5. Kết cấu của luận văn
3.2.2.1 Chương trình cho vay hộ nghèo
Trong quá trình hoạt động có gần 8 triệu hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn cho hộ nghèo. Mặc dù chưa có thống kê chính thức về tỉ lệ hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn, tuy nhiên khi mà điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, chuẩn nghèo thay đổi theo hướng tăng hơn so với chuẩn ban đầu thì tỷ lệ hộ nghèo có thể gia tăng. Do đó, nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động cho vay hộ nghèo tăng cao. Cần một sự đầu tư về nguồn vốn của NHCSXH để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn vay.
Chất lượng của việc sử dụng nguồn vốn vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, tuy nhiên mục tiêu hoạt động cuối cùng của NHCSXH là giúp cải thiện chất lượng đời sống của các hộ gia đình. Do đó bên cạnh việc cung ứng đầy đủ nguồn vốn cho đối tượng hộ nghèo, công tác hỗ trợ giúp các hộ nghèo sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay cần được chú trọng. Một trong những nguyên nhân nghèo là trình độ dân trí của các hộ nghèo chưa cao, do đó ngoài công tác tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn cho các hộ nghèo, công tác hướng nghiệp, giám sát công tác giải ngân và sử dụng vốn một cách tích cực sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Vì lãi suất cho vay đối tượng hộ nghèo thấp hơn so với lãi suất thị trường, đo đó còn một số trường hợp nguồn vốn của chương trình cho vay hộ nghèo đi đến không đúng các đối tượng, hoặc vốn vay của các hộ nghèo không dùng vào hoạt động sản xuất mà sử dụng sai mục đích ban đầu. Trong quy trình cho vay có hai phương thức phổ biến: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác thông qua các Tổ chức chính trị xã hội. Công tác xét duyệt các đối tượng đủ các tiêu chuẩn tiếp cận nguồn vốn cần được chú trọng đặc biệt, cần có một quy trình xét duyệt công khai và minh bạch. Công tác xét duyệt nên được tiến hành tại địa phương thông qua các tổ chức
chính trị xã hội mang lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được thời gian và giảm áp lực cho cán bộ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội.
3.2.2.2 Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổngchương trình cho vay của NHCSXH, chương trình cho vay hỗ trợ làm nhà cho
những hộ gia đình có nhà ở không kiên cố ngoài việc mang tính nhân văn còn có tác dụng mang lại nét văn hóa cho vùng nông thôn, xóa bỏ nhà ở tạm bợ.
Nguồn ngân sách của quốc gia bị hạn chế, do đó để có thêm nguồn vốn cho mảng hoạt động này có thể huy động thêm sự đóng góp của tổ chức chính trị xã hội khác nhằm giúp các hộ gia đình khó khăn, an toàn nơi cư trú, đặc biệt là trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt và cải thiện bộ mặt của nông thôn.
Bên cạnh đó, để nguồn vốn của chương trình sử dụng đúng mục đích tránh tình trạng các hộ gia đình lợi dụng hoàn cảnh sang bán, cầm cố, chuyển nhượng nhà cho các đối tượng khác bằng cách theo dõi, giám sát hoặc NHCSXH kết hợp với các đơn vị trung gian xây dựng và bàn giao nhà ở trực tiếp cho các hộ gia đình. Cần có chính sách nghiêm minh xử phạt các trường hợp vi phạm.
3.2.2.3 Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Chương trình cho vay hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn giúp tạo điều kiện cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, đồng thời chương trình này góp phần tạo ra đội ngũ người lao động tương lai có trình độ góp phần xây dựng đất nước. Chương trình hỗ trợ HSSV không chỉ giúp đỡ cho học sinh, sinh viên mà còn giúp cho nhà trường ổn định về số lượng, nguồn thu, đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đào tạo và ngân hàng CSXH trong việc xác nhận cho học sinh, sinh viên vay vốn. Bên cạnh đó cần phải tăng cường vai trò của nhà trường trong việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng học sinh, sinh viên để nắm bắt tình hình học sinh, sinh viên vay vốn, phối hợp quản lý việc sử dụng nguồn vốn vay; thông qua việc kết hợp giải ngân vốn vay và việc thu học phí của chương trình học thông qua thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài
ra cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền sâu, rộng trong học sinh và sinh viên về ý nghĩa, mục đích của chương trình, nhắc nhở các HSSV được vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, sau khi tốt nghiệp có trách nhiệm hoàn trả nợ để đảm bảo vốn vay của chương trình.
