Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nhà nước có chủ trương tăng cường hoạt động cho vay tín chấp đối với các đối tượng hộ nghèo, các hộ thuộc đối tượng chính sách, các hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Ban đầu chính phủ thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với tổng số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng do ba thành viên hợp vốn là Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng Ngoại thương góp vốn. Năm 1995, chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 525/QĐ–TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với mục đích là cung cấp vốn sản xuất cho các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn có chi phí thấp. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý và điều hành tổ chức này. Nhưng do việc tiến hành đồng thời cả hai mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như khó khăn trong việc tách bạch hai hoạt động tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Do đó, ngày 4/10/2002 chính phủ ban hành Nghị định 78/2002/ NĐ-CP thành lập Ngân hàng chính sách xã hội tách khỏi NHNo&PTNN Việt Nam để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua hơn 10 năm hoạt động, hệ thống NHCSXH đã không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng về quy mô cấp tín dụng, địa bàn hoạt động rộng khắp và được Chính phủ giao thực hiện thêm nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng chính sách nhằm giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.

2.2.2 Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo

Theo chương II của Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác” thì nguồn vốn hoạt động của NHCSXH bao gồm: vốn từ Ngân sách nhà nước; vốn huy động; vốn đi vay; các nguồn vốn khác.

Trong giai đoạn 2005 – 2014, Đảng và Chính phủ luôn có những mối quan tâm đặc biệt đối với công tác xóa đói giảm nghèo, thể hiện bằng các chế độ, chính sách như: Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 210, Chỉ thị số 04/2008/CT- TTg ngày 25/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 của Quốc hội, Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban bí thu Trung ương Đảng về “ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”…

Trong những năm qua, hàng năm Chính phủ đã dành một tỷ lệ không nhỏ từ ngân sách đóng góp vào nguồn vốn của NHCSXH. Nguồn vốn lớn là một cơ sở ban đầu giúp cho ngân hàng có cơ sở đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo số liệu thống kê của bảng 2.4, ở giai đoạn 2005 – 2008: nguồn vốn huy động và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, nhưng lại có xu hướng giảm qua từng năm, vốn huy động giảm từ 54,1% xuống 32,2%, vốn từ ngân sách nhà nước giảm từ 36,2% xuống 24,9%. Trong khi đó vốn vay từ NHNN và KBNN lại tăng mạnh, từ 7,6% tăng lên 38,9%, tương ứng với tỷ lệ tăng là 412%; giai đoạn 2008 – 2011 cơ cấu nguồn vốn ít biến động; còn ở giai đoạn từ 2011 đến 2014, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng nhanh, tăng từ 33,9% tăng lên 47,6%. Vốn vay từ NHNN và KBNN, vốn từ NSNN thì có xu hướng giảm ở giai đoạn này. Riêng đối với nguồn vốn khác và quỹ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng tăng qua từng năm.

Bảng 2. 4: Nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội Đvt: tỷ đồng, % Năm Nguồn vốn 2005 2008 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn 20,237 54,691 107,086 122,575 128,886 136,750 Trong đó: 100% 100% 100% 100% 100% 100% Từ NSNN 36,2% 24,9% 20,4% 22,5% 22,6% 21,9% Vốn vay NHNN, KBNN 7,6% 38,9% 39,7% 26,4% 23,1% 21,4% Vốn huy động 54,1% 32,2% 33,9% 42,5% 46,4% 47,6% Các nguồn vốn khác và quỹ 2,1% 4,0% 6,0% 8,6% 7,9% 9,1%

( Nguồn: Báo báo hoạt động hàng năm của NHCSXH, từ 2005 đến 2014)

(Đvt: tỷ đồng) 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn từ NSNN Vốn vay NHNN, KBNN Vốn huy động Các nguồn vốn và quỹ khác

