Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán phần 2 (Trang 49 - 55)

- Báo cáo kiểm toán trái ngược

c. Soạn thảo “Thư quản lý”

4.4.3. Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính.

sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính.

a, Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán

Kiểm toán viên phải ghi rõ ngày và ký tên vào báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên hoàn tất việc kiểm toán. Trước khi ký báo cáo các kiểm toán, kiểm

xảy ra cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán đã được duyệt y. Các biện pháp này phải được tiến hành cho đến ngày ghi báo cáo kiểm toán và bao gồm các bước sau:

- Đọc biên bản tại đại hội cổ đông, biên bản họp Ban giám đốc, các biên bản kiểm toán, biên bản họp hội đồng quản trị về thời kỳ sau ngày lập bảng tổng kết tài sản và thẩm tra các vấn đề đã thảo luận tại đại hội mà biên bản chưa ghi.

- Đọc báo cáo tài chính định kỳ gần nhất cũng như các văn bản cần thiết khác của doanh nghiệp như: Báo cáo thu chi, dự toán lưu chuyển tiền tệ, các báo cáo quản lý liên quan và tiến hành so sánh các thông tin trong văn bản này.

- Thẩm tra hoặc đánh giá các phiếu thẩm tra bộ phận tư vấn pháp lý của doanh nghiệp về các vấn đề đang tranh chấp trước đó.

- Soát xét lại các biện pháp của các nhà quản lý xem các sự kiện này đã được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay chưa.

Nếu xét thấy có sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản tính đến ngày ký báo cáo kiểm toán có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính thì KTV phải áp dụng thêm các biện pháp kiểm tra nhằm xác định xem các sự kiện đó có được phản ánh trong báo cáo tài chính không để có ý kiến nhận xét thích hợp trong báo cáo kiểm toán.

b, Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày phát hành BCTC (và báo cáo kiểm toán):

Theo chuẩn mực kiểm toán số 560, KTV không bắt buộc phải áp dụng các thủ tục hoặc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến BCTC sau ngày ký báo cáo kiểm toán. Nhưng các nhà quản lý đơn vị phải có trách nhiệm thông báo cho KTV về các sự kiện xảy ra từ sau khi ký báo cáo kiểm toán đến trước khi phát hành BCTC có thể ảnh hưởng đến BCTC đã được kiểm toán.

Khi nhận được thông báo về các sự kiện, KTV cần kiểm tra, thu thập bằng chứng để xem xét, đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện đến BCTC và đến ý kiến nhận xét của KTV. KTV phải cân nhắc xem đơn vị có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không và cần thảo luận vấn đề này với các nhà quản lý đơn vị để có những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp đơn vị sửa chữa BCTC theo yêu cầu của KTV thì KTV phải thực hiện các thủ tục cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và sửa đổi hay bổ sung ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán cho phù hợp với BCTC đã sửa chữa và duyệt y; Thậm chí có thể lập lại báo cáo kiểm toán mới dựa trên BCTC đã sửa đổi để thay thế cho báo cáo kiểm toán cũ. Báo cáo kiểm toán mới được

ký cùng hoặc sau ngày ký BCTC đã sửa đổi. Trường hợp này, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán đã sửa đổi.

Trường hợp nếu KTV cho là cần thiết phải sửa BCTC nhưng các nhà quản lý không chấp nhận, thì hành động của KTV còn tuỳ thuộc vào việc báo cáo kiểm toán đã được đưa cho đơn vị khách hàng hay chưa. Nếu báo cáo kiểm toán chưa đưa cho khách hàng, KTV cần diễn đạt ý kiến nhận xét của mình cho phù hợp với tình hình mới (ý kiến nhận xét dạng “Chấp nhận từng phần” hoặc dạng “ không chấp nhận/Trái ngược”). Trường hợp báo cáo kiểm toán đã đưa cho khách hàng, KTV cần yêu cầu lãnh đạo cao nhất của đơn vị được kiểm toán không công bố BCTC và báo cáo kiểm toán; Đồng thời, KTV phải áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn chặn các bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán nói trên. KTV cũng cần thông báo cho lãnh đạo đơn vị được kiểm toán biết KTV sẽ có những hành động cần thiết để làm mất hiệu lực của báo cáo này phù hợp với nghĩa vụ và quyền hạn pháp lý cũng như những khuyến nghị của luật sư.

c, Các sự kiện phát hiện sau ngày phát hành BCTC

Sau ngày BCTC đã phát hành, KTV không còn bất cứ nghĩa vụ nào buộc phải tiếp tục kiểm tra, xem xét đối với các sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được kiểm toán.

Tuy nhiên, nếu sau khi BCTC đã phát hành mà KTV nhận thấy có những sự kiện xảy ra đến ngày ký báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC đã được kiểm toán mà trước khi ký báo cáo kiểm toán chưa phát hiện ra thì KTV cần phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không và phải thảo luận vấn đề đó với các nhà quản lý đơn vị và thực thi những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp giám đốc đơn vị được kiểm toán chấp nhận và sửa đổi BCTC thì KTV cần thực hiện những thủ tục cần thiết kiểm tra các biện pháp mà đơn vị áp dụng nhằm đảm bảo vấn đề này được thông báo đến các bên đã nhận BCTC và báo cáo kiểm toán đã công bố, đồng thời KTV phải công bố một báo cáo kiểm toán mới căn cứ trên BCTC đã sửa đổi. Trong báo cáo kiểm toán mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa đổi BCTC và báo cáo kiểm toán đã công bố. Báo cáo kiểm toán mới này được ký cùng hoặc sau ngày ký BCTC đã sửa đổi.

