Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 39 - 40)

Việc quản lý tiền trong doanh nghiệp rất quan trọng vì doanh nghiệp luôn phải duy trì một khoản tiền tồn quỹ để đảm bảo chi tiêu thường xuyên, giải quyết các biến cố bất ngờ trong kinh doanh, nhưng cũng vẫn cần phải đem tiền đi đầu tư sinh lời.

Tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt, tiền được lưu trữ dưới hai hình thức: tiền mặt tại công ty và tiền gửi ngân hàng. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết:

Bảng 2.4.Cơ cấu tài sản bằng tiền giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch 11 – 12 12 – 13

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Tiền mặt 1.117 800 1.627 (317) (28,38) 827 103,38 Tiền gửi

NH 3 4 7 1 33,33 3 75

Tổng tiền 1.120 804 1.634 316 28,21 830 103,23

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

Tiền mặt

Năm 2012 lượng tiền mặt của công ty là 800 triệu đồng giảm 317 triệu đồng tương ứng giảm 28,38% so với năm 2011. Do cuối năm 2011, công ty nhận được khoản tiền khách hàng ứng trước cho các công trình thi công trong năm 2012. Sang đến năm 2012, do nhận thấy được chi phí giữ tiền mặt cao, đồng thời công ty chuyển sang áp dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng, nên trong năm 2012, công ty chỉ giữ một khoản tiền mặt đủ để chi trả cho những phát sinh tức thời trong năm.

Năm 2013, lượng tiền mặt của công ty là 1.627 triệu đồng, tăng 827 triệu đồng tương ứng tăng 103,38% so với năm 2012. Do trong năm 2013, công ty đã bán được

một lượng lớn sản phẩm nên lượng tiền mặt tăng lên. Việc dự trữ tiền mặt nhiều như vậy sẽ giúp công ty đáp ứng được các khoản thanh toán tức thời và ít gặp rủi ro khi có như cầu bất thường về vốn nhưng đồng thời cũng khiến công ty mất thêm khoản chi phí cho việc dự trữ tiền.

Việc quản lý vốn bằng tiền của công ty rất phức tạp, phải theo dõi thường xuyên từ đó duy trì một lượng tiền phù hợp và đặc biệt là có một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty, như vậy mới đảm bảo an toàn đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi cho công ty.

Tiền gửi ngân hàng

Năm 2012 lượng tiền gửi ngân hàng của công ty là 4 triệu đồng tăng 1 triệu đồng tương ứng tăng 33,33% so với năm 2011. Năm 2013 là 7 triệu đồng tăng 3 triệu đồng tương ứng tăng 75% so với năm 2012. Do công ty đang bước đầu chuyển sang áp dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng nên lượng tiền gửi ngân hàng càng tăng lên. Có thể thấy việc áp dụng công nghệ trong thanh toán giúp cho công ty thuận tiện cho thanh toán tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, công ty chưa mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau để thuận tiện thanh toán cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Nên hiện nay việc quản lý tiền tại công ty được giao cho một kế toán chuyên biệt có kinh nghiệm và kỹ năng để tổng hợp, ghi chép các nghiệp vụ, nhật ký chi trả, tập hợp các chứng từ liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày. Quản lý tiền tại công ty hiện không dựa trên bất cứ mô hình nào mà chủ yếu dựa trên phân tích xu hướng, tức là doanh nghiệp tiến hành kiểm kê luồng tiền ra vào hàng năm và dựa trên chiến lược kinh doanh của công ty để dự báo, ước lượng khoản tiền cần dự trữ trong quỹ tại công ty, số còn lại sẽ gửi vào ngân hàng để thu lời.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 39 - 40)