5. Kết cấu của luận văn
2.3.1.4. Chương trình cho vay xuất khẩu lao động
Kể từ năm 2003, NHCSXH chính thức có chương trình tín dụng riêng cho mảng hoạt động hỗ trợ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.
Đối với chương trình này người vay phải có đủ các điều kiện sau: Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay; Có xác nhận của UBND cấp xã nơi người vay cư trú về việc người vay thuộc đối tượng chính sách. Được Bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
(1) Vốn vay được sử dụng vào việc: chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần
thiết để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động đã ký giữa Bên tuyển dụng và người lao động, gồm: Phí đào tạo; phí tư vấn hợp đồng; phí đặt
cọc; vé máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà người lao động tới làm việc; chi phí cần thiết khác tại Hợp đồng lao động.
(2) Việc xác định thời hạn cho vay được căn cứ vào: Thời hạn đi lao động ở
nước ngoài theo Hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động.
(3) Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ
tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
(4) Mức cho vay phụ thuộc vào điều kiện của từng khách hàng nhưng không
vượt quá mức cho vay tối đa do NHCSXH quy định từng thời kỳ. Giai đoạn 2005 – 2014, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/người đi lao động ở nước ngoài.
2.3.2 Quy trình cho vay đối với hộ nghèo
Hiện nay NHCSXH đang đồng thời áp dụng 02 phương thức cho vay là: Phương thức cho vay ủy thác và phương thức cho vay trực tiếp. Do đó sẽ có 2 quy trình cho vay riêng biệt tùy theo hình thức cho vay. Trong 4 chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo nói trên thì 3 chương trình: cho vay hộ nghèo, cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở và cho vay hỗ trợ hộ gia đình chính sách đi lao động nước ngoài có thời hạn được thực hiện theo hình thức ủy thác. Riêng hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện thông qua cả hai hình thức là trực tiếp và ủy thác.
Quy trình cho vay đối với phương thức cho vay ủy thác
Cho vay uỷ thác được định nghĩa là bên uỷ thác giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện một số công đoạn trong quy trình cho vay thông qua văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận và bên uỷ thác trả phí uỷ thác cho bên nhận uỷ thác. Mức phí dịch vụ ủy thác trả cho bên nhận ủy thác được thực hiện theo thỏa thuận ở từng thời kỳ và phù hợp với mức phí ủy thác do Bộ Tài chính quy định. Các tổ chức được NHCSXH ủy thác thông thường: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức chính trị xã hội nói trên nhận thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ
sở địa phương, bình xét các đối tượng thỏa mãn các điều kiện của các chương trình vay vốn.
Quy trình cho vay đối với phương thức ủy thác được thực hiện theo các bước như sau:
Sơ đồ 2. 1: Quy trình cho vay đối với phương thức cho vay ủy thác
(1) (6) (7) (2) (8) (9) (3) (4) (5)
(Nguồn: Tài liệu tập huấn cán bộ tín dụng NHCSXH)
Bước 1: người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV họp bình xét và lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng NHCSXH theo dõi địa bàn mà mình được phân công phụ trách.
Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ, thẩm định hồ sơ; thông báo kết quả được Giám đốc phê duyệt gửi UBND cấp xã.
Bước 5: UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.
Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. Khi nhận được thông báo giải ngân của NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể sẽ nắm bắt được các Tổ giải ngân đợt này để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và chủ động bố trí cán bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải ngân.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết số tiền hộ được vay, và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.
Hộ vay vốn Tổ TK&VV
NHCSXH UBND cấp xã
Tổ chức CTXH cấp xã
Bước 9: Khách hàng trả trực tiếp nợ vay cho NHCSXH.
