Thực trạng hối lộ, tham nhũng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hối lộ của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 31 - 35)

Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng, hối lộ diễn ra trong thực tế là rất khó khăn. Chúng ta chỉ có thể nhìn nhận về tình hình tham nhũng, hối lộ theo bề nổi, dựa vào đánh giá

của các tổ chức quốc tế và kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng, hối lộ. Dựa vào đó, có thể thấy tình hình tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam là rất nghiêm trọng.

- Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI):

Theo đánh giá của TI thì Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng

nghiêm trọng. (Theo tiêu chí của TI, thang điểm là 10; những nước có điểm dưới 3 được coi là tham nhũng nghiêm trọng). Những năm gần đây, chỉ số

cảm nhận tham nhũng của Việt Nam được xếp như sau:

Bảng 3.1 Xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam 2007-2013

Năm Số điểm Xếp hạng 2007 2.6 123/179 2008 2.7 121/180 2009 2.7 120/180 2010 2.7 116/178 2011 2.9 112/182 2012 3.1 123/176 2013 3.1 116/177

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 2013.

Những năm vừa qua, Việt Nam luôn nằm trong danh sách những nước có

mức độ hối lộ, tham nhũng cao trên thế giới, với điểm số rất thấp (thường nhỏ hơn 3). Mặc dù năm 2013 có những tiến bộ nhất định (so với năm 2007, chỉ số

cảm nhận tăng 0,5 điểm và thứ hạng tương đối tăng lên), nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng xếp hạng. Theo đánh giá của TI, ở châu Á, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... Tóm lại, tình hình tham nhũng ở Việt Nam là rất

nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ

liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong kinh tế.

- Đánh giá thông qua công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham

nhũng

Từ trước đến nay kinh tế luôn là lĩnh vực tham nhũng, hối lộ nhiều nhất.

Thật vậy, kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội để cán bộ, công chức lợi dụng chức

quyền của mình gây nhũng nhiễu, vòi tiền doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp

muốn được việc nên cũng sẵn sàng chi tiền hối lộ cho cán bộ, công chức.

Chính vì vậy, hối lộ dường như đã trở thành “văn hóa” không thể thiếu trong

Thực tế cho thấy có hàng loạt các vụ án hối lộ, tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến kinh tế đang được cơ quan chức năng xem xét, xử lý trong thời gian qua. Đăc biệt, những vụ án này vượt qua tầm kiểm soát quốc gia và có

liên quan đến các đối tác nước ngoài của Việt Nam. Điển hình làvụ quan chức

Việt Nam nhận hối lộ của công ty PCI (Pacific Consultants International,

Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương), Nhật Bản. Đây là vụ việc nổi đình

đám trong năm 2008 tạiViệt Nam, liên quan đến việc đưa hối lộ của một số

quan chức công ty PCI với Ban Quản lý dự ánĐại lộĐông- TâytạiThành phố

Hồ Chí Minh, cụ thể là với ôngHuỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông

Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lýdự án Đại

lộĐông- Tây. Để được trúng thầu Tư vấn thiết kế, giám sát cho dự án và được

nhiều điều khoản có lợi, quan chức của PCI đã đưa hối lộ cho ông Huỳnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngọc Sỹ. Năm 2008, vụ việc này bị phát giác, cơ quan chức năng của Nhật- Việt Nam bắt đầu công tác điều tra. Đến Tháng 3/2009, Tòa án tại Nhật Bản đã tuyên án ông Masayoshi Taga (cựu chủ tịch PCI, một trong 4 cựu quan

chức bị truy tố) 2 năm 6 tháng tù treo trong vụ đưa hối lộ tại Việt Nam. Còn

đối với ông Huỳnh Ngọc Sỹ thì bị đình chỉ công tác vào tháng 11/2008 và đến

tháng 9/2010, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có cáo trạng truy tố ông Sỹ.

Ông Sỹ bị cáo buộc nhận 262.000 USD (hơn 4 tỷ đồng) để làm một số việc có

lợi cho PCI. Đến tháng 9/2011 ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị tuyên án 20 năm tù vì tội nhận hối lộ. Vì những tiêu cực này mà Nhật đã ngừng viện trợ ODA cho

Việt Nam một thời gian. Chỉ vì một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa đã làm

ảnh hưởng đến lợi ích và chiến lược phát triển của quốc gia, hậu quả thật

nghiêm trọng.