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội

( Nguồn: Báo báo hoạt động hàng năm của NHCSXH, từ 2005 đến 2014) Theo biểu đồ 2.1, nguồn vốn huy động và nguồn vốn được cấp từ NSNN có xung hướng tăng đều qua các năm. Ở giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 thì nguồn vốn từ NSNN và nguồn vốn huy động luôn cao hơn nguồn vốn vay từ NHNN và

KBNN. Tuy nhiên đến giai đoạn 2008 đến 2011 thì nguồn vốn vay từ NHNN và KBNN có xu hướng tăng mạnh hơn nguồn vốn huy động và nguồn vốn NSNN cấp. Do giai đoạn này tình hình huy động vốn trên thị trường tiền tệ nói chung gặp khó khăn, các ngân hàng tranh nhau nâng lãi suất huy động, cộng với nguồn NSNN gặp khó khăn nên vốn của NHCSXH từ nguồn này tăng chậm, bù vào đó thì nguồn vốn vay từ KBNN và NHNN lại tăng cao. Đến giai đoạn từ 2012 đến 2014 thì nguồn vốn vay từ KBNN và NHNN lại có xu hướng giảm trong khi đó nguồn vốn từ NSNN và vốn huy động tiếp tục tăng.

Đều này cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến chương trình tín dụng của NHCSXH. Mặt khác, trong từng thời kỳ nhất định Chính phủ bổ sung thêm các chương trình tín dụng giao cho NHCSXH thực hiện như: chương trình Cho vay HSSV (triển khai năm 2007), chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (triển khai năm 2009), chương trình cho vay hộ cận nghèo (triển khai năm 2013)… đã góp phần đưa nguồn vốn chung của NHCSXH tăng qua các năm.

Do đặc thù của NHCSXH là thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ. Vì vậy, khi NHCSXH thực hiện cho vay các chương trình tín dụng thì được NSNN chuyển nguồn sang để thực hiện cho vay. Trong trường hợp NSNN chưa cân đối được nguồn để chuyển sang, thì NHCSXH được phép huy động nguồn vốn trong phạm vi kế hoạch vốn được Chính phủ giao để thực hiện giải ngân cho vay. Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ cấp bù lãi suất chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (Vì NHCSXH cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động).

Với đặc điểm đó nên nguồn vốn của NHCSXH luôn tương ứng với phần dư nợ hằng năm mà NHCSXH thực hiện cho vay ở từng chương trình cụ thể. Vì vậy, tác giả không phân tích riêng nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, vì số nguồn vốn này cũng tương ứng với số dư nợ mà NHCSXH đã giải ngân hàng năm.

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

NHCSXH hoạt động hơn 10 năm, Chính phủ đã giao triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi theo từng đối tượng cụ thể, trong đó tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo luôn được dành sự quan tâm đặc biệt nhằm giúp Chính phủ thực hiện chiến lượt mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Từ tình hình phát triển kinh tế xã hội, từ nhu cầu thực tế về vốn vay của hộ nghèo, Chính phủ đã cho phép NHCSXH điều chỉnh một số chỉ tiêu như là tăng hạn mức cho vay, hạ lãi suất, đơn giản hóa thủ tục hành chính… giúp cho hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, đầu tư phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo và trả nợ, lãi đầy đủ cho NHCSXH. Từ thực trạng chất lượng tín dụng, đề tài sẽ tập trung phân tích quy mô tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên toàn quốc và theo từng vùng, phân tích tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh…

2.3.1 Một số hoạt động cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo chủ yếu tại Ngân hàng chính sách xã hội

Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH chủ yếu thông qua 4 sản phẩm chính như sau: cho vay hộ nghèo, cho vay hỗ trợ hộ nghèo nhà ở, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

2.3.1.1 Chương trình cho vay hộ nghèo

NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội. Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc: sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Hộ nghèo được vay vốn khi có đủ các điều kiện sau: Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo tiêu chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ; Hộ vay không phải thế chấp tài sản và

được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã; Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.

Vốn vay được sử dụng vào các mục đích: cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở; Cho vay điện sinh hoạt; Cho vay nước sạch; Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập.

