Xây dựng chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán phần 2 (Trang 33 - 34)

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC KIỂM TOÁN

4.2.5. Xây dựng chương trình kiểm toán

Trên cơ sở kế hoạch tổng quát, cần xây dựng chương trình cụ thể cho từng phần hành kiểm toán (kế hoạch chi tiết). Do mỗi phần hành kiểm toán có vị trí, đặc điểm khác nhau nên phạm vi, loại hình kiểm toán cũng khác nhau dẫn đến số lượng và thứ tự các bước kiểm toán cũng khác nhau. Xây dựng chương trình kiểm toán chính là việc xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán. Chẳng hạn, các nghiệp vụ về tiền mặt thường biến động lớn, tiền là phương tiện thanh toán gọn nhẹ, dễ di chuyển, dễ bảo quản, dự trữ. Do đó, khả năng gian lận, sai sót nhiều. Hơn nữa các nghiệp vụ này lại phản ánh được thực chất quá trình hoạt động của đơn vị kiểm toán. Do đó, nghiệp vụ tiền mặt thường là đối tượng thường xuyên, trực tiếp và toàn diện của kiểm toán,

Trong khi đó, các loại tài sản khác như vật tư; lại có khối lượng lớn với rất nhiều chủng loại, lại được bảo quản trên nhiều kho, bãi khác nhau nên nội dung và trình tự kiểm toán không giống như đối với tiền mặt. Cũng tương tự, nghiệp vụ bán hàng và thu tiền có đặc điểm riêng so với các nghiệp vụ về nguồn vốn, càng khác biệt với các nghiệp vụ sản xuất, dịch vụ… Do vậy, cần xây dựng quy trình kiểm toán riêng cho từng loại nghiệp vụ.

Mặt khác, sự khác nhau giữa các loại hình kiểm toán: kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ hay kiểm toán nghiệp vụ cũng dẫn đến trình tự kiểm toán khác nhau ngay đối với mỗi loại nghiệp vụ. Chẳng hạn, các nghiệp vụ tiền mặt, do vị trí quan trọng và những đặc điểm nổi bật của nó nên trong kiểm toán nội bộ thường được kiểm toán toàn diện và theo trình tự từ khi phát sinh đến khi lập báo cáo quỹ. Trong khi đó, cũng với nghiệp vụ này trong kiểm toán tài chính lại đi từ xem xét khoản mục tiền mặt trên bảng cân đối tài sản, đánh giá các thủ tục kiểm soát đối với các số dư và nghiệp vụ tiền mặt và chỉ khi cần thiết mới kiểm toán toàn diện số dư chi tiết hay các số phát sinh của tài khoản và chỉ đặc biệt, mới kiểm toán đến các nghiệp vụ cụ thể trên các tài liệu, chứng từ kế toán một cách chi tiết.

Như vậy, quá trình kiểm toán cần được xây dựng trên những cơ sở cụ thể trước hết là mục tiêu, loại hình kiểm toán và đặc điểm cụ thể của đối tượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán phần 2 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)