Gần đây là nghi án Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (gọi tắt là JTC) hối lộ cho các quan chức ngành đường sắt Việt Nam để nhận được hợp đồng tư vấn dự án xây dựng đường sắt nội đô tại Hà Nội bằng nguồn vốn ODA của

chính phủ Nhật Bản. Sau khi điều tra, xác minh và làm rõ thông tin cơ quan

Cảnh sát điều tra- Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với

6 cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Trong đó, ông Trần Quốc Đông, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bị khởi tố về

tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và 5 đối tượng khác bị khởi

tố, bắt tạm giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Và đây không phải là lần đầu các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam

xảy ra hiện tượng tiêu cực.

Những vụ việc trên cho thấy, tình trạng tham nhũng của cán bộ, công

chức Việt Nam rất nghiêm trọng, đặc biệt còn liên quan đến những người đứng đầu ngành, cán bộ cấp cao, mang yếu tố nước ngoài. Cán bộ nhỏ thì nhận hối lộ nhỏ, cán bộ cấp cao thì nhận những khoản hối lộ khổng lồ và “chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ” như những trường hợp trên.

Với bộ máy cầm quyền mang nhiều mầm móng tham nhũng như thế này thì không chỉ nhà đầu tư nước ngoài mới hối lộ mà các doanh nghiệp Việt

Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy. Một báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc World Bank đã chỉ ra 5 ngành có tham nhũng nhiều nhất dưới góc nhìn của doanh nghiệp, trong dó đứng đầu là ngành thuế, tiếp đến là tài chính, ngân hàng, kho bạc và hải quan. Đặc biệt, khảo sát cho thấy, nhóm các cơ quan dẫn đầu về mức độ gây khó dễ cho doanh nghiệp, trong đó đứng đầu là kế hoạch đầu tư, tiếp đến là ngân hàng, kho bạc, tài chính, thuế, hải quan, cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực…Gần đây hình ảnh về việc cán bộ hải quan nhận hối lộ của doanh nghiệp được đăng tải trên website VTV đã chứng minh một phần cho kết quả điều tra trên. Chuyện doanh nghiệp hối lộ cho cán bộ hiện nay dường như rất bình thường, như một thủ tục cần thiết để hoạt động kinh doanh thuận lợi.

Chưa dừng lại ở đó thực trạng tham nhũng, hối lộ gần đây còn diễn biến

phức tạp hơn khi có sự câu kết giữa quan chức cầm quyền và doanh nghiệp.

Hiện vẫn chưa có giải pháp thực sự hiệu quả để ngăn chặn, xử lý các cán bộ,

công chức tham nhũng thì các doanh nghiệp lại chủ động trong việc đưa tiền

hối lộ khiến vấn đề càng khó giải quyết hơn. Một khảo sát mới đây của Ngân

hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ cho thấy 2/3 doanh nghiệp được khảo

sát cho biết họ chủ động đưa các khoản tiền lót tay, hối lộ cho cán bộ, công

chức mỗi khi có việc để được ưu tiên. Tuy nhiên, đây chỉ là cái nhìn ở bề nổi.

trường kinh doanh chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực

hiện các thủ tục. Thủ tục phức tạp, bộ máy rườm rà gây trở ngại cho hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp, nếu không chi tiền cho cán bộ, công chức thì công việc trì trệ,

mất nhiều thời gian. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chủ động chi tiền đút lót cho cán bộ trước khi được yêu cầu để công việc nhanh và thuận lợi.

Trước đây chúng ta cho rằng doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng, điều đó là chưa đủ khi thực tế rất nhiều doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ để

giành thế chủ động trên thương trường, trong cạnh tranh. Lãnh đạo doanh

nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà chưa quan tâm đến liêm chính trong doanh nghiệp mình. Hối lộ đã trở thành một chi phí bất thành văn để giải

quyết công việc, doanh nghiệp cho rằng “mở ví” là cách nhanh nhất để giải

quyết công việc. Khi tham nhũng, hối lộ được thực hiện với sự câu kết giữa

doanh nghiệp với các công chức tha hoá sẽ hình thành những nhóm lợi ích

thân hữu và có tác động tiêu cực tới quá trình xây dựng, thực thi chính sách,

pháp luật, khi đó việc phòng, chống tham nhũng, hối lộ càng khó thực hiện.

Tóm lại, hối lộ, tham nhũng đang hoành hành trên nhiều lĩnh vực và đối tượng ở Việt Nam. Nó làm tha hóa phẩm chất, đạo đức cán bộ, công chức, làm thất thoát thu nhập chính phủ và gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp. Vì vậy, “căn bệnh” hối lộ, tham nhũng cần được quan tâm,

xử lý đúng mức, đánh giá chính xác thực trạng và sớm đưa ra các biện pháp

phòng, chống hiệu quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hối lộ của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 31 - 35)