Các chỉ tiêu đánh giá bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 47 - 50)

Tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu

Bảng 2.9.Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của công ty

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch 11 – 12 12 – 13 Vòng quay khoản PTKH (lần) 5,07 1,76 421 (3,31) (0,89)

Thời gian thu nợ TB

(ngày) 71,94 207,02 412,29 135,09 200

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ bảng trên ta thấy năm 2012, khoản phải thu của khách hàng và doanh thuần cùng tăng, chính vì vậy vòng quay khoản phải thu khách hàng giảm, giảm 3,31 lần so với năm 2011. Sang đến năm 2013, doanh thu của công ty vẫn giảm mạnh (4.935 triệu) so với năm 2012 do nền kinh tế khó khăn khiến người dân không đầu tư nhiều vào xây dựng, công ty gặp nhiều khó khăn trong bán nguyên vật liệu xây dựng. Mặc dù gặp khó khăn nhưng công ty vẫn để khách hàng trả tiền hàng chậm nên vòng quay khoản phải thu vẫn giảm 0,89 lần tương ứng so với năm 2012, dẫn đến thời gian thu nợ trung bình tăng lên 207,02 ngày vào năm 2012 và tăng lên 412,29 ngày vào năm 2013. Công ty cần có chính sách hạn chế cho khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán trong khi công ty vẫn phải vay ngân hàng một khoản tiền lớn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả nhỏ dần qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp đang ngày càng chiếm dụng nhiều vốn của nhà cung cấp. Năm 2011, vòng quay các khoản phải trả là 2,51 lần. Tuy nhiên sang năm 2012 thì vòng quay các khoản phải trả giảm 1,18 lần so với năm 2011 và còn 0,49 lần vào năm 2013.

Bảng 2.10.Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của công ty ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch 11 – 12 12 – 13 Vòng quay các khoản PT (lần) 2,51 1,33 0,49 (1,17) (0,85) Thời gian trả nợ TB (ngày) 145,42 272,39 744,90 126,97 472,51

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

Thời gian trả nợ trung bình tăng qua các năm. Năm 2012 thời gian trả nợ tăng so với năm 2011 là 126,97 ngày và năm 2013 tăng lên 472,51 ngày tương ứng so với năm 2012. Điều này chứng tỏ công ty đã có những kế hoạch và đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khá nhanh nên đã tạo được uy tín của công ty với bạn hàng và tiếp tục được nợ tiền hàng tiếp theo với thời gian trả nợ lâu hơn trong những lần nhập hàng sau. Nhưng điều này cũng cho thấy công ty đang không kiểm soát tốt các khoản nợ phải trả của mình và lâu dần lại làm mất uy tín với nhà cung cấp.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.11.Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch 11 – 12 12 – 13 Vòng quay hàng tồn kho (lần) 5,03 3,56 0,58 (1,47) (2,98)

Thời gian lưu

kho TB (ngày) 72,56 102,53 629,31 29,96 526,78

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

Năm 2011, hệ số vòng quay hàng tồn kho là 5,03 lần, thời gian quay vòng hàng tồn kho là 72,56 ngày, chứng tỏ hàng tồn kho có sự vận động, doanh nghiệp bán hàng ổn, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Sang đến năm 2012, giá vốn hàng bán tăng nhẹ 0,03% nhưng lượng hàng tồn kho bình quân lại tăng 41,45% khiến cho vòng quay của hàng tồn kho giảm 1,47 lần so với năm 2011. Chính vì vậy thời gian lưu kho lại tăng lên là 102,53 ngày. Năm 2013, thời gian quay vòng hàng tồn kho lại tiếp tục tăng mạnh, tăng lên hơn 526,78 tương ứng so với năm 2012. Trong năm 2013, các công trình bị trì trệ, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu bán hàng của công ty. Mặc dù công ty đã nhập ít hàng hóa hơn nhưng lượng hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ

chi phí liên quan như: chi phí lưu kho, chi phí hư hỏng … Công ty cần tính toán lượng hàng tồn kho hợp lí hơn để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa, nhất là đối với vật liệu dùng cho xây dựng như nhôm, đồng, sắt …

Thời gian quay vòng tiền

Bảng 2.12.Thời gian quay vòng tiền của công ty

ĐVT: Ngày

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11– 12 12– 13

(1)Thời gian thu nợ

TB 71 204,5 404,5

133,5

200 (2) Thời gian lưu

kho TB 71,57 101,12 620,69 29,55 519,57

(3) Thời gian trả nợ

TB 143,4 270,68 734,69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

127,28 464,01 Thời gian quay vòng

tiền = (1) + (2) – (3) (0,83) 34,94 290,5 35,77 255,56

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

Thời gian quay vòng tiền năm 2012 tăng 35,77 ngày so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng 255,56 ngày so với năm 2012. Nhìn chung thời gian quay vòng tiền trong giai đoạn 2011 – 2013 đều ở mức cao, nguyên nhân do công ty chưa quản lý tốt khoản phải thu khách hàng. Công ty phải huy động thêm vốn phục vụ hoạt động kinh doanh trong khi vẫn phải chờ khách hàng thanh toán tiền hàng cho công ty.

Mức tiết kiệm TSNH do tăng tốc độ luân chuyển TSNH

Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH còn được thể hiện thông qua mức tiết kiệm TSNH khi tăng tốc độ luân chuyển TSNH và được thể hiện bằng 2 chỉ tiêu: mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối.

- Mức tiết kiệm TSNH tuyệt đối năm 2012 = 6038/102,49 – 6038/162,40 = 21,73

- Mức tiết kiệm TSNH tuyệt đối năm 2013 = 6795/31,74 – 6795/102,49 = 147,78

Chỉ tiêu này cho thấy: năm 2012, để đạt được mức doanh thu bằng năm 2011, công ty cần bỏ ra một lượng TSNH nhiều hơn so với năm 2011 là 21,73 triệu đồng và năm, để đạt được mức doanh thu bằng năm 2012, công ty cần bỏ ra lượng TSNH nhiều hơn so với năm 2012 là 147,78 triệu. Con số ngày càng lớn thể hiện khả năng quản lý TSNH chưa thực sự tốt.

- Mức tiết kiệm TSNH tương đối năm 2012 =6795/102,49 – 6795/162,40 = 24,46

- Mức tiết kiệm TSNH tương đối năm 2013 =1860/102,49 – 1860/162,40 = 6,69

Chỉ tiêu này có nghĩa là do tốc độ luân chuyển TSNH giảm mà năm 2012, công ty phải bỏ ra thêm 24,46 triệu đồng TSNH lẽ ra phải bỏ ra để mở rộng kinh doanh nhằm tăng doanh thu. Điều này có nghĩa là công ty đã lãng phí tương đối 24,46 triệu đồng. Sang năm 2013, do tốc độ luân chuyển TSNH đã tăng trở lại nên trong năm 2013, công ty tuy không tiết kiệm được nhưng lại chỉ bỏ ra một lượng là 6,69 triệu đồng.

Như vậy trong cả 3 năm, chúng ta có thể thấy do tốc độ luân chuyển TSNH giảm khiến công ty liên tục phải bỏ ra thêm một phần TSNH để đạt được mức doanh thu như cũ hay mở rộng doanh thu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 47 - 50)