Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tham gia phụ lục VI công ước marpol 7378 và đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng các quy định của phụ lục tại việt nam (Trang 42 - 44)

3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI PHỤ LỤC VI CÔNG ƯỚC MARPOL

3.8.Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển

môi trường biển

- Tăng cường công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Chương trình hành động của Bộ GTVT về BVMT đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công nhân, viên chức ngành hàng hải qua các hội nghị, hội thảo bồi dưỡng kiến thức về BVMT.

- Tập huấn về kỹ năng quản lý môi trường cho cán bộ quản lý trong ngành hàng hải và doanh nghiệp.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân trong ngành hàng hải và các đối tượng tham gia hoạt động hàng hải.

- Xuất bản và phát hành các ấn phẩm thông tin, tuyên truyền về BVMT, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, lồng ghép nội dung BVMT vào hoạt động phát triển ngành.

KẾT LUẬN

Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (1973) được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL) là một công ước quan trọng của Tổ chức hàng hải thế giới IMO trong vấn đề bảo vệ môi trường biển.

Để chuẩn bị cho việc gia nhập Phụ lục VI Công ước MARPOL 73/78 – Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây ra và đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng phức tạp hiện nay, Việt Nam cần nghiên cứu các phương án, giải pháp thực hiện ngay từ khi bây giờ, nhất là đối với phương diện cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải.

Trong thời gian sắp tới, việc thực thi toàn diện các yêu cầu của các Phụ lục Công ước Marpol cần phải được đáp ứng. Để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của Công ước MARPOL 73/78 về việc tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu, Việt Nam cần tiến hành xây dựng các giải pháp kỹ thuật cũng như pháp lý để các cảng có thể từng bước thực hiện được công tác tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu.

Tóm lại, Việt Nam với nghĩa vụ của quốc gia tàu treo cờ, quốc gia ven biển và có cảng, nên việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và thực hiện quyền tài phán quốc gia về biển, trong đó có bảo vệ môi trường biển từ hoạt động của tàu thuyền theo mục tiêu Công ước là yêu cầu thực tế khách quan đang được quan tâm và nhằm tạo điều điện thuận lợi đối với hoạt động của ngành hàng hải Việt Nam khi tham gia hội nhập với ngành hàng hải trên thế giới và thực hiện nghĩa vụ góp phần bảo vệ môi trường biển thì việc Việt Nam gia nhập Phụ lục VI Công ước Marpol 73/78 là yêu cầu hết sức cần thiết trong thời kỳ hội nhập và hoàn toàn phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tham gia phụ lục VI công ước marpol 7378 và đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng các quy định của phụ lục tại việt nam (Trang 42 - 44)