TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC KIỂM TOÁN
4.1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán
Kiểm toán là một hệ thống có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng tài chính. Các yếu tố của xác minh và bày tỏ ý kiến là kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, kiểm kê, thực hiện và điều tra… Các yếu tố này cần được kết hợp theo một trình tự khoa học phù hợp với đối tượng cụ thể ở một khách thể xác định. Có nhiều cách kết hợp cụ thể khác nhau và mang lại hiệu quả cụ thể khác nhau, đó chính là tính nghệ thuật của tổ chức. Tuy nhiên, với góc độ là một môn khoa học, tổ chức kiểm toán cũng cần và có thể khái quát các cách kết hợp theo các trình tự khoa học chung giữa các yếu tố trong thực tiễn kiểm toán.
Từ quan niệm trên có thể thấy mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán và hướng tới việc tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật các phương pháp kỹ thuật kiểm toán dùng để xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Mối liên hệ này xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng kiểm toán theo đối tượng, loại hình, khách thể … cụ thể của kiểm toán
Đối tượng cụ thể của kiểm toán có thể là các nghiệp vụ cụ thể đã được định lượng và tuân theo luật định hay quy tắc xác định, cũng có thể là các bảng khai tài chính cụ thể. Trong trường hợp thứ nhất, kiểm toán phải đi từ cụ thể đến tổng quát nên phương thức kết hợp các phương pháp kiểm toán thường bắt đầu từ đối chiếu đến điều tra… kiểm tra cân đối tổng hợp. Nếu các nghiệp vụ đã được phản ánh trong chứng từ và tài liệu kế toán thì trình tự của kiểm toán nói chung phù hợp với trình tự kế toán. Trong trường hợp thứ hai, kiểm toán thường bắt đầu bằng kiểm toán cân đối tổng quát, qua đối chiếu các khoản mục có liên quan đến điều tra hoặc kiểm kê hay thử nghiệm khi cần thiết. Nếu chỉ giới hạn ở kiểm toán chứng từ thì kiểm toán các bảng khai tài chính có trình tự ngược với trình tự kế toán.
Tính quy luật chung nói trên của trình tự kiểm toán cũng không bao hàm toàn bộ “cái riêng”. Tuỳ phạm vi kiểm toán và quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, trình tự chung của kiểm toán cũng thay đổi với mục tiêu bảo đảm hiệu quả kiểm toán.
Với kiểm toán nghiệp vụ do đặc điểm, vị trí của từng loại nghiệp vụ rất khác nhau nên phạm vi kiểm toán chung - và từ đó trình tự kiểm toán các nghiệp
vụ này cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, với các nghiệp vụ về tiền mặt, do tính gọn nhẹ dễ di chuyển, dễ bảo quản của đồng tiền với cương vị là phương tiện thanh toán, do tính biến động thường xuyên và mâtk độ lớn của nó và do vận động của tiền tệ là bộ mặt của hoạt động ở đơn vị kiểm toán… nên thông thường phải tiến hành kiểm toán toàn diện. Khi đó trình tự kiểm toán chứng từ thường phù hợp với trình tự kiểm toán đối tượng này. Trong khi đó hàng tồn kho, tài sản cố định chẳng hạn thường bao gồm nhiều loại cụ thể, mỗi loại lại có khối lượng lớn được bảo quản ở nhiều kho, bãi khác nhau. Với các đối tượng này, kiểm toán – thông thường lại đi từ điều tra sơ bộ, chọn mẫu kiểm toán, kiểm kê và đối chiếu sổ kế toán…
Cũng tương tự kiểm toán bảng khai tài chính không phải có trình tự như nhâu cho mỗi lần kiểm toán ở một cương vị cụ thể với điều kiện và lực lượng kiểm toán cụ thể. Mặc dù đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính chỉ là những bảng khai tài chính song khách thể của kiểm toán tài chính lại rất đa dạng: Khách thể này có thể là Bộ, tỉnh, huyện, xã; là các cấp ngân sách Nhà nước: có thể là các doanh nghiệp có ngân sách riêng và các khách thể tự nguyện khác. Đặc biết với các đối tượng và khách thể phức tạp hoặc có nhiều thế lực cản trở hay cố tình giấu diểm, vi phạm… trình tự công tác kiểm toán cũng phải hết sức linh hoạt, sang tạo như một nghệ thuật thực thụ. Hơn nữa trong khu vực Nhà nước, kiểm toán tài chính thường kết hợp chặt chẽ với kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ để hình thành kiểm toán liên kết. Trong trường hợp này các trình tự ngược - xuôi của kiểm toán (so với trình tự kế toán) phải được kết hợp chặt chẽ. Chẳng hạn, kiểm toán ngân sách Nhà nước cuối kỳ trình tự kiểm toán phổ biến và ngược với trình tự kế toán trong khi công việc kiểm toán của kiểm soát viên Nhà nước đặt ra tại đơn vị nói chung phải thực hiện đồng thời với trình tự kế toán.
Dù trình tự của bản thân công tác kiểm toán khác nhau song trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm toán đều phải được thực hiện theo một quy trình chung với 3 bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở phảp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán.
Bước 2: Thực hành kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán.
Để thực hiện quy trình kiểm toán với 3 bước cơ bản nêu trên, khái niệm “ Cuộc kiểm toán” phải bao hàm đầy đủ các yếu tố sau:
a) Đối tượng kiểm toán
b) Mục tiêu và phạm vi kiểm toán c) Chủ thể kiểm toán
d) Khách thể kiểm toán
e) Phương pháp áp dụng trong kiểm toán và cpư sở pháp lý thực hiện kiểm toán
f) Thời hạn kiểm toán.