8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Khái niệm ISO, chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý đào tạo theo
1.3.1. Khái niệm ISO, chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý đào tạo theo ISO theo ISO
1.3.1.1. ISO
Năm 1946, 25 quốc gia đã tụ họp tại London để thống nhất sự ra đời của tổ chức nhằm hệ thống hoá tiêu chuẩn trên toàn thế giới và ngày 23-2-1947 tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa được thành lập với tên đầy đủ là The International Organization for Standardization (ISO). Các thành viên của ISO là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn 100 nước trên thế giới. Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneve (Thụy Sỹ). Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
ISO là một tổ chức phi chính phủ. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO có trên 157 quốc gia thành viên. Năm 1977, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 72 của tổ chức ISO. Cơ quan đại diện là Tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. [38]
1.3.1.2. Chất lượng
- Theo TCVN ISO 9000: 2007: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính
vốn có đáp ứng các yêu cầu. [32]
Khái niệm này nêu bật được nội hàm của định nghĩa chất lượng, tuy nhiên quá rút gọn, mang tính khái quát cao. Vì thế, nhằm có một cái nhìn rõ ràng hơn và để dễ hiểu, dễ sử
dụng hơn, chúng tôi tìm hiểu thêm về định nghĩa chất lượng trên nhiều nguồn đáng tin cậy
khác:
- Trên tài liệu tập huấn Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Bộ
GD&ĐT, TP.HCM 12/2006, Chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp với mục tiêu. [1]
- Theo từ điển Oxford learner’s pocket Dictionary English, chất lượng/ quality n.: 1.
The standard of sth when it is compared to other things like it; how good or bad sth is; 2. A
high standard: 1. Chất lượng là chuẩn mực của một thứ gì đó khi nó được mang ra so sánh
với một thứ khác giống nó, có thể tốt hoặc xấu đến đâu; 2. Chất lượng là một chuẩn mực
tồn tại khách quan của một loại sự vật. Tính ưu trội này được biểu hiện thành các tính chất,
các chỉ số có thể so sánh, đánh giá trên một mặt bằng nhất định theo nguyên tắc tiến bộ và
phát triển”. [9]
Như vậy, khái niệm chất lượng chúng tôi sử dụng trong đề tài dựa trên định nghĩa
của ISO, đồng thời, được diễn giải qua nhiều định nghĩa từ các nguồn tin cậy đã nêu.
1.3.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng
Theo TCVN ISO 9000: 2007: Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để
định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. [32]
Theo tài liệu Thanh Tra giáo dục:
- Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo và nâng
cao chất lượng.
- Hệ thống quản lý chất lượng là một chỉnh thể bao gồm các yếu tố có quan hệ và tác
động qua lại lẫn nhau duy trì và nâng cao chất lượng mà các thành viên của nhà trường (nhà
quản lý), giáo viên, sinh viên, tự giác sử dụng để duy trì và nâng cao chất lượng nhằm thỏa
mãn nhu cầu khách hàng và xã hội.
- Hệ thống quản lý chất lượng trường học bao gồm các thành tố: danh mục các lĩnh
vực cần quản lý, các thủ tục và quy trình quản lý tương ứng, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh
giá cho mỗi quy tắc.
Hệ thống quản lý chất lượng trong đề tài nghiên cứu này được định nghĩa và hiểu
theo cả hai cách trên.
1.3.1.4. Quản lý đào tạo theo ISO 9001: 2008
Căn cứ vào khái niệm về quản lý đào tạo và khái niệm về ISO 9001: 2008 thống nhất trong đề tài như đã nêu, khái niệm Quản lý đào tạo theo ISO 9001: 2008 được trình bày như
sau: “Quản lý đào tạo theo ISO là hoạt động xác định mục tiêu đào tạo, xác lập các chuẩn
mực chất lượng, thiết kế và tiến hành các chương trình đào tạo, giám sát giảng dạy – học tập, các phương pháp xây dựng và kiểm soát chuẩn mực chất lượng, xây dựng, ban hành và thực hiện các quy trình một cách công khai dựa trên việc tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng của ISO 9001: 2008”.