Để giúp sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, có thu nhập tương xứng với năng lực để trả vốn gốc và lãi vay, Bộ giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục quan tâm phối hợp với các cơ quan thông tấn báo đài thực hiện tư vấn tuyển sinh, tư vấn việc làm giúp cho học sinh, sinh viên chọn đúng ngành nghề theo nhu cầu có việc làm sau khi ra trường. Cần ban hành quy chế hướng dẫn công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp; Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ giúp đỡ sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và tiếp nhận sinh viên sau khi sau tốt nghiệp.
Ngoài ra, NHCSXH nên xây dựng chương trình lãi suất khuyến khích các HSSV có điều kiện hoàn trả vốn gốc và lãi vay trước thời hạn. Việc này không những giảm tỷ lệ nợ khoanh, nợ xấu, đồng thời có nguồn vốn để mở rộng chương trình. Tuy nhiên, NHCSXH cũng nên xem xét cụ thể trường hợp các hộ gia đình có nhiều HSSV thì cần có chính sách trả nợ hợp lý, cũng như cần có chính sách giãn nợ đối với HSSV sau khi ra trường tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
3.2.3.4 Chương trình cho vay xuất khẩu lao động
Tính hiệu quả của chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế của các quốc gia mà người lao động và chính sách kiều hối của quốc gia. Tình hình nợ xấu và nợ khoanh của chương trình có những nét đáng chú ý, khi mà có tỉ lệ nợ quá hạn gần cao hơn rất nhiều so với chuẩn chung của NHCSXH và tỷ lệ nợ quá hạn rất cao ở các vùng Đông Nam bộ 20%, Đồng Bằng Sông Cửu Long 15,31%, Tây Bắc 7,14% (theo bảng 2.21). Nguyên nhân chủ yếu có thể là do đối tượng của chương trình chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách nằm ở một số vùng sâu xa, đi lại khó khăn nên công tác tuyên truyền cho chương trình này còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Vì thiếu thông tin nên một số lao động đã bị lừa hoặc do một số đơn vị tuyển dụng của một số doanh nghiệp tuyển dụng chưa đảm bảo; một số doanh nghiệp khi tuyển dụng chỉ mới quan tâm đến số lượng chứ chưa quan tâm đến trình độ của người lao động. Việc người lao động chưa qua đào tạo nên khi ra nước ngoài làm việc, nhiều lao động thiếu ý thức, chưa hình thành tác phong công nghiệp và tay nghề kém, sức khỏe không đáp ứng yêu cầu công việc đã phải về nước trước hạn, gây ra tình trạng người lao động ở nước ngoài tâm trạng hoang mang, gây ra hiệu quả của chương trình chưa cao và gây khó khăn trong công tác thu hồi vốn gốc và lãi vay. Do đó, công tác đào tạo người lao động về kinh nghiệm làm việc, ngoại ngữ và tác phong làm việc cần được chú trọng.
Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực môi giới lao động chưa minh bạch thông tin, cung cấp sai thông tin về môi trường làm việc, cũng như thu nhập. Do đó cần có đơn vị quản lí đảm bảo cung cấp thông tin minh bạch về môi trường làm việc, thu nhập cho người lao động. Việc thành lập các trung tâm cung cấp thông xúc tiến lao động tại nước ngoài cần có sự tham gia không chỉ có các doanh nghiệp mà cần có sự phối hợp của các Ban ngành Bộ lao động thương binh và xã hội kết hợp với các đơn vị sử dụng lao động tại các quốc gia để định hướng và xây dựng niềm tin cho người lao động.
Một nguyên nhân khác làm cho hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của chương trình chưa được tốt là do việc quản lý thu nhập của người xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế, khó khăn do bên tuyển dụng người lao động trả lương và thu nhập trực tiếp cho người lao động chứ không thông qua NHCSXH, điều này dẫn đến việc trả vốn gốc và lãi vay hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý của người lao động. Nếu như có sự kết hợp chi trả thu nhập của người lao động thông qua NHCSXH, và việc thu hồi vốn gốc của ngân hàng chính sách xã hội sẽ mang tính chất chủ động hơn thông qua việc khấu trừ một phần thu nhập định kỳ của người lao động vào vốn vay.
