Doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI (Trang 54 - 56)

- Tăng, giảm vốn điều lệ (Đ76)

1. Doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản

• Điều 3 luật phá sản 2004 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.”

 Như vậy, dấu hiệu pháp lý để xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản gồm 2 yếu tố: Thứ nhất: DN, HTX không có khả năng thanh toán khi các khoản nợ đến han. Bao gồm

+ mất khả năng thanh toán tạm thời

+ mất khả năng thanh toán vĩnh viễn (đúng bản chất của phá sản theo quy định của pháp luật phá sản) Thứ hai: chủ nợ có yêu cầu.

Khi có 2 dấu hiệu trên thì DN, HTX đó được xác định là lâm vào tình trạng phá sản. Lưu ý là phải thỏa mãn cả 2 yếu tố. Giả sử DN, HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ nhưng các khoản nợ chưa đến

hạn hoặc đến hạn nhưng chủ nợ lại chưa có yêu cầu thì DN, HTX vẫn chưa được xem là lâm vào tình trạng phá sản. Hoặc ngược lại, các chủ nợ có yêu cầu thanh toan nợ, mặc dù DN, HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ nhưng khoản nợ đó chưa đến hạn và nhiều lý do DN, HTX chưa thu hồi vốn để thanh toán nợ thì DN, HTX đó vẫn chưa được xem là lâm vào tình trạng phá sản.

Với quy định này, trên thực tế khó khăn cho các chủ nợ khi chứng minh DN, HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ => phần nào hạn chế mất quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX đó.

• Đặc điểm của phá sản

Thủ tục phá sản DN, HTX mang tính chất đặc thù: Vừa là thủ tục thanh toán nợ, vừa là thủ tục phục hồi đặc biệt của doanh nghiệp.

− Là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt:

+ việc thanh toán nợ trong phá sản được tiến hành một cách tập thể thông qua danh sách các chủ nợ và cơ chế đặc biệt la tổ quản lý, thanh lý tài sản. Việc trả nợ được tiến hành một cách tập thể: trả cùng một lúc cho nhiều các chủ nợ khác nhau, có tuần tự theo thứ tự thanh toán của luật phá sản.

+ Việc thanh toán phải qua một bên trung gian đó là Tòa án

+ để tiến hành thanh toán trong thủ tục phá sản phải có quyết định của tòa án

− Là quá trình phục hồi đặc biệt của DN, HTX; khác với quá trình tự phục hồi thông thường của DN, HTX

Phục hồi trong phá sản Tự phục hồi của DN, HTX

Bản chất: là một thủ tục tư pháp (có căn cứ pháp

luật, có cơ quan giải quyết…) Là một giải pháp tổ chức, sản xuất kinh doanh. Ý chí: do chủ nợ quyết định Do bản thân doanh nghiệp quyết định

Mục đích: doanh nghiệp co cơ hội phục hồi, tồn tại hoạt động. chủ nợ tiến hành kinh doanh có hiệu quả để trả nợ đầy đủ

Nâng cao hiệu quả, nâng cao nguồn lực của doanh nghiệp

Trung gian: có cơ chế giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án

Tự mình thực hiện, giám sát, điều chỉnh

CÂU HỎI: So sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp?

Giải thể doanh nghiệp Phá sản doanh nghiệp

Giống nhau:

- đều là cách thức cho phép doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại một cách hợp pháp

- Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, phân chia tài sản còn lại của chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công...

Lý do: rộng hơn phá sản: có 4 lý do:

- do kết thúc thời gian hoạt động mà không được gia hạn

- đối với công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục

- do bị thu hồi giấy phép kinh doanh - theo quyết định:

+ của chủ doanh nghiệp tư nhân + của tất cả các thành viên hợp danh + của hội đồng thành viên

+ chủ sở hữu công ty TNHH + đại hội đồng cổ đông.

Do doanh nghiệp bị mất khả năng thánh toán các khoản nợ đã đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu

Ý chí: chủ sở hữu - chủ sở hữu

- chủ nợ Thủ tục: là thủ tục hành chính, do chủ sở

hữu doanh nghiệp tiến hành. Thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn (doanh nghiệp tự thực hiện, giám sát trừ trường hợp giải thể bắt buộc)

Là một hoạt động tư pháp, do tòa án có thẩm quyền quyết định thời hạn giải quyết một vụ phán sản dài hơn. (cơ quan tư pháp giám sát toàn bộ hoạt động)

Hậu quả: bao giờ cũng chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp (bị xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh)

Doanh nghiệp bị tuyên bố là phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp

Thái độ của nhà nước: người quản lý, điều hành doanh nghiệp không bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định

Người quản lý, điều hành doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thường bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định.

Luật điều chỉnh: Luật doanh nghiệp 2005 Luật phá sản 2004

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w