Nhìn chung, phương thức cho vay ủy thác có ưu điểm là giảm khối lượng công việc cho cán bộ NHCSXH, đồng thời bước xét các đối tượng đủ điều kiện vay vốn được tiến hành ngay tại địa phương nên mang tính minh bạch, bên cạnh đó các tổ chức xã hội có điều kiện hỗ trợ hướng dẫn các hộ gia đình sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Hầu như các chương trình cho vay của NHCSXH đều thực hiện bằng phương pháp này. Tuy nhiên, còn một mặt hạn chế nếu như khoản vay vốn mang tính chất tương đối phức tạp cần một trình độ về kiến thức tiền tệ, tài chính để thẩm định thì phương pháp này lại không phù hợp.
Quy trình cho vay đối với phương thức cho vay trực tiếp
Trong 4 chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo nói trên thì chương trình cho vay học sinh sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ thường áp dụng phương thức này.
Sơ đồ 2. 2: Quy trình phương thức cho vay trực tiếp
(1)
(4) (3) (2)
(Nguồn: Tài liệu tập huấn cán bộ tín dụng NHCSXH.) Trình tự các bước như sau:
Bước 1: HSSV có nhu cầu và phù hợp với điều kiện, viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn trình nhà trường để xác nhận.
Bước 2: Cán bộ Tín dụng thẩm định dự án, phương án.
Bước 3: NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ vay vốn theo quy định, tiến hành giải ngân.
Bước 4: Khách hàng thực hiện trả lãi và nợ gốc cho NHCSXH
Hộ vay vốn UBND cấp xã
Phương thức cho vay trực tiếp giảm bớt các thủ tục và các bước thực hiện vì không phải thông qua tổ TK&VV cũng như các tổ chức xã hội. Đồng thời, phương pháp này có hạn chế là khối lượng công việc đặt lên cán bộ tín dụng của NHCSXH lớn và công việc xét các đối tượng đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn các hộ gia đình sử dụng vốn có hiệu quả còn găp nhiều khó khăn vì hầu như mỗi cán bộ tín dụng của NHCSXH phải phụ trách trên một địa bàn rộng với khối lượng khách hàng nhiều.
2.3.3 Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
Để xem xét chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, thì cần phải xem xét các yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như là khả năng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của vốn của hộ nghèo, hộ nghèo sử dụng vốn vay đầu tư vào phát triển sản xuất tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo, cũng như là khả năng hoàn trả gốc và lãi vay cho ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, các nhà quản lý rất quan tâm đến chất lượng tín dụng, đây là yếu tố then chốt quyết định đến hoạt động cũng như sự phát triển bền vững của ngân hàng. Trong thời gian qua, NHCSXH cũng đã có nhiều giải pháp để quản lý đến chất lượng tín dụng để bảo toàn nguồn vốn và đáp ứng được những yêu cầu đặt ra cho quá trình hoạt động của NHCSXH. Nội dung này sẽ phân tích chất lượng tín dụng đối với ngân hàng và chất lượng tín dụng đối với toàn xã hội.
2.3.3.1 Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng chính sách xã hội
Đứng trên góc độ là người cung cấp nguồn vốn dưới hình thức cho vay, chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua những tiêu chí như là tổng dư nợ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, tỷ lệ dư nợ tín dụng theo từng chương trình, cơ cấu dư nợ theo vùng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh… Các chỉ tiêu này phản ánh tình trạng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có được đảm bảo an toàn khi hoàn trả nợ vay hay không.
Bảng 2. 6: Dư nợ cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH
Dư nợ cho vay TDƯĐ đối với hộ nghèo
( Tỷ đồng) Chiếm tỷ trọng (%) 2005 18.426 15.235 82,7 2008 52.511 37.671 71,7 2011 103.731 75.991 73,3 2012 113.921 81.792 71,8 2013 121.699 80.168 65,9 2014 129.456 73.272 56,6 Trong đó Năm Tổng dư nợ cho vay
( Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo báo hoạt động hàng năm của NHCSXH, từ 2005 đến 2014) Theo bảng 2.6, trong giai đoạn 2007 – 2014, dư nợ cho vay TDƯĐ đối với hộ nghèo luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dư nợ tại NHCSXH. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm từ 82,7% năm 2005 xuống còn 56,6% năm 2014. Điều này phù hợp với xu thế phát triển, hộ nghèo ngày càng giảm và NHCSXH đa dạng hóa các đối tượng vay vốn như hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo…
Theo Nghị định 78/2003/NĐ-CP của Chính phủ thì 04 tổ chức chính trị xã hội tham gia hỗ trợ NHCSXH trong một số công đoạn của quy trình cấp tín dụng, gọi là nhận ủy thác, gồm: Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. 04 Hội đoàn thể này sẽ đứng ra thành lập các tổ TK&VV, bình xét các đối tượng vay vốn, lập danh sách hộ vay vốn đề nghị NHCSXH cho vay và tham gia quá trình giám sát sử dụng vốn vay, cũng như công tác đôn đốc hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay và lãi đúng hạn cho NHCSXH.
