Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hối lộ của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 50)

Hối lộ được gọi là chi phí không chính thức của các doanh nghiệp, được

bỏ ra nhằm mang lại thuận lợi, ưu thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là

một khoản chi phí đáng kể mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẵn

lòng chi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có quyết tấm đấu tranh phòng chống

hối lộ, tham nhũng, đó cũng là vì lợi ích của chính doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp nên thực hiện công việc kinh doanh với sự liêm chính và hành động

một cách hợp pháp theo các quy định của pháp luật để phát triển ổn định, bền

vững. Tuy hối lộ có thể mang lại lợi ích trong ngắn hạn cho doanh nghiệp nhưng về lâu về dài doanh nghiệp sẽ mất dần năng lực cạnh tranh và phụ

thuộc vào những ưu tiên từ phía nhân viên Nhà nước. Đồng thời, hối lộ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có chế tài nghiêm khắc, nếu bị phát giác

công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Hối

lộ mang nhiều rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp cần phải tránh.

Nghiên cứu này quan tâm đến các công ty cổ phần nên các giải pháp đưa

ra tập trung vào đối tượng này. Từ kết quả phân tích dữ liệu trên tôi nhận thấy

sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý và giới tính nhà quản lý có tác động đến khuynh hướng hối lộ của công ty. Vì vậy, để góp phần giảm thiểu tình trạng

hối lộ của các công ty cổ phần, tôi đề xuất một số giải pháp sau đây:

- Các công ty cổ phần nên có sự phân biệt giữa quyền sở hữu và quản lý

Thật vậy, sự tách biệt này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho công ty nếu như thuê được nhà quản lý chuyên nghiệp, làm việc công minh. Khi đó, nhà quản lý này hành động vì mục tiêu phát triển công ty mang lại lợi ích cho tất

cả cổ đông (chủ sở hữu) công ty. Trong các công ty cổ phần có hàng chục, hàng trăm cổ đông vì vậy việc một cổ đông nào đó đứng ra làm nhà quản lý sẽ

nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Đơn giản là một người không thể hành động vì lợi

ích rất nhiều người mà thường có xu hướng đặt nặng lợi ích cá nhân. Vì vậy,

việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty là thật sự cần thiết.

Ngoài ra, thông qua phân tích dữ liệu khảo sát từ các công ty cổ phần cho thấy

sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý góp phần kéo giảm tình trạng tham nhũng.

Nhà quản lý thực chất chỉ là người làm thuê được hưởng lương và bổng lộc căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, nhà quản lý được đánh giá thông qua năng lực lãnh đạo và đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của họ.

Nhà quản lý chuyên nghiệp chỉ làm việc đơn thuần vì lợi ích công ty, tất cả

các cổ đông và không muốn những rủi ro ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của

mình như các hoạt động hối lộ. Trái lại, chủ sở hữu (cổ đông) khi điều hành công ty luôn muốn tối đa hóa hóa giá trị công ty nên có nhiều động lực thực

hiện hành vi hối lộ hơn. Thực tế mọi hành vi hối lộ của doanh nghiệp đều

nhằm mang lại lợi ích, cơ hội nào đó giúp công việc kinh doanh thuận lợi hơn. Do đó, công ty với sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý ít tham gia vào các hoạt động hối lộ so với công ty không có sự tách biệt này.

- Cân đối giới tính trong các thành viên lãnh đạo công ty

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhà quản lý nữ ít dính líu đến các hoạt động hối lộ hơn so với nam. Lý thuyết và thực tiễn là bằng chứng hiệu quả cho

mối quan hệ giữa giới tính và tham nhũng. Với những tính cách phát triển bởi

sự khác biệt trong quá trình giáo dục so với nam giới mà phụ nữ ít liên quan

đến các hành vi phạm tội hơn so với nam giới. Trong đó hối lộ cũng được xem

là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, để giảm tình trạng hối lộ, các công ty cổ

phần cân đối về giới tính trong ban lãnh đạo, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy năng lực của mình. Theo Husted (1999), Davis và Ruhe (2003), một quốc

gia với văn hóa trọng nam thường có mức độ tham nhũng cao.Trong các công ty cổ phần cũng vậy, phụ nữ cần được xem xét trong các vị trị lãnh đạo, tránh quan điểm khi nói đến “lãnh đạo” đồng nghĩa với “đàn ông”.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Nghiên cứu về tham nhũng, hối lộ đã có nhiều trước đây. Nghiên cứu

