Các giải pháp về thể chế, chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tham gia phụ lục VI công ước marpol 7378 và đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng các quy định của phụ lục tại việt nam (Trang 34 - 35)

3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI PHỤ LỤC VI CÔNG ƯỚC MARPOL

3.1. Các giải pháp về thể chế, chính sách

Để chuẩn bị tham gia phụ lục VI Công ước Marpol, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải, trong đó, nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định về kiểm soát và quản lý chất thải phát sinh từ tàu. Ngoài ra, các nguồn thải khí từ bờ cũng cần được kiểm soát nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho cả phần lục địa lẫn biển cả.

Để đáp ứng lộ trình gia nhập Công ước, Nhà nước cần xây dựng và ban hành các thể chế và quy định mang tính bắt buộc về việc thực thi yêu cầu của Phụ lục VI và các bộ luật có liên quan. Cụ thể:

+ Bộ GTVT xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện các điều luật của Bộ luật Hàng hải quy định về thực hiện phụ lục VI, MARPOL (năm 2016).

+ Bộ GTVT xây dựng và ban hành các Thông tư về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) quy định các điều kiện kỹ thuật về máy Diesel tàu biển có công suất từ 130 KW trở lên; các quy chuẩn thiết tàu phù hợp cho tàu biển có tổng dung tích từ 400 trở lên đáp ứng các yêu cầu phụ lục VI về khí thải máy tàu biển và Bộ luật NOx.

+ Bộ Công thương xây dựng và ban hành các Thông tư quy định về quản lý và lộ trình áp dụng hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu sử dụng trên tàu biển đối với sản xuất, pha chế, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng này theo Quy định 14 của Phụ lục VI, Công ước MARPOL.

+ Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư Quy định về phí kiểm tra và chứng nhận đạt Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí (IAPP) của động cơ theo yêu cầu của Quy định 13, Phụ lục VI MARPOL và Bộ luật Tiêu chuẩn kỹ thuật về khí NOx.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi tham gia phụ lục VI công ước marpol 7378 và đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng các quy định của phụ lục tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w