Khó khăn về quản lý đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tham gia phụ lục VI công ước marpol 7378 và đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng các quy định của phụ lục tại việt nam (Trang 31 - 32)

2. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA PHỤ LỤC VI CÔNG ƯỚC MARPOL

2.1.2.Khó khăn về quản lý đối với các cơ quan quản lý

Việc tham gia phụ lục VI, công ước Marpol có thể tạo ra những thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quy định lựa chọn tuổi tàu và đội tàu biển, chất lượng nhiên liệu cho phương tiện với bảo vệ môi trường biển.

Thách thức về vấn đề kỹ thuật, công nghệ giao thông Hàng hải với Bảo vệ môi trường biển: công tác đầu tư, cải tạo, nâng cấp kỹ thuật, công nghệ chưa được tiến hành đồng bộ; các cơ sở còn thiếu các thiết bị tiếp nhận và xử lý các chất làm suy giảm ôzôn và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, so với những quy định tại Phụ lục VI của Công ước MARPOL 73/78, Việt Nam còn thiếu một số những quy định về: Ngoại lệ và Miễn giảm, Tương đương, Các yêu cầu về kiểm soát phát thải từ tàu - Chất làm suy giảm ozon, Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tính sẵn sàng và chất lượng dầu đốt.

Hiện tại các bến, cảng biển, nhà máy đóng tàu của Việt Nam chưa trang bị thiết bị và phương tiên tiếp nhận chất làm suy giảm tầng ozon từ tàu biển. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cần nghiên cứu, xem xét và thống nhất đưa ra những quy định cụ thể đối với các thiết bị tiếp nhận và phù hợp với điều kiện hiện có của Việt Nam.

Ngành hàng hải nước ta đang thiếu hụt đội ngũ sỹ quan PSC chất lượng cao. Hiểu biết của chủ tàu, thuyền viên về các quy định an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các điều ước quốc tế mà cụ thể phụ lục VI -MARPOL73/78 còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật các sửa đổi bổ sung của Công ước. Đội tàu biển chạy tuyến quốc tế quá cũ, trang thiết bị lạc hậu. Các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong các công ước quốc tế sửa đổi, bổ sung liên tục, làm cho các chủ tàu không kịp cập nhật.

Để thực hiện hiệu quả việc tham gia Phụ lục, các cơ quan cần lưu ý tới những vấn đề về nhân sự, đảm bảo cán bộ thực hiện nhiệm vụ có khả năng chuyên môn phù hợp. Các cơ quan quản quản lý nhà nước cần được quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan khi Việt Nam chính thức tham gia Phụ lục VI công ước MARPOL 73/78.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tham gia phụ lục VI công ước marpol 7378 và đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng các quy định của phụ lục tại việt nam (Trang 31 - 32)