Bảng 2. 7: Số lượng tổ TK&VV theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội.
TT Tổ chức chính trị xã hội Số tổ TK&VV Tỉ trọng
1 Hội Phụ nữ 80.535 41.17%
2 Hội Nông dân 69.170 34.03%
3 Hội Cựu chiến binh 32.791 14.89%
4 Đoàn thanh niên 22.009 9.91%
Như vậy, Hội nông dân và Hội phụ nữ là hai tổ chức chính trị xã hội có số lượng tổ TK&VV cao nhất. Do đó cần tăng cường vai trò các tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là hội phụ nữ và hội nông dân nhằm giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng của NHCSXH. Các tổ chức Hội cần phát huy vai trò hỗ trợ và theo dõi tình hình các hộ gia đình vay vốn kịp thời xử lý thu hồi vốn gốc và lãi vay đúng thời hạn.
Theo bảng 2.8, dư nợ cho vay TDƯĐ đối với hộ nghèo trong giai đoạn 2005 - 2014 tập trung ở vùng Bắc Trung bộ, Đông bắc, Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong khi đó vùng Tây Bắc, Đông Nam bộ và Tây Nguyên chiếm tỷ lệ thấp.
So sánh giữa bảng 2.3 và bảng 2.8, thì giữa tỷ trọng dư nợ TDƯĐ và tỷ trọng hộ nghèo giữa các vùng lại có sự không đồng nhất. Như năm 2014, tỷ trọng hộ nghèo tại vùng Đông Nam Bộ chỉ chiếm 1,85% trong khi đó tỷ trọng dư nợ TDƯĐ lại chiếm 8,4%, còn ở vùng Tây Bắc tỷ trọng hộ nghèo chiếm 10,7% nhưng tỷ trọng dư nợ TDƯĐ chỉ có 5,7%. Điều này cho thấy việc phân bổ nguồn vốn giữa các vùng vẫn chưa được đồng đều theo đối tượng được thụ hưởng.
Bảng 2. 8: Cơ cấu dư nợ TDƯĐ theo vùng địa lý tại Ngân hàng chính sách xã hội
Đvt: %
Đồng bằng Sông Hồng 18,3 17,7 18,5 17,8 13,7 14,8
Đông Bắc 16,5 17,9 16,1 16,6 17,8 16,5
Tây Bắc 5,9 4,5 3,9 4,8 6,1 5,7
Bắc Trung bộ 16,1 19,4 19,9 19,9 19,6 18,9
Duyên hải Nam trung bộ 10,9 11,9 9,9 10,0 12,4 10,2
Tây Nguyên 6,7 7,0 7,5 7,8 8,2 8,6
Đông Nam bộ 8,1 6,8 8,3 8,8 6,4 8,4 Đồng bằng Sông Cửu Long 17,5 14,8 15,9 14,2 15,9 16,8
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
2014 Năm
Vùng 2005 2008 2011 2012 2013
Bảng 2. 9: Cơ cấu dư nợ theo chương trình giai đoạn 2005 -2014
Đvt: %
Cho vay hộ nghèo 97,3 72,6 50,6 50,8 52,0 53,6
Cho vay hộ nghèo về nhà ở - 2,0 4,4 4,7 4,8 5,1
Cho vay HSSV 1,0 23,2 44,0 43,8 42,7 40,7
Cho vay XKLĐ 1,7 2,1 1,0 0,7 0,6 0,6
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 2014 Năm
Chương trình cho vay 2005 2008 2011 2012 2013
( Nguồn: Báo báo hoạt động hàng năm của NHCSXH, từ 2005 đến 2014)