này bổ sung thêm cho các nghiên cứu trước bằng việc giải thích xác suất thực

hiện hối lộ từ góc độ các doanh nghiệp, đặc biệt là công ty cổ phần. Nghiên cứu đã giải thích được sự khác biệt trong khuynh hướng hối lộ của các doanh nghiệp khi nó có sự phân biệt quyền sở hữu- quản lý công ty và khi nhà quản

lý công ty là nữ. Nghiên cứu này đã hướng sự tập trung vào các doanh nghiệp, đối tượng đưa hối lộ thay vì là cán bộ, công chức (người nhận hối lộ) như

nhiều nghiên cứu trước đây.

Nghiên cứu đã đưa ra các giả thuyết về các yếu tố có thể tạo ra sự khác

biệt trong việc tham gia hối lộ của các công ty cổ phần và tiến hành ước lượng

kiểm chứng các giả thuyết đó. Kết quả phân tích hồi quy Probit và Tobit trên 314 công ty cổ phần đã minh chứng cho các giả thuyết đặt ra rằng sự tách biệt

quyền sở hữu- quản lý công ty và giới tính của nhà quản lý tạo ra sự khác biệt

trong mức độ sẵn lòng hối lộ của các công ty cổ phần. Các yếu tố này cần được quan tâm khi xem xét đề xuất giải pháp kéo giảm thực trạng hối lộ của

các doanh nghiệp hiện nay.

6.2 KIẾN NGHỊ

Tham nhũng luôn là vấn đề nan giải mà mọi quốc gia cố gắng đấu tranh

phòng, chống trong nhiều thập kỷ qua và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy

nhiên, kết quả đạt được thì không như mong đợi. Tình hình tham nhũng vẫn

tiếp tục diễn ra rất phức tạp ở nhiều lĩnh vực và có xu hướng tăng về quy mô,

tính chất ngày càng nghiêm trọng. Qua nghiên cứu này, tôi nhận thấy công tác

phòng chống tham nhũng chỉ tập trung vào cơ chế, chính sách pháp luật và bộ

phận cán bộ, công chức là chưa đủ. Doanh nghiệp cũng là chủ thể quan trọng

trong các hoạt động hối lộ liên quan đến cán bộ, công chức Nhà nước nên cần được quan tâm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn. Vì vậy, các giải pháp phòng chống tham nhũng, hối lộ cần có sự kết hợp đồng bộ hướng đến cả chủ thể đưa

đưa ra một số kiến nghị góp phần phòng chống tham nhũng, hối lộ trong thời

gian tới:

- Thực hiện công khai, dân chủ trong công tác tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong

bộ máy Nhà nước. Lựa chọn đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Đồng thời quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công

chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản của công chức, viên chức

nhằm đảm bảo minh bạch về tài sản, thu nhập của công chức, góp phần phát

hiện kịp thời hành vi tham nhũng.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, đơn

giản thủ tục để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật,

làm cho các doanh nghiệp nhận thấy tham nhũng là một vấn nạn để chung sức, đồng lòng đấu tranh đẩy lùi.

- Hoạt động quản trị doanh nghiệp cần được minh bạch, chuyên nghiệp hóa. Đồng thời, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng bản sắc riêng tạo thành văn

hóa doanh nghiệp, trong đó, việc cam kết về trách nhiệm xã hội, phát triển bền

vững và thực hành liêm chính phải được coi là những giá trị cốt lõi.

- Các doanh nghiệp cũng cần chủ động cung cấp thông tin, chủ động phát

hiện và thông báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền về những hành vi nhũng

nhiễu, tham nhũng của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước, đây là một

trong những giải pháp quan trọng để doanh nghiệp cùng các cơ quan chuyên trách đóng góp vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam tập trung chủ yếu vào

các đối tượng là nhân viên Nhà nước. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham

nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Doanh nghiệp vừa là nạn nhân

vừa là người tham gia trong việc đưa hối lộ. Vì vậy, doanh nghiệp cần là

người đi đầu trong câu chuyện phòng, chống tham nhũng, tiến tới sự liêm chính, minh bạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Văn Trường và Nguyễn Thị Tường Duy, 2013. Phòng chống

tham nhũng- nhiệm vụ quan trong trong nền công vụ hiện nay. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, 52, 158-164.