Trường hợp giám đốc đơn vị được kiểm toán không sửa đổi BCTC theo yêu cầu của KTV hoặc không thông báo các vấn đề nói trên đến các bên đã nhận

BCTC và báo cáo kiểm toán đã được công bố trước đó, KTV phải thông báo cho Giám đốc đơn vị được kiểm toán biết về những biện pháp mà KTV sẽ có thể áp dụng để ngăn chặn bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán. Những biện pháp sẽ được thực hiện tuỳ thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cũng như khuyến nghị của luật sư.

Trường hợp KTV phát hiện ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã được kiểm toán trong khi BCTC của năm tài chính tiếp theo đang được kiểm toán và sắp được công bố thì có thể KTV không cần sửa đổi BCTC và báo cáo kiểm toán cho năm tài chính trước với điều kiện là phải trình bày rõ vấn đề đó trong phần thuyết minh BCTC của năm tài chính tiếp theo.

Mặt khác, KTV cũng cần quan tâm xem xét, thẩm tra xem liệu có khoản mục nào trong BCTC đã phát hành và báo cáo kiểm toán tương ứng được công bố có bị sửa chữa hoặc thay thế hay không. Nếu BCTC phát hành đã bị các nhà quản lý sửa đổi so với BCTC đã kiểm toán, KTV cần thực thi các thủ tục cần thiết để ngăn chặn các bên thứ ba sử dụng BCTC và báo cáo kiểm toán đó và làm mất hiệu lực của các báo cáo (đã bị công bố sai), phù hợp với nghĩa vụ và quyền hạn pháp lý cho phép.

môc lôc

lỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN

1.1 Khái niệm kiểm toán 1

1.1.1 Các quan điểm về kiểm toán 1

1.1.2 Khái niệm kiểm toán 2

1.2 Chức năng của kiểm toán 3

1.2.1 Chức năng xác minh 3

1.2.2 Chức năng bày tỏ ý kiến 4

1.3 Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý 4 1.3.1 Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm 5 1.3.2 Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp tài

chính kế toán.

6

1.3.3 Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quản lý 6

1.4 Mục tiêu và phạm vi của kiểm toán 7

1.4.1 Mục tiêu kiểm toán 7

1.4.2 Phạm vi kiểm toán 7

1.5 Phân loại kiểm toán 8

1.5.1 Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể 8 1.5.2 Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán 10

1.6 Kiểm toán viên 14

1.6.1 Khái niệm và phân loại kiểm toán viên: 14

1.6.2 Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên độc lập 17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG KIỂM TOÁN

2.1 Đối tượng kiểm toán 18

2.1.1 Khái quát chung về đối tượng và khách thể 18 2.1.2 Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán 19 2.1.2.1 Thực trạng hoạt động tài chính- Đối tượng chung của kiểm toán 19 2.1.2.2 Tài liệu kế toán- Đối tượng cụ thể của kiểm toán 20

kiểm toán

2.1.2.4 Hiệu năng và hiệu quả- Đối tượng cụ thể của kiểm toán 22 2.2 Cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán 22

2.2.1 Cơ sở dẫn liệu 22

2.2.2 Bằng chứng kiểm toán 24

2.2.3 Hồ sơ kiểm toán 28

2.3 Gian lận và sai sót 28

2.3.1 Khái niệm gian lận và sai sót, mối quan hệ giữa gian lận và sai sót

31

2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót 32 2.3.3 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót 34

2.4 Trọng yếu và rủi ro 34

2.4.1 Trọng yếu 34

2.4.2 Rủi ro kiểm toán 35

2.4.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro 37

2.5 Khái niệm hoạt động liên tục 37

2.5.1 Khái niệm 37

2.5.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán 37

2.6 Hệ thống kiểm soát nội bộ ( KSNB) 38

2.6.1 Khái niệm hệ thống KSNB 38

2.6.2 Các yếu tố cấu thành HTKSNB 39

2.7 Chuẩn mực kiểm toán 45

2.7.1 Khái niệm 45

2.7.2 Chuẩn mực kiểm toán viên Việt Nam 45

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN

3.1 Khái quát về hệ thống phương pháp kiểm toán 48

3.1.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản 48

3.1.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ 57

3.2 Phương pháp kiểm toán chứng từ 59

3.2.1 Kiểm toán cân đối 59

3.2.2 Đối chiếu logic 61

3.2.3 Đối chiếu trực tiếp 61

3.3.1 Kiểm kê 62

3.3.2 Thực nghiệm 63

3.3.3 Điều tra 63

3.4 Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán 64

3.4.1 Sự cần thiết của kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu 64

3.4.2 Khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán 64

3.4.3 Phương pháp chọn mẫu 65

CHƯƠNG 4: TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC KIỂM TOÁN

4.1 Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán 74

4.2 Chuẩn bị kiểm toán 76

4.2.1 Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán 76

4.2.2 Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán 78

4.2.3 Thu thập thông tin 78

4.2.4 Lập kế hoạch kiểm toán 79

4.2.5 Xây dựng chương trình kiểm toán 80

4.3 Thực hành kiểm toán 81

4.3.1 Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ

81

4.3.2 Kiểm toán các bộ phận báo cáo tài chính 84

4.3.3 Phân tích đánh giá 86

4.4 Kết thúc kiểm toán 87

4.4.1 Lập báo cáo kiểm toán 87

4.4.2 Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán 96

4.4.3 Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán phần 2 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)