Trong cơ cấu nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thì trong giai đoạn 2005 -2014, chương trình cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 50% ( bảng 2.9), tuy nhiên tỷ lệ này giảm trong giai đoạn từ 2005 đến 2011 và từ 2012 đến nay đang có xu hướng tăng trở lại. Còn chương trình cho vay HSSV tăng nhanh trong giai đoạn 2008 đến 2011, còn trong những năm gần đây tỷ lệ tăng không đáng kể. Đvt: tỷ đồng 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2005 2008 2011 2012 2013 2014
Cho vay hộ nghèo
Cho vay hộ nghèo về nhà ở
Cho vay HSSV
Cho vay XKLĐ
Biểu đồ 2. 2: Dư nợ các chương trình TDƯĐ đối với hộ nghèo
( Nguồn: Báo báo hoạt động hàng năm của NHCSXH, từ 2005 đến 2014) Theo biểu đồ 2.2, dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2012, trừ chương trình cho vay XKLĐ, trong
đó tăng ấn tượng nhất là chương trình cho vay HSSV từ năm 2008 đến 2011. Đều này cũng dễ nhận thấy rằng Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ra đời đã nâng mức cho vay, mở rộng đối tượng vay vốn nên các gia đình nghèo có con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề được tiếp cận để vay vốn dễ dàng.
Còn trong giai đoạn từ 2012 đến nay dư nợ tín dụng các chương trình TDƯĐ đối với hộ nghèo nhìn chung có xu hướng giảm, đặc biệt là chương trình cho vay hộ nghèo và chương trình cho vay HSSV. Do một số hộ đã thoát nghèo không còn thuộc đối tượng vay vốn, một phần do các hộ vay vốn chương trình cho vay HSSV đến kỳ hạn trả nợ.
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Theo bảng 2.10, số nợ quá hạn chương trình TDƯĐ đối với hộ nghèo tăng trong giai đoạn 2005 – 2012 từ 349 tỷ đồng tăng lên 720 tỷ đồng, còn trong 2013 và 2014 lại giảm, đặc biệt là năm 2014 giảm mạnh xuống còn 381 tỷ đồng.
Xét về tỷ lệ thì cả giai đoạn 2005 -2014, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung các chương trình tín dụng mà NHCSXH đang triển khai. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo luôn là đối tượng mà NHCSXH cần đặc biệt quan tâm trong việc quản lý chất lượng tín dụng chung của hệ thống.
Bảng 2. 10: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ưu đãi tại NHCSXH
Đvt: tỷ đồng, %
- NQH chương trình TDƯĐ (tỷ đồng) 349 535 827 872 720 381
- Tỷ lệ NQH TDƯĐ (%) 2,29 1,42 1,09 1,07 0,90 0,52
Trong đó:
+ Chương trình hộ nghèo 2,16 1,63 1,48 1,39 1,08 0,59
+ Chương trình hộ nghèo về nhà ở - - - - - -
+ Chương trình HSSV 8,33 0,25 0,43 0,47 0,49 0,39 + Chương trình XKLĐ 5,95 8,41 15,66 21,11 22,65 7,42 Tỷ lệ NQH chung của NHCSXH (%) 2,20 1,30 1,10 1,00 0,61 0,40 2014 Năm Chỉ tiêu 2005 2008 2011 2012 2013
Xét về tỷ lệ nợ quá hạn của từng chương trình tín dụng thì chương trình tín dụng cho vay XKLĐ luôn chiếm tỷ lệ cao những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao 7,4%, mặc dù dư nợ tín dụng chương tình tín dụng này là thấp