2. Phạm Xuân Sơn và Phạm Thế Lực, 2010. Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB

Chính trị quốc gia.

3. Phan Anh Tú, 2012. Doanh nghiệp, bối cảnh, hối lộ, bằng chứng các

DNTN ở ĐBSCL, Việt Nam. Kỷ yếu khoa học, 56-69.

4. Phan Anh Tú, 2013. Tham nhũng định nghĩa và phân loại. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 25, 1-7.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Davis, J. H., & Ruhe, J. A, 2003. Perceptions of country corruption: Antecedents and outcomes. Journal of Business Ethics, 43, 275-288 2. Felson, M., & Gottfredson, M., 1984. Social indicators of adolescent activities near peers and parents. Journal of Marriage and the Family, 46, 709-714.

3. Gottfredson. M. R., & Hirschi, T., 1990. Ageneral theory of crime.

Stanford, Ca: Stanford University Press.

4. Husted, B. W, 1999. Wealth, culture and corruption. Journal of International Business Studies, 30, 339-359.

5. Jensen, M. C., & Meckling, W. H., 1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3, 305-360.

6. Karpoff, J.M., & Lott, J. R., Jr., 1993. The reputational penalty firms bear from commiting criminal fraud. Journal of International Business Studies, 37, 61-75.

7. Martin, K. D., Cullen, J. B., & Johnson, J. L, 2007. Deciding to bribe: A cross- level analysis of firm and home country influences on bribery activity. Academy of Management Journal, 50, 1401- 1422

8. Paramasivan, C., & Subramanian, T., 2009. Financial management.

New Delhi: New Age International.

9. Ramdani Dendi, Arjen van Witteloostuijn, 2012.The shareholder - manager relationship and its impact on the likelihood of firm bribery. Journal of Business Ethics, 108, 495-507.

10. Svensson, J. (2003). Who must pay bribes and how much? Quaterly Journal of Economics, 118, 207-230.

11. Swamy, A., Knack, S., Lee, Y., & Azfar, O. (2001). Gender and corruption. Journal of Development Economics, 64, 25-55.

12. Thomsen, S., & Pedersen, T., 2000. Ownership structure and economic performance in the largest European companies. Strategic Management Journal, 21, 689-705.

13. Tittle, C. R., & Paternoster, R., 2000. Social deviance and crime: An organizational and theoretical approach. Los Angeles, CA: Roxbury.

PHỤ LỤC THỐNG KÊ MÔ TẢ canhtranh 316 21.56013 16.03328 0 200 knql 314 13.74682 8.614966 0 50 size 316 428.8228 718.8419 6 8323 tuoi 316 18.29114 15.43355 1 99 xk 316 25.75604 38.23139 0 100 gtql 316 .2848101 .4520398 0 1 tlcp 316 33.07082 18.80083 2.25 100 ql_sh 316 .2563291 .4372981 0 1 hlsale 316 .8358228 1.517562 0 10 hoilo 316 .528481 .4999799 0 1 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

Total 316 100.00

1 167 52.85 100.00 0 149 47.15 47.15 Hoilo Freq. Percent Cum.

Total 316 100.00

1 81 25.63 100.00 0 235 74.37 74.37 QL_SH Freq. Percent Cum.

Total 316 100.00

1 90 28.48 100.00 0 226 71.52 71.52 GTQL Freq. Percent Cum.

MA TRẬN TƯƠNG QUAN 0.1476 0.0000 size 0.0819 0.4271 1.0000 0.7123 xk 0.0209 1.0000 knql 1.0000 knql xk size 0.2786 0.0050 0.9729 0.8456 0.0164 0.0791 0.7774 size 0.0611 0.1574 -0.0019 -0.0110 -0.1349 0.0989 0.0160 0.0523 0.0779 0.2981 0.4863 0.6692 0.2267 0.5466 xk 0.1093 0.0993 -0.0587 0.0393 0.0241 -0.0682 -0.0340 0.8569 0.5194 0.4554 0.3055 0.0000 0.0598 0.6123 knql 0.0102 -0.0365 -0.0423 0.0580 -0.2307 0.1064 0.0287 0.4096 0.8786 0.0294 0.2571 0.0057 0.1446 canhtranh -0.0465 0.0086 0.1225 -0.0639 0.1553 0.0823 1.0000 0.9036 0.4478 0.1344 0.1169 0.0210 tuoi -0.0068 0.0429 0.0844 -0.0884 -0.1298 1.0000 0.0007 0.0216 0.2467 0.1441 gtql -0.1905 -0.1292 -0.0654 0.0824 1.0000 0.1079 0.2348 0.2045 tlcp 0.0906 0.0670 0.0716 1.0000 0.0038 0.0000 ql_sh 0.1625 0.2746 1.0000 0.0000 hlsale 0.5127 1.0000 hoilo 1.0000 hoilo hlsale ql_sh tlcp gtql tuoi canhtr~h

PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

hoilo * ql_sh 316 100.0% 0 .0% 316 100.0% hoilo * ql_sh Crosstabulation Count ql_sh 0 1 Total 0 122 27 149 hoilo 1 113 54 167 Total 235 81 316 Chi-Square Tests Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 8.346a 1 .004 Continuity Correctionb 7.617 1 .006 Likelihood Ratio 8.493 1 .004

Fisher's Exact Test .004 .003

Linear-by-Linear

Association 8.320 1 .004

N of Valid Casesb 316

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 38.19.

b. Computed only for a 2x2 table

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

hoilo *

nhomtlcp 316 100.0% 0 .0% 316 100.0%

hoilo * nhomtlcp Crosstabulation

Count Nhomtlcp 1 2 3 Total 0 131 16 2 149 Hoilo 1 130 28 9 167 Total 261 44 11 316 Chi-Square Tests Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 6.728a 2 .035 Likelihood Ratio 7.111 2 .029 Linear-by-Linear Association 6.665 1 .010 N of Valid Cases 316

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 5.19.

Case Processing Summary

Cases

Valid Missing Total

N Percent N Percent N Percent

hoilo *

Chi-Square Tests Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 11.469a 1 .001 Continuity Correctionb 10.639 1 .001 Likelihood Ratio 11.524 1 .001

Fisher's Exact Test .001 .001

Linear-by-Linear

Association 11.433 1 .001

N of Valid Casesb 316

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 42.44.

b. Computed only for a 2x2 table hoilo * gtql Crosstabulation Count gtql 0 1 Total 0 93 56 149 hoilo 1 133 34 167 Total 226 90 316

HỒI QUI PROBIT _cons -.7739209 .3670484 -2.11 0.035 -1.493323 -.0545192 canhtranh -.0034665 .0045581 -0.76 0.447 -.0124003 .0054672 knql -.0001991 .0084433 -0.02 0.981 -.0167477 .0163495 lnsize .1759682 .0719153 2.45 0.014 .0350168 .3169196 tuoi -.0025312 .0048151 -0.53 0.599 -.0119686 .0069062 xk .0010172 .0021524 0.47 0.636 -.0032013 .0052358 hlsale Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] Robust

Log pseudolikelihood = -211.94328 Pseudo R2 = 0.0244 Prob > chi2 = 0.0758 Wald chi2(5) = 9.98 Probit regression Number of obs = 314

_cons -.6132515 .4127267 -1.49 0.137 -1.422181 .1956781 canhtranh -.0025045 .004637 -0.54 0.589 -.0115928 .0065838 knql -.0070203 .0088366 -0.79 0.427 -.0243398 .0102992 lnsize .1239011 .0742011 1.67 0.095 -.0215304 .2693326 tuoi -.0035683 .0048345 -0.74 0.460 -.0130437 .0059071 xk .0022388 .0022586 0.99 0.322 -.002188 .0066656 gtql -.5164502 .1776205 -2.91 0.004 -.86458 -.1683203 tlcp .006346 .0040486 1.57 0.117 -.0015891 .0142811 ql_sh .4712621 .1737456 2.71 0.007 .130727 .8117971 hoilo Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] Log likelihood = -202.31768 Pseudo R2 = 0.0687 Prob > chi2 = 0.0002 LR chi2(8) = 29.85 Probit regression Number of obs = 314

HỒI QUY TOBIT

0 right-censored observations 165 uncensored observations

Obs. summary: 149 left-censored observations at hlsale<=0

/sigma 2.276456 .1358436 2.009161 2.543752 _cons -1.921947 .7521985 -2.56 0.011 -3.402027 -.4418682 canhtranh -.001715 .0088755 -0.19 0.847 -.0191791 .0157492 knql -.0124387 .0166943 -0.75 0.457 -.0452876 .0204102 lnsize .3808727 .1429331 2.66 0.008 .0996273 .662118

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hối lộ của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)