Quyền tự do kinh doanh bao gồm những nội dung cơ bản nào:

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI (Trang 49 - 51)

- Tăng, giảm vốn điều lệ (Đ76)

1. quyền tự do kinh doanh bao gồm những nội dung cơ bản nào:

Quyền tự do kinh doanh bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất: đây là nền tảng, tiền đề cho việc thực hiện các quyền tự do kinh doanh khác và là yếu tố quan trọng nhất, chỉ khi được sở hữu về tài sản đó thì người sở hữu tài sản mới nắm quyền quản lý, phân phối thu nhập.

- Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh: chủ đầu tư được chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa nghành, trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ đầu tư được phép tiến hành sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó

- Quyền tự do lựa chọn quy mô kinh doanh, tự do quyết định mức vốn đầu tư, chủ đầu tư phải đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh một số ngành nghề nhất định như kinh doanh vàng, kinh doanh dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ…

- Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư có thể lựa chọn một loại hình tổ chức kinh tế phù hợp để kinh doanh từ đơn giản như hộ kinh doanh, DNTN, công ty hợp danh đến phức tạp như CTTNHH, CTCP, hợp tác xã

- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn: chủ đầu tư quyết định việc tăng giảm vốn vay hay tăng giảm vốn điều lệ bằng cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay vay thông qua phát hành trái phiếu

- Quyền tự do hợp đồng: tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận thay đổi các nội dung của hợp đồng

- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài thương mại

- Quyền tự do lựa chọn cạnh tranh lành mạnh, nhà đầu tư được pháp luật bảo vệ nếu có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình

2. Vì sao nói: “LDN đã có những quy định mới nhằm mở rộng quyền tự do kinh doanh”?

- Quy định về đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp: được quy định rõ ràng và cụ thể tại điều 13 luật doanh nghiệp. so với các quy định trước đây, một số đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp nay không còn bị cấm nữa như: người bị kết án tù mà chưa được xóa án tích, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (luật công ty, luât doanh nghiệp tư nhân - 1990)

- Quy định về thủ tục đăng kí kinh doanh: áp dụng thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa” nhanh gọn, thuận tiện cho nhà đầu tư. So với luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 thì luật doanh nghiệp 2005 đã bãi bỏ quy định về thủ tục xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Quy định về loại hình doanh nghiệp: so với các quy định đầu tiên về CTCP, CTTNHH có từ 2 thành viên trở lên và CNTN (năm 1990), pháp luật hiện nay quy định đa dạng hóa nhiều loại hình doanh nghiệp, tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn cho chủ đầu tư bao gồm: công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên do một tổ chức thành lập và công ty TNHH một thành viên do một cá nhân thành lập

- Quy định cụ thể về ngành nghề kinh doanh có điều kiện với những hướng dẫn chi tiết về thủ tục để đáp ứng các điều kiện đó:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 139-2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ thì “Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ”, và được quy định theo các văn bản pháp luật chuyên ngành như sau:

Danh mục Ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

1. Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) + Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

2. Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 + Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) + Công ty tài chính: 300 tỷ đồng

+ Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng

4. Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007) 5. Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)

6. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)

7. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)

8. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 14 Luật điện ảnh)

9. Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 + Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng

+ Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng

10. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

+ Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng + Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng

11. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007) + Vận chuyển hàng không quốc tế:

- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng - Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng - Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng + Vận chuyển hàng không nội địa:

- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng - Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng - Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng

12 Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)

+ Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

+ Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; + Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;

+ Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy họach xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;

+ Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

+ Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật + Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;

+ Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải; + Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

+ Kinh doanh dịch vụ kế toán; + Dịch vụ môi giới bất động sản; + Dịch vụ định giá bất động sản; + Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

Danh mục Ngành, nghề cấm kinh doanh (Khoản 1, Điều 4 Nghị định 139-2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ) được quy định cụ thể:

+ Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;

+ Kinh doanh chất ma túy các loại;

+ Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế)

+ Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;

+ Kinh doanh các loại pháo;

+ Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;

+ Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;

+ Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; + Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;

+ Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;

+ Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;

+ Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài + Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;

+ Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;

+ Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w