- Cơ chế kinh tế thị trường
Tham nhũng có thể diễn ra ở tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, kinh tế luôn là lĩnh vực mà hối lộ, tham nhũng phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Sở dĩ tham nhũng, hối lộ có nhiều cơ hội
hoành hành trong nền kinh tế ở Việt Nam một phần là do cơ chế kinh tế thị trường còn nhiều bất cập của Việt Nam. Trong kinh doanh tất yếu có sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, cạnh tranh thì phải có người thắng
và người thua, người được lợi và người bị thiệt hại. Ai cũng phải cố gắng để
có được nhiều lợi nhuận nhất... Đặc biệt, kinh tế thị trường khiến doanh
nghiệp đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt hơn, không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài nên dễ xảy ra trường hợp cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường
đồng tiền được đặt lên vị trí hàng đầu nên được dùng như một phương pháp
hữu hiệu giải quyết mọi khó khăn. Vì vậy, vấn nạn hối lộ, tham nhũng có điều
kiện thuân lợi phát triển trong nền kinh tế thị trường.
- Cơ chế quản lý, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập
Cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều thiếu sót đã góp phần tạo điều kiện cho hối lộ, tham nhũng đụt khoét. Qua 20 năm Việt
Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu đáng
kể về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói thì vẫn còn nhiều tồn tại, nhất là
cơ chế quản lý còn nhiều thiếu sót. Phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá
trình vận hành đất nước nhưng năng lực quản lý của bộ máy công quyền còn hạn chế nên khó mà kiểm soát tốt mọi việc, ngay cả việc quản lý nội bộ cũng chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, có nhiều cán bộ, công chức Nhà nước lạm dụng
quyền hành để tham nhũng, chuộc lợi cho mình mà vẫn chưa bị phát giác.
- Hệ thống trình tự, thủ tục rườm rà
Hệ thống các quy định, trình tự, thủ tục hành chính rườm rà mang lại
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Cán bộ, công chức cũng lợi dụng điều này để nhũng nhiễu, vòi tiền từ các doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh phiền hà và giảm thời gian chờ đợi. Doanh nghiệp thường chọn cách chi tiền “hối lộ” cho
cán bộ, công chức để công việc thuận lợi và nhanh chóng hơn.
- Môi trường kinh doanh thiếu minh bạch
Thiếu công khai, minh bạch trong môi trường kinh doanh là nhân tố
quan trọng tạo ra hối lộ, tham nhũng. Thực tế chứng tỏ rằng, ở đâu tính công
khai, minh bạch được đề cao, thì ở đó ít có những vấn đề tiêu cực phát sinh.
Có thể lý giải điều này như sau: vì công khai buộc người ta phải làm nó ở mức độ trung thực cao nhất có thể, và vì công khai mà những thông tin không
những được minh bạch hơn mà còn buộc chủ thể của hành động phải tự giác
kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực hơn. Môi trường kinh doanh thiếu minh bạch nên khả năng tiếp cận cơ hội, thông tin
kinh tế của các doanh nghiệp không tương đồng. Doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn sẽ có ưu thế hơn trong kinh doanh và xác suất thành công cao hơn. Ví
được công khai nhưng bên trong các doanh nghiệp trúng thầu thường hối lộ
cho cán bộ, công chức có quyền quyết định chọn thầu. Vì vậy, chọn lựa của
cán bộ, công chức không còn mang tính khách quan mà bị lợi ích cá nhân chi phối. Qua đó cho thấy, sự thiếu công khai, minh bạch trong kinh doanh tạo ra cho môi trường cạnh tranh không công bằng nên áp lực cạnh tranh gay gắt dẫn đến hành vi hối lộ của doanh nghiệp để tìm ưu thế cho mình.