Thời hạn cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn đến 60 tháng phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng nhưng không quá mức quy định tối đa của NHCSXH từng thời kỳ. Cụ thể là từ 01/03/2003 đến 30/4/2009 là 15 triệu đồng/hộ, từ 01/5/2009 là 30 triệu đồng/hộ; từ 01/5/2014 giới hạn này đã được nâng lên 50 triệu đồng/hộ.

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ và thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Cụ thể là:

- 01/6/2001 - 31/12/2005 : 0,50%/tháng. - 01/01/2006 - 05/6/2014 : 0,65%/tháng. - 06/6/2014 - 04/6/2015 : 0,60%/tháng. - 05/6/2015 đến nay : 0,55%/tháng.

2.3.1.2 Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở

Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở được triển khai theo Quyết định số 167/2008/CP ngày 12/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Mục đích của chương trình nhằm hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng nhà ở ổn định, an toàn, đây là chương trình mang tính chất cấp thiết đối với các hộ gia đình ở vùng lũ, vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số.

Đối tượng được vay vốn về nhà ở theo quy định của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg phải có đủ ba điều kiện sau: Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo

quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005) đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

NHCSXH xét duyệt cho vay với thời hạn tối đa là 10 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất 0,25%/tháng ( 3%/năm). Hộ vay được quyền trả nợ trước hạn.

Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở ra đời muộn hơn so với các chương trình đang cho vay ở NHCSXH. Chương trình này chỉ được triển khai theo giai đoạn 2009 - 2012, nên từ năm 2013 trở đi NHCSXH không thực hiện giải ngân, vì vậy số dư từ các năm sau đó có tính chất giảm dần do các hộ trả vốn và lãi.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011-2015, tăng mức vay lên tối đa 25 triệu đồng/hộ, lãi suất 3%/năm, thời hạn 15 năm. Kể từ năm 2016 dự kiến sẽ có khoảng 500 ngàn hộ vay, với tổng nguồn vốn giải ngân khoảng 12.500 tỷ đồng.

2.3.1.3 Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện theo Quyết định số 157/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ thay thế cho Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg, thay đổi một số điều kiện và khoanh vùng rõ ràng các đối tượng được tiếp cận chương trình vay vốn cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình quy định thời hạn cho vay phụ thuộc vào chương trình đào tạo và thời gian theo học tại trường của HSSV.

Lãi suất cho vay và mức cho vay tối đa được quy định theo từng thời kỳ như sau:

Bảng 2. 5: Lãi suất và mức cho vay tối đa chương trình tín dụng học sinh sinh viên

Thời gian Mức Cho vay

(Triệu đồng/HSSV/Năm)

Lãi suất cho vay (%/tháng) 01/01/2005 – 30/09/2007 3 0,50 01/10/2007 – 14/11/2010 8 0,50 15/11/2010 – 31/07/2011 9 0,50 01/08/2011 – 31/07/2013 10 0,65 01/08/2013 – 05/06/2014 11 0,65 06/06/2014 – 04/06/2015 11 0,60 05/6/2015 đến nay 11 0,50

( Nguồn: Quyết định của Chính phủ về mức cho vay, lãi suất cho vay ở NHCSXH) Xét về khía cạnh tổng thể lợi ích xã hội, chương trình cho vay giúp sinh viên là con của các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường, đây là một điều kiện cơ bản giúp cho các hộ gia đình thoát nghèo một cách bền vững.

Thông qua chương trình tín dụng HSSV này cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có đủ trình độ kiến thức, tay nghề phục vụ cho quá trình xây dựng đất nước, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế.

2.3.1.4. Chương trình cho vay xuất khẩu lao động

Kể từ năm 2003, NHCSXH chính thức có chương trình tín dụng riêng cho mảng hoạt động hỗ trợ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.

Đối với chương trình này người vay phải có đủ các điều kiện sau: Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay; Có xác nhận của UBND cấp xã nơi người vay cư trú về việc người vay thuộc đối tượng chính sách. Được Bên tuyển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)