Việc đi lao động có thời hạn tại nước ngoài không chỉ giúp hộ gia đình có điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giúp cho quốc gia có thêm nguồn kiều
hối. Do đó khuyến nghị NHCSXH cần mở rộng đối tượng tiếp cận nguồn vốn vay sang đối tượng hộ cận nghèo để các hộ gia đình cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, nguồn ngân sách cho chương trình cho vay này cần có sự hỗ trợ từng nguồn ngân sách địa phương, nếu như chỉ có đơn thuần nguồn ngân sách từ trung ương thì chưa đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ chương trình này. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các địa phương dành từ phần tăng thu tiết kiệm chi ngân sách để đóng góp vào nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội góp phần tạo điều kiện cho các hộ gia đình cận nghèo của chính địa phương đó.
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần phải ban hành các cơ chế chính sách, cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng, các tập đoàn kinh tế… đóng góp vào nguồn vốn tín dụng chính sách, thông qua các hình thức như: duy trì số dư tiền gửi bắt buộc nhất định đối với các NHTM nhà nước tại NHCSXH, khuyến khích các tổ chức tài chính và cá nhân mua trái phiếu NHCSXH được chính phủ bảo lãnh, ủy thác đầu tư cho vay chính sách, góp vốn không hoàn lại để tạo điều kiện cho nguồn vốn được cho vay quay vòng. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước phải tạo điều kiện cho NHCSXH đa dạng hóa các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn cho phù hợp với cấu trúc vốn cho vay là vay dài hạn.
Thứ hai, giao định mức chi phí quản lý cho NHCSXH ổn định trong một thời gian, NHNN thiết lập khung trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tính trên dư nợ bình quân để tạo tính tự chủ của ngân hàng chính sách xã hội trong việc giải quyết các rủi ro.
Thứ ba, NHNN cần xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó NHNN còn giúp đỡ, hỗ trợ NHCSXH xây dựng các chỉ báo, quản lý dư nợ bị rủi ro.
Thứ tư, NHNN xây dựng khung chính sách hướng dẫn NHCSXH tiếp tục triển khai có chất lượng các sản phẩm, dịch vụ hiện có. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: tiết kiệm; thanh
toán; chuyển tiền; chi trả kiều hối; đào tạo, tư vấn tài chính vi mô; nhận dịch vụ ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng doanh thu cho NHCSXH.
3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ và Ban ngành
Bộ Lao động –Thương binh xã hội là cơ quan quản lý các hộ gia đình nghèo, cần có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương cần phải minh bạch trong việc điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp với thực trạng nghèo đói tại cơ sở; nghiên cứu có những cập nhật tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp với những thay đổi trong điều kiện sống, tình hình giá cả, đời sống của cộng đồng dân cư trong từng giai đoạn.
Việc minh bạch xét duyệt các hộ gia đình đủ điều kiện tham gia chương trình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo, tránh việc sử dụng sai mục đích sử dụng vốn ban đầu là nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc điều tra, rà soát để bổ sung kịp thời hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh do thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác, làm căn cứ cho việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước được kịp thời, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành bố trí đủ nguồn vốn, tạo điều kiện cho NHCSXH được tiếp cận với các nguồn vốn ODA, vốn vay dài hạn, lãi suất thấp để tạo nguồn vốn ổn định thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, các Bộ và ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp và bổ sung vốn Điều lệ hằng năm cho NHCSXH, số đề nghị cấp bổ sung tương ứng với tỉ lệ tăng trưởng tín dụng năm theo kế hoạch được giao. Bố trí cấp bổ sung vốn thực hiện các chương trình do ngân sách nhà nước cấp.nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng theo mục tiêu đề ra của chương trình.
Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ ủy thác, bình xét đối tượng vay vốn của các tổ TK&VV tại thôn, bản.
Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Chính phủ cần có chính sách và chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác tín dụng để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cả hệ thống chính trị phải thực sự vào cuộc phát huy vai trò, trách nhiệm của mình từ khâu tạo lập nguồn vốn đến việc tổ chức thực hiện đảm bảo chương trình đạt mục tiêu Chính phủ đề ra.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động tín dụng chính sách của Nhà nước cả trong và ngoài nước. Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm chủ động học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng về quản lý tín dụng nhỏ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tranh thủ khai thác các nguồn vốn ODA và tài trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn vốn tín dụng và kinh phí đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể nhận dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV.
3.5 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các cấp
UBND cấp tỉnh, huyện tích cực và tiếp tục trích từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách địa phương để chuyển sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại địa phương giảm áp lực về nguồn vốn từ ngân sách.
Tăng cường chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị -