Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 70 - 80)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.2Giải pháp hoàn thiện

1 8T 2.8 Các chỉ tiêu đo lường phân cấp NSNN 8T

3.2Giải pháp hoàn thiện

Qua kết quả những năm thực hiện Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND ngày

08/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng “vềđịnh mức phân bổ dự toán chi

thường xuyên ngân sách tỉnh Lâm Đồng năm 2011” và Nghị quyết số

157/2010/NQ-HĐND Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ngày 08/12/2010 “về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân

sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015”, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, giá cả biến

động, lạm phát,… thì Chính quyền thành phố Bảo Lộc đã chỉđạo triển khai, phối hợp giữa các cơ quan nhằm khắc phục những tác động trên đểđưa kinh tế Thành phố phát triển. Nhưng Nghị quyết số 156 và 157 của HĐND tỉnh Lâm Đồng chưa thật sự là phù hợp và còn nhiều bất cập không theo kịp tình hình phát triển kinh tế-xã hội ngày càng diễn biến phức tạp hiện nay. Do đó việc đưa ra giải pháp hoàn thiện phân cấp NSNN nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng là cần thiết.

3.2.1 Những kiến nghị đối với Trung ương.

- Bổ sung Luật NSNN và Nghị định quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ,

địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chi tiêu trung hạn và kế hoạch tài chính dài hạn (trước mắt là 3 năm, sau đó mở rộng ra 5 năm, 10 năm) phù hợp với kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, lĩnh vực, của từng Bộ, địa phương.

Quan trọng là quy định rõ nguyên tắc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản: bố trí theo công trình và tiến độ thực hiện, trình cấp có thẩm quyền một lần, bỏcơ chế bố trí cắt khúc, tùy tiện theo dựtoán hàng năm không theo nhu cầu vốn, theo tiến độ của những dựán đã được phê duyệt trong kế hoạch, quy hoạch đã được duyệt như hiện nay.

- Về quy định tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách: Điều chỉnh lại các nguồn thu và tăng tỷ lệ để lại cho địa phương theo hướng để các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương đạt mức phát triển trung bình của cả nước tự cân đối được chi

thường xuyên theo định mức của Chính phủ, nghiên cứu sửa những nội dung hiện nay

chưa phù hợp xu hướng phát triển của thị trường nhất là đối với thuế giá trị gia tăng;

thuế tiêu thụđặc biệt; thuế tài nguyên… Nghiên cứu thực hiện ổn định NSĐP lâu dài

theo Luật, thay cho ổn định từ 3-5 năm như hiện nay; phân cấp nguồn thu ổn định trên

cơ sở quy định rõ trong Luật tỷ lệ phân chia một số nguồn thu giữa các cấp ngân sách thay cho việc quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định từng thời kỳnhư hiện nay.

- Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi: Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ở địa phương cho HĐND cấp tỉnh quyết định cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo

hướng Quốc hội cần quy định cụ thể hoặc quy định nguyên tắc việc phân định nguồn thu, nhiệm vụchi đối với từng cấp ngân sách địa phương.

- Về quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các tỉnh, thành phố và quyết toán NSNN:

Phân quyền cho HĐND của địa phương các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách cấp mình và quyết toán ngân sách cấp mình theo quy định của pháp luật; bỏ cơ chế Thủ Tướng Chính Phủ giao, UBND cấp trên giao dự toán thu, chi ngân sách cho chính quyền địa phương cấp dưới; Quốc hội thực hiện quyết định NSTW và phân bổ NSTW; quyết toán NSTW; HĐND cấp nào quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán của cấp đó; bỏ lồng ghép về ngân sách giữa các cấp chính quyền.

Để khắc phục những chồng chéo và phát huy quyền làm chủ của địa phương

trong quản lý điều hành thì ngân sách các cấp phải độc lập, ngân sách cấp nào do cấp

đó quyết định, điều đó có nghĩa là Quốc hội chỉ quyết định ngân sách trung ương (trong đó có số bổsung cho ngân sách địa phương), ngân sách các cấp chính quyền địa

phương do Hội đồng nhân dân các cấp quyết định. Có như vậy, địa phương mới thực sự làm chủ ngân sách của mình, tính năng động được phát huy. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời khắc phục

được tư tưởng trông chờ, ỷ lại Trung ương.

Khi thẩm quyền có sựthay đổi như trên thì toàn bộ quy trình lập và quyết định dự

toán ngân sách sẽđỡ phức tạp hơn so với hiện nay (dự toán lập từdưới lên, quyết định từ trên xuống), nhờ đó chất lượng dựtoán được nâng cao, thời gian giao dự toán đảm bảo trước 31/12 năm trước.

- Thẩm định quyết toán ngân sách: Thực hiện chế độ kiểm toán nhà nước bắt buộc đối với tất cả ngân sách các cấp và phần lớn các đơn vị sử dụng ngân sách, trên

cơ sở đó nghiên cứu thực hiện nguyến tắc các cấp ngân sách (Trung Ương, Tỉnh, Huyện) có cơ quan kiểm toán trực thuộc HĐND của cấp mình để thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ: Để đảm bảo tính thống nhất của quốc gia, phù hợp với tính đa dạng của các địa phương, về nguyên tắc, mọi chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải do trung ương ban hành và thống nhất thực hiện trong cả nước. Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp, ở một sốlĩnh vực nhất định có thể

phân cấp, phân quyền cho địa phương ban hành.

- Phân định lại một số nguồn thu, nhiệm vụ chi cho phù hợp:

nguồn thu này cho ngân sách cấp dưới để khuyến khích địa phương làm chủ ngân sách cấp mình. Hướng phân cấp các khoản thu trên địa bàn cho ngân sách địa phương theo

2 loại địa phương: loại thứ nhất thuộc diện phải bổsung cân đối thì phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn và để lại 100% cho địa phương; loại thứ hai thuộc diện có khả năng tự cân đối thì cũng phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn (nhưng trừ một số

khoản thu đặc thù như dầu khí, hàng không...) nhưng theo một tỷ lệ cụ thể. Đểổn định các nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (trong thực tế nguồn thu này

thường thiếu tính chắc chắn ở nhiều địa phương, làm ảnh hưởng đến nguồn chi của

ngân sách địa phương), nên giao cho cơ quan điều hành ngân sách tổng kết, xem xét và có biện pháp cụ thể bổ sung nguồn thu ổn định hơn cho từng địa phương theo hướng: nâng dần số tỉnh tựcân đối được ngân sách, giảm số tỉnh phải nhận trợ cấp từ Trung ương.

+ Thuế môn bài (không phân biệt thu từđối tượng nào, không phân biệt bậc thuế) là khoản thu phân cấp ngân sách xã hưởng 100%. Tránh tình trạng cùng là một khoản

thu nhưng là phân cấp theo nhiều cách, gây phức tạp trong khi thực hiện.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước, phân cấp thống nhất theo sắc thuế, không phân cấp theo loại sản phẩm, mặt hàng, dịch vụnhư hiện nay và đưa thuế

tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước vào các khoản thu điều tiết 100% về cho

NSĐP (hiện nay nguồn thu này là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP).

+ Không quy định cứng tỷ lệ phân chia thuế sử dụng đất nông nghiệp cho ngân sách xã tối thiểu là 70%. Việc quy định tỷ lệnày do địa phương (cấp tỉnh) quyết định,

như vậy địa phương sẽ chủ động trong bố trí sử dụng và điều hoà nguồn giữa các huyện, xã trong tỉnh; tránh tình trạng có xã “thừa nguồn” vì riêng 70% thuế sử dụng

đất nông nghiệp được hưởng theo phân cấp đã vượt nhiệm vụchi, trong khi đó các xã

khác thiếu nguồn mà không điều hoà được. Đối với nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách. Cần sửa đổi cơ chế phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo định

hướng giảm số lượng các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP (hiện nay là 5 khoản) xuống còn 3 khoản; tăng các khoản thu cho địa phương hưởng 100%. Cụ thể

về các khoản thu phân chia, chỉ nên quy định 3 khoản là: (1) Thuế giá trị gia tăng

(không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu); (2) Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành); (3) Thuế

thu nhập đối với người có thu nhập cao. Còn thuế tiêu thụđặc biệt hàng hóa, dịch vụ trong nước; phí xăng, dầu phân cấp cho địa phương hưởng 100%.

3.2.2 Những kiến nghịđối với Tỉnh Lâm Đồng.

Vẫn thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia

nguồn thu giữa các cấp ngân sách đã áp dụng cho thời kỳ ổn định năm 2011-2015

nhưng cần sửa đổi và bổ sung thêm cho phù hợp với tình hình KT-XH hiện nay, cụ thể: - Phân chia lại tỷ lệ cho các huyện theo một tỷ lệ phù hợp để các huyện chủđộng sử dụng nguồn thu cho nhiệm vụchi tương ứng như: xử lý, khắc phục hậu quả kịp thời do khai thác tài nguyên; nguồn thu từđất nhà đểđầu tư vào kết cấu hạ tầng...

- Việc phân chia tỷ lệ phần trăm các khoản thu còn bất cập như: Thuế GTGT là khoản thu lớn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu thuế, phí (thuế là nguồn thu chủ yếu vì phí, lệ phí thường chỉ chiếm khoảng 10% tổng thu thuế phí và chiếm 6,5% tổng thu

NSĐP) nhưng lại chỉ phân cấp cho địa phương thu khoản thu nhỏ (loại trừ thuế GTGT

đối với hàng nhập khẩu) trong khi địa phương thu hút đầu tư của các DN trong và

ngoài nước. Tương tự thuế TNDN cũng loại trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành. Do

đó, đề nghị cần quy định tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đều phải nộp thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GTGT, TNDN không phân biệt theo từng hoạt động và thay đổi tỷ lệ phân chia phù hợp thay vì như hiện nay NS tỉnh 41,66% và NSĐP 58,34%. Còn thuế TNCN điều tiết

100% cho NSĐP (hiện nay NS tỉnh 41,66%; ĐP 58,34%) vì khoản thuếTNCN trên địa bàn Bảo Lộc chủ yếu là từsang nhượng quyền sử dụng đất.

- Bổ sung thêm một số nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp xã đối với nội dung chi sự nghiệp kinh tếnhư: Chi các hoạt động sự nghiệp về vệsinh môi trường; chi các sự

nghiệp kinh tế khác thuộc cấp xã quản lý.

- Cần nghiên cứu phân cấp lại nhiệm vụ chi cho phù hợp với nhiệm vụ thu. - Cần xây dựng định mức phân bổ chi vốn đầu tư để cùng với việc ban hành định mức chi thường xuyên thành bộ công cụ pháp lý hoàn chỉnh trong việc thảo luận phân bổ ngân sách một cách công khai, minh bạch.

- Phân cấp nhiệm vụ thu đối với các khoản thu của các hộ sản xuất kinh doanh cho các Xã (thay cho việc Uỷ nhiệm thu như hiện nay) điều này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà Nước trước xu hướng phát triển nền kinh tế của đất nước hiện nay và được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền, của nhân dân và các

đối tượng nộp thuế, đồng thời gắn công tác thu chi ngân sách với trách nhiệm quản lý

nhà nước vào công tác thuế tại địa phương, từ đó tạo nên sự chuyển biến tích cực cho việc quản lý thu thuế, hạn chế nợđọng thuếvà tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo

điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước. - Điều chỉnh tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa Ngân sách cấp Huyện và Ngân sách cấp Xã của một sốđịa bàn cụ thể.

+ Điều chỉnh tỷ lệ % điều tiết nguồn thu thuế Giá trị Gia tăng, Thuế Thu nhập Doanh nghiệp đối với: các phường 1; 2; Lộc phát; Lộc Tiến; B’Lao, các xã Lộc Nga;

ĐamB’ri; Đại Lào.

+ Điều chỉnh tỷ lệ% điều tiết nguồn thu lệphí trước bạnhà, đất phát sinh trên địa

bàn phường đối với các phường 1;2; B’Lao.

+ Điều chỉnh tỷ lệ% điều tiết nguồn thu thuế tài nguyên thu từ cá nhân và hộ gia

đình đối với xã Lộc Châu; Đại Lào; ĐamB’ri.

+ Điều chỉnh tỷ lệ % điều tiết thu thuế chuyển quyền sử dụng đất phát sinh trên

địa bàn phường, xã; đối với các phường 1; 2; B’Lao; Lộc Phát và đối với các xã Lộc Thanh; ĐamB’ri.

- Thực hiện phân cấp nhiệm vụ quản lý thu đối với tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho các thành phố quản lý để phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách hiện hành của HĐND Tỉnh. (hiện tại Tỉnh đã phân cấp nguồn thu nhưng chưa phân cấp quản lý thu cho Chi cục thuế)

- Tăng cường và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tài chính – ngân sách phù hợp với những nội dung phân cấp cho địa phương.

- Đảm bảo phương tiện vật chất kỷ thuật cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt

động của bộ máy công chức, hoạt động công vụ.

- Tăng cường bồi dưỡng giáo dục cán bộ công chức đi đôi với xiết chặt kỷ luật, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, cũng như pháp luật tài chính – ngân sách nói riêng.

KT LUN CHƯƠNG 3

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống NSNN và chếđộ phân cấp quản lý NSNN là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Phân cấp quản lý NSNN dù chỉ là

phương tiện, không phải là mục đích, là phương pháp giải quyết các quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền trong một thời kỳ cụ thể nhất định, chỉ khi có được một hệ

thống NSNN và chế độ phân cấp NSNN hoàn thiện thì mới có thể tập trung đúng chính sách, đầy đủ, kịp thời các nguồn thu vào NSNN; phân phối và sử dụng hợp lý các khoản chi cho các nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, quốc phòng và đời sống; thực hiện chủ động lập và chấp hành ngân sách, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp.

Qua phân tích những tồn tại hạn chế ở chương 2 về phân cấp quản lý NSNN

trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm đồng, tác giả đã đề xuất mục tiêu, quan

điểm và giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, đó là:

- Những kiến nghị đối với Trung ương: Hoàn thiện cơ sở pháp lý; thay đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương pháp xác định tỷ lệ phân chia các khoản thu và số bổ sung từ NSTW cho

NSĐP.

- Những kiến nghị đối với Tỉnh Lâm Đồng: Phương hướng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệphân trăm phân chia trong thời gian tới; điều chỉnh phù hợp cơ cấu tổ chức hành chính.

KT LUN

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là một nội dung quan trọng trong cơ chế

phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa

phương phát triển. Do vậy việc phân cấp phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về NSNN, phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội ởđịa phương.

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu để hoàn thiện về mặt nhận thức lý luận, thực tiễn cũng như tìm ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Bảo Lộc nói riêng và tỉnh Lâm

đồng nói chung. Luận văn đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:

- Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về khái niệm,

đặc điểm, chức năng, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của NSNN, phân cấp quản lý

ngân sách nhà nước, làm rõ cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. Nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp nhằm quản lý ngân sách hiệu quả

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 70 - 80)