu bao gồm vay ngắn hạn và phải trả cho người bán. Cuối năm: vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 69.08%, tăng so với đầu năm 11.24%; phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng 29.26%, giảm 11.32%. Cơ cấu nguồn vốn đã có sự dịch chuyển, công ty tăng cường các khoản vay ngắn hạn và giảm bớt vốn chiếm dụng của đối tác. Điều này giúp tạo uy tín cho doanh nghiệp về mặt thanh toán cho các đối tác.

* Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty năm 2012

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty CP XNK hóa chất và thiết bị Kim Ngưu và qua tính toán, ta lập được bảng 2.2:

Tổng tài sản cuối năm so với đầu năm đã tăng lên 17,642,828 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 43.10%. Trong đó, tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 17,971,616 nghìn đồng tương ứng 52.41%; tài sản dài hạn của công ty giảm 328,787 nghìn đồng tương ứng giảm 4.95%. Việc tăng tổng tài sản nói trên cho

thấy quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng lên. Khả năng về cuối kỳ, quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng. Đi sâu vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:

Đối với tài sản ngắn hạn:

- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm là 3,985,486 nghìn đồng, tăng 1,233,284, tương ứng 44.81%. Điều này cho thấy công ty đã chủ động tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng.

- Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 12,232,339 tương ứng 55.41% nguyên nhân do:

+ Phải thu của khách hàng tăng 12,127,962 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 55.23% thể hiện trong kỳ có phát sinh thêm nợ mới. Công ty đã cho phép khách hàng nợ nhằm tăng cường doanh số bán hàng

+Các khoản phải thu khác tăng 104,378 nghìn đồng tương ứng 98.14%. Như vậy, trong kỳ vốn của công ty đã bị chiếm dụng khá lớn.

- Hàng tồn kho cuối kỳ của công ty tăng 2,944,817 nghìn đồng tương ứng 41.91%. - Tài sản ngắn hạn khác tăng 1,561,176 tương ứng 63.86%. Nguyên nhân tăng chủ yếu do thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tăng 1,560,533 tương ứng 87.28%)

Đối với tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn giảm 328,787 nghìn đồng do giảm tài sản cố định. Mặc dù nguyên giá tài sản cố định tăng do công ty đầu tư mua sắm phương tiện và thiết bị nhưng mức tăng khấu hao tài sản nhiều hơn dẫn đến giảm tài sản cố định.

- Công ty không đầu tư vào bất động sản và không có một khoản đầu tư tài chính dài hạn nào.

Trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả đầu năm và cuối năm: đầu năm là 83.76%, cuối năm là 89.21%. Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, đầu năm là 16.24%, cuối năm là 10.79%. Đây có thể là một bất cập trong cơ cấu tài sản hoặc là dụng ý của ban lãnh đạo khi quyết định thuê ngoài một phần công việc vận chuyển hàng hóa.

Về cơ cấu tài sản ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu năm là 64.35%, cuối năm là 65.63%. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng (chiếm hơn 99% khoản phải thu ngắn hạn). Điều này cho thấy công ty đã để đối tác chiếm dụng vốn khá nhiều, gây ách tắc trong việc thanh toán với ngân hàng và các đối tác khác.

Tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm là 19.08% giảm 1.41% nhưng thực chất là do khoản phải thu tăng quá mạnh chứ không phải do hàng tồn kho giảm.

Qua phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn nói trên ta thấy: tình hình sử dụng vốn của công ty nói trên có phần bất ổn. Tổng tài sản của công ty tăng (đặc biệt là tài sản ngắn hạn) thể hiện quy mô kinh doanh mở rộng nhưng các khoản phải thu lại gia tăng về giá trị và tỷ trọng. Công ty cần chú ý đến khả năng thanh toán của các đối tác nhằm làm giảm rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ hàng tồn kho vừa đủ và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

2.1.4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Tình hình tài chính của công ty còn được thể hiện qua bảng 2.3

Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty đều được đảm bảo, các hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ công ty có đủ tài sản đảm bảo cho các khoản nợ. Tuy nhiên các hệ số này đều

giảm qua 2 năm. Công ty cần xem xét không để tình hình thanh toán gặp khó khăn.

Hệ số nợ của công ty trong năm 2012 tăng 0.0708 so với năm 2011 chứng tỏ công ty đang tăng cường chiếm dụng vốn. Điều này giúp làm giảm chi phí sử dụng vốn của công ty.

Các hệ số hoạt động kinh doanh nhìn chung đều không được khả quan trong năm 2012. Công ty cần có chính sách sử dụng nguồn vốn lưu động hợp lý, tránh gây ứ đọng vốn.

Nhóm hệ số sinh lời có thay đổi không đáng kể.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ KIM NGƯU (Trang 30 - 34)