Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở sáu nước ASEAN (Trang 64 - 67)

Với kết quả ước lượng như trên, chúng ta có thể thấy rằng, tại các nước có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp ở khu vực ASEAN, thì chi tiêu công không ảnh hưởng tới tăng trưởng, chính vì thế, khi thực hiện chính sách tài khóa, các nhà làm chính sách cần thấy được việc phân bổ nguồn ngân sách quá nhiều vào chi tiêu của chính phủ thực sự không có tác dụng làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Vì vậy, để kích thích tăng trưởng kinh tế, các quốc gia khu vực ASEAN cần chú trọng hơn vào đầu tư tư nhân vì chính đầu tư tư

nhân là một nhân tốtác động tích cực đến tăng trưởng.

Theo báo cáo thống kê ASEAN (2015), đầu tư FDI từ nước ngồi năm 2014 đạt 136,181 tỷ USD so với năm 2012 và 2013 là 117,687 tỷ USD và 115,452 tỷ

tăng một cách đáng kể trong năm 2014. Điều này có thể được lý giải từ việc nền kinh tế thế giới phục hồi, các chính sách giữa các quốc gia trong khối ASEAN về đầu tư nước ngoài được cải thiện.

Thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển ASEAN nói chung và thu hút đầu tư

từ nước ngoài nói riêng. Với việc tự do hóa việc thông thương, dòng chu chuyển

đầu tư và vốn, AEC sẽđem lại sựổn định, thịnh vượng và khảnăng cạnh tranh cao.

Do đó, việc xúc tiến nhanh sự hình thành khối cộng đồng kinh tế ASEAN phải được chính phủcác nước tập trung thực hiện.

Tựdo hóa đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư từ nước ngoài cũng như từcác nước trong khối ASEAN. Hiệp định khung về Khu vực

đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết vào năm 1998 nhằm đưa khối ASEAN trở thành khu vực đầu tư đơn nhất và tăng cường dòng vốn đầu tư tự do trong khu vực thông qua việc minh bạch về các quy tắc, thủ tục và chính sách. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thay đổi liên tục cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008- 2012, khối ASEAN cần tập trung đưa ra những chính sách cũng như tầm nhìn để

thích ứng tốt với môi trường hiện tại như sau:

• Từng bước tự do hóa đầu tư, việc các nhà đầu tư từ các quốc gia ngoài khối ASEAN còn gặp nhiều thủ tục cũng như những rào cản khi đầu tư vào các

quốc gia trong khối do chính sách của mỗi quốc gia là khác nhau cũng gây nên ảnh hưởng đến hình ảnh đầu tư của khối ASEAN nói chung và các quốc gia trong khối nói riêng. Việc tự do hóa đầu tư không chỉ giúp các quốc gia được

đầu tư trực tiếp được hưởng lợi ích mà còn giúp các quốc gia trong khối phát triển các mảng phụ trợ để phục vụ lẫn nhau. Do đó, việc đầu tiên các quốc gia trong khối cần thực hiện là thống nhất các quy chuẩn về việc đầu tư tự do vào ASEAN.

• Tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ giúp đảm bảo tính công bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài khối ASEAN. Việc bảo vệ các

nhà đầu tư còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của khối ASEAN với các khối kinh tế xã hội khác trên thế giới. Từđó dần xóa bỏđược khoảng cách đầu

tư với thế giới.

• Cải thiện tính minh bạch và khảnăng dự báo các quy tắc, quy định và thủ tục

đầu tư. Khối ASEAN luôn được xem là khu vực có tính minh bạch thấp cũng như khả năng ứng phó chậm với những thay đổi trong tính hình chung của thế

giới. Việc nhìn nhận và đưa ra các quy tắc và quy định hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự thống nhất về mặt thể chế, pháp luật và chính trị

của các quốc gia trong khu vực. Do đó, cần có lộ trình cho việc thống nhất các bộ quy tắc cũng như liên tục thay đổi các bộ quy tắc, quy định và thủ tục một cách nhất quán và tránh việc chồng chéo thủ tục.

• Xúc tiến, hợp tác, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thống nhất. Khi thực hiện

được các yếu tốcơ bản ở trên, việc xúc tiến thương mại cũng như hợp tác với

các nhà đầu tư sẽ được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các

quốc gia trong khối ASEAN cũng cần xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi về mặt cơ sở hạ tầng, trình độ nhân lực. Việc có sự chênh lệch vềtrình độ

giữa các quốc gia trong khối không phải là nhược điểm mà được xem là ưu thế

cạnh tranh so với các khối kinh tếkhác. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn quốc gia nào trong khối ASEAN để đầu tư phù hợp với ngành nghề cũng như nguồn lực của bản thân nhà đầu tư.

Ngoài ra, các quốc gia trong khối ASEAN cũng cần có những sách lược riêng cho mỗi quốc gia để thu hút các doanh nghiệp trong nước tăng cường mức đầu

tư nhằm góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia bằng một số chính sách sau:

• Giảm lãi suất cho vay, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp vay vốn đầu tư trong nước. Điều này nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn để tăng cường

đầu tư.Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang vượt qua khủng hoảng, cơ hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguồn vốn với mức lãi suất thấp sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, từđó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và thoát ra khỏi khủng hoảng.

• Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước thông qua các biện pháp giảm thuế, giảm chi phí môi trường… Các chính sách ưu đãi và khuyến

khích này giúp các nhà đầu tư trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp và tập đoàn từnước ngoài.

• Cải tiến các thủ tục hành chính tại các quốc gia, minh bạch trong việc đăng ký

hồ sơ, tránh tình trạng chồng chéo các bộ hồsơ cũng như sự bất hợp lý trong các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó cần xử phạt nghiêm chỉnh các cán bộ nhận hối lộ, tham nhũng và quan liêu trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

• Các quốc gia cần có những chính sách bảo vệ các ngành nghềtrong nước tránh tình trạng bị thâu tóm bởi các tập đoàn nước ngoài trong quá trình hội nhập của ASEAN với thế giới. Thực tế cần phải xây dựng những lộ trình rõ ràng và minh bạch nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước có thời gian để tiếp cận và

nâng cao năng lực cạnh tranh. Các biện pháp đưa ra gồm: thuế suất, định mức (quota), chống bán phá giá…

Một phần của tài liệu Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở sáu nước ASEAN (Trang 64 - 67)