Khái niệm HT

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 34)

- Tăng, giảm vốn điều lệ (Đ76)

1. Khái niệm HT

Điều 1 luật hợp tác xã năm 2003 quy định: “hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ

gia đình, pháp nhân (sau đây là xã viên), có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo GĐ/TGĐ:

+ do hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

+ là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày

Ban kiểm soát: đối với công ty từ 11 thành

viên trở lên thì bắt buộc phải có. Còn đối với công ty dưới 11 thành viên thì có thể có hoặc có thể ko tùy theo yêu cầu của quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện của bks do điều lệ công ty quy định

quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luât”.

 Như vậy, có thể hiểu HTX: − Là tổ chức kinh tế tập thể

− Do các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu lợi ích chung − Tự nguyện góp vốn + góp sức -> lập ra hợp tác xã

− Nhằm mục đích: + phát huy sức mạnh tập thể

+ cùng nhau góp sức hoạt động có hiểu quả, các hoạt động sản xuất kinh doanh nang cao văn hóa đời sống tinh thần

− Hoạt động như một loại hình doanh nghiệp − Có tư cách pháp nhân

− Tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các vốn khác.

 Nhận định: “HTX là một loại hình doanh nghiệp” đúng hay sai?

 Sai vì:

− Chịu sự điều chỉnh của Luật hợp tác xã năm 2003 chứ không phải luật doanh nghiệp 2005 − Khái niệm HTX có cụm từ “hoạt động như doanh nghiệp” => HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận như doan nghiệp

− Bản chất của HTX: hoạt động nhằm mục đích kinh tế và xã hội => HTX là một tổ chức kinh tế mang tính chất xã hội sâu sắc.

− Nguyên tắc hoạt động của HTX khác hẳn so với doanh nghiệp

2. Đặc điểm HTX

- HTX là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội sâu sắc:

+ tổ chức kinh tế: HTX do những người lao động thành lập ra để cùng nhau thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. HTX phải hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi để kinh doanh và phát triển.

+ mang tính xã hội sâu sắc thể hiện tron toàn bộ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của HTX. Việc tạo điều kiện cho những người lao động, những người sản xuất nhỏ chẳng những có thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh mà còn đẩy mạnh sự phát triển, xóa bớt một số gánh nặng về thất nghiệp, chất lượng cuộc sống… cho xã hôi. Ngoài ra, từ hoạt động của mình, HTX đã giáo dục, nâng cao tình thần hợp tác cho các xã viên của mình. Tuy nhiên, những hoạt động có ý nghĩa xã hội như trên chỉ đạt được hiệu quả khi được đặt trên nền tảng của hoạt động kinh tế.

- Đặc điểm về thành viên (xã viên):

+ cá nhân (từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự), pháp nhân (người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc ủy quyền cho cá nhân khác là người trong bộ máy lãnh đạo của pháp nhân làm đại diện nếu điều lệ không có quy định khác), hộ gia đình (cử người đại diện có đủ điều kiện như thành viên cá nhân) quốc tịch VN. Note: cán bộ công chức được tham gia HTX – là xã viên không được trực tiếp quản lý và điều hàn HTX và phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức đó.

+ số lượng lớn hơn hoặc bằng 7 thành viên. (luật không quy định điều kiện để trở thành xã viên HTX) - Tư cách pháp lý: HTX là tổ chức có tư cách pháp nhân: HTX là tổ chức được thành lập theo thủ tục pháp lý nhất định, có đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản tách biệt với tài sản của các xã viên, có thẩm quyền nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật

- Chế độ chịu trách nhiệm:

+ HTX: chịu trách nhiệm với nghĩa vụ của hợp tác xã bằng toàn bộ tài sản của hợp tác xã bao gồm vốn điều lệ, tài sản do HTX tự tích lũy và các loại tài sản khác

+ xã viên: chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn cam kết góp. - Vấn đề vốn và phân phối lợi nhuận

+ xã viên vừa có thể góp vốn, vừa có thể góp sức. Trong đó, xã viên có nghĩa vụ phải góp vốn (ko góp vốn ko được) (theo K2 điều 19 luật hợp tác xã 2003 và NĐ 117 quy định đk xã viên). xã viên có thể góp vốn bằng tài sản hoặc bằng giá trị sức lao động.

+ chuyển nhượng vốn của xã viên được thực hiện theo điều lệ xã viên + huy động vốn: HTX ko được phát hành tất cả các loại chứng khoán + phân phối lợi nhuận theo: lao động, vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ

 Ưu điểm, hạn chế của mô hình HTX: − Ưu điểm:

+ chia sẻ rủi ro

+ chế độ TNHH của xã viên giúp bảo toàn tài sản ko đưa vào kinh doanh

+ có tư cách pháp nhân giúp cho HTX có điều kiện được thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp + HTX không chỉ hoạt động vì mục đích kinh tế mà còn vì mục đích xã hội nên dễ dàng trong quản lý, được sự ưu tiên, hỗ trợ của nhà nước (vd: được vay vốn với lãi suất thấp)

− Hạn chế:

+ không được phát hành các loại chứng khoán => khả năng kuy động vốn kém + chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn của các xã viên lại mang lại rủi ro cho chủ nợ + nhiều thành viên => phải phân chia lợi nhuận đồng thời đặt ra vấn đề quản lý + hạn chế người nước ngoài tham gia thành lập HTX

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 34)