5. Kết cấu của luận văn
3.5 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các cấp
UBND cấp tỉnh, huyện tích cực và tiếp tục trích từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách địa phương để chuyển sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại địa phương giảm áp lực về nguồn vốn từ ngân sách.
Tăng cường chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở phối hợp chặt chẽ hơn nữa với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư… với hoạt động tín dụng chính sách, bồi dưỡng kiến thức sản xuất, kinh doanh cho người vay vốn. Chỉ đạo điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng này kịp thời được tiếp cận với nguồn vốn từ NHCSXH.
UBND các tỉnh chỉ đạo các Hội đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên thực hiện tốt các nội dung ủy thác cho vay, làm tốt
công tác xây dựng củng cố, nâng cao chất lượng mạng lưới ủy thác cho vay từ cấp huyện đến cấp thôn.
UBND cấp xã xác nhận chính xác đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo kịp thời để làm cơ sở NHCSXH cho vay, chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện tốt các giải pháp thu hồi nợ quá hạn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng chây lỳ, tham ô, chiếm dụng vốn, thực hiện tốt công tác bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó UBND cấp xã cần tạo điều kiện để NHCSXH đặt điểm giao dịch xã, công khai các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi tại xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận đầy đủ thông tin, được giao dịch thuận tiện với ngân hàng tại trụ sở UBBD xã, không phải đến trụ sở của NHCSXH ở huyện, giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giảm thiểu tổn thất chi phí của xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết hợp với định hướng phát triển NHCSXH đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, cùng với thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH đã được trình bày ở chương 2. Nội dung chương 3 nêu ra những định hướng chung về nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NHCSXH, đưa ra một số giải pháp cụ thể đối với từng chương trình tín dụng để NHCSXH có thể vận dụng vào quá trình hoạt động thực tiễn, đảm bảo cho hoạt động ổn định của NHCSXH theo định hướng của Nhà nước. Tác giả cũng đã nêu lên một số kiến nghị với các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước, Chính quyền địa phương các cấp trong công tác ban hành các văn bản, tạo hành lang pháp lý để giúp hộ nghèo được vay vốn cũng như công tác quản lý nguồn vốn đảm bảo khả năng thu hồi vốn để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH.
KẾT LUẬN
Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thông qua NHCSXH là một chương trình tín dụng có tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước, giúp hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Để hoạt động tín dụng này ổn định và không ngừng phát triển trong quá trình hoạt động của NHCSXH, thì công tác quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo luôn phải được quan tâm, phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Bởi nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi ngoài việc giúp thu hồi được nguồn vốn để cho vay quay vòng đối với những người khác, còn thể hiện ở góc độ xã hội là người vay, ở đây là hộ nghèo, đã biết sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả trả nợ đúng hạn cho NHCSXH.
Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội” đã hệ thống những nội dung liên quan về chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NCHSXH giai đoạn 2005 -2014 và đề ra những kiến nghị, giải pháp. Những ý kiến đề xuất trong luận văn chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH.
Hy vọng luận văn này sẽ được dùng trong học tập, nghiên cứu góp phần trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH nói riêng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH nói chung. Góp phần xây dựng NHCSXH ngày càng phát triển bền vững cùng với hệ thống Ngân hàng của Việt Nam trong quá trình phát triển của đất nước.
tổng kết 10 năm hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội.
2. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam do Bộ lao động –
thương binh và xã hội phối hợp cùng Irish Aid và UNDP thực hiện, 2015.
3. Báo cáo phát triển năm 2012 của Ngân hàng thế giới.
4. Lê Anh Dũng và cộng sự, 2010. Đề cương bài giảng Kinh tế học phát triển. Hà
Nội: Nhà xuất bản Chính trị – hành chính.
5. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2007. Tiền tệ ngân hàng. Tp. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản thống kê.
6. Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/ QH 12.
7. Luật dân sự 33/ 2005/ QH 11.
8. Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
9. Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VII.
10. Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
11. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, 2010. Tín dụng ngân hàng.
Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thông kê
12. Phạm Thị Châu, 2007. Tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội với công tác xóa
đói giảm nghèo tại Lâm Đồng. Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
13. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Giao
thông vận tải.
14. Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
quản trị Ngân hàng chính sách xã hội.
16. Quyết định số 462/QĐ-LĐTBXH ngày 06/4/2006, Quyết định số 387/QĐ-
LĐTBXH ngày 15/4/2009, Quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012, Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH ngày 13/5/2013, Quyết định số 529/QĐ- LĐTBXH ngày 6/5/2013, Quyết định số 1294/QĐ-LĐTBXH ngày 10/9/2015 của Bộ lao động TB&XH về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm (từ năm 2004 đến 2014)
17. Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg
ngày 31/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo từ năm 2005 đến năm 2015.
18. Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011-2015.
19. Quyết định số 157/2006/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về
tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
20. Quyết định số 2077/QĐ-TTg ngày 15/11/2010, QĐ 853/QĐ-TTg ngày
3/6/2011, QĐ 872/QĐ-TTg ngày 06/6/2014, QĐ 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức cho vay, lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng tại NHCSXH.
21. Quyết định số 852/2012/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 về việc phê duyệt chiến lược
phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 – 2020.
22. Tài liệu nội bộ: tài liệu tập huấn cán bộ NHCSXH.
23. Trần Lan Phương, 2015. Cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
và một số khuyến nghị. Tạp chí ngân hàng số 17, trang 36-41.
Danh mục tài liệu tiếng Anh:
1. Cambridge English Business Dictionary (6th).
(ESCAP). (1993a). Asia-Pacific in Figures. Bangkok.