Mô tả thống kê và ma trận tương quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hối lộ của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 38)

Dữ liệu nghiên cứu gồm 316 quan sát. Trước khi phân tích dữ liệu,

nghiên cứu này thực hiện các thống kê về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất,

trung bình, độ lệch chuẩn, ma trận tương quan và phân tích bảng chéo. Bảng

4.1 cho biết giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, trung bình, độ lệch chuẩn và hệ

số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

Dựa vào kết quả trong Bảng 4.1 có thể nhận định rằng hối lộ đã trở thành chi phí không chính thức mà nhiều công ty phải chi trả. Trong 316 công ty cổ

phần được khảo sát có khoảng 52,8% (167 công ty) báo cáo có thanh toán hối

lộ. Một tỷ lệ khá cao công ty có thanh toán hối lộ cho thấy hối lộ dường như là

việc rất phổ biến trong kinh doanh. Trung bình hằng năm các công ty cổ phần

chi ra khoảng 0,84% doanh thu cho hoạt động hối lộ. Giá trị lớn nhất mà các công ty chấp nhận chi trả lên đến 10% doanh thu hằng năm. Điều này cho thấy

số tiền mà công ty bỏ ra cho các hoạt động hối lộ chiếm tỷ trọng không nhỏ

trong doanh thu công ty.

Đối với sự phân biệt quyền sở hữu- quản lý thì có 25,6% (tương ứng với

81 công ty) trong 316 công ty tồn tại sự phân biệt này. Vì vậy, có thể nói xu

thế tách biệt quyền sở hữu- quản lý trong các công ty cổ phần đang dần phổ

biến vì những ưu điểm của nó. Bên cạnh đó là một con số đáng quan tâm về

giới tính của nhà quản lý. Theo đó, có đến 28,5% (tương ứng 90 công ty) trong

số 316 công ty cổ phần được điều hành bởi nhà quản lý nữ. Vai trò lãnh đạo

của phụ nữ ngày càng thể hiện rõ trong nhịp sống hiện đại ngày nay khi có

hơn 1/4 công ty cổ phần do nữ quản lý. Với một số nổi trội về đặc điểm tích

cách cởi mở, thận trọng cũng như phong thái ứng xử hài hòa, phụ nữ hoàn toàn có khả năng trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Về mặt tỷ lệ cổ phần,

trung bình có 33,071% cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất. Tỷ lệ cổ

phần thấp nhất mà cổ đông lớn nhất sở hữu là 2,25% và cao nhất là 100%. Tóm lại, xu hướng cổ phần hóa các công ty hiện nay rất phổ biến và vốn cổ

phần được sở hữu bởi rất nhiều cổ đông, cổ đông lớn nhất có thể chỉ nắm giữ

một phần nhỏ (2,25%) tỷ lệ cổ phần trong công ty. Nhìn vào kết quả thống kê

độ lệch chuẩn của các biến có thể thấy biến kiểm soát quy mô công ty có độ

lệch chuẩn khá lớn 718,842 so với trung bình 428,823 điều này cần lưu ý khi thực hiện phân tích hồi quy.

Nhìn vào kết quả ma trận tương quan ở Bảng 4.1, ta thấy giá trị cao nhất

là 0,513 cho mối tương quan giữa hai biến phụ thuộc số tiền hối lộ và hối lộ

của công ty, mối tương quan này có ý nghĩa ở mức thống kê 1%. Tuy nhiên, mối tương quan này nhỏ hơn mức 0,8 nên chưa được gọi là hệ số tương quan

cao. Nhìn chung, có nhiều hệ số tương quan giữa các biến có ý nghĩa thống kê

ở mức 1%, 5% và 10%. Tuy có ý nghĩa thống kê nhưng các hệ số tương quan

này khá thấp nên tôi kết luận rằng không có mối tương quan cao giữa các biến

trong mô hình và không có hiện tượng đa cộng tuyến khi xem xét tất cả các

32 Bảng 4.1 Mô tả thống kê và ma trận tương quan (n=316)

Các biến Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Hối lộ 0 1 0,528 0,450 1 2. Số tiền hối lộ 0 10 0,836 0,157 0,513*** 1 3. Sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý 0 1 0,256 0,437 0,163*** 0,275*** 1 4. Tỷ lệ cổ phần 2.25 100 33,071 18,801 0,091 0,067 0,072 1 5. Giới tính nhà quản lý 0 1 0,285 0,452 -0,191*** -0,129** -0,065 0,082 1 6. Xuất khẩu 0 100 25,756 38,231 0,109* 0,099* -0,059 0,039 0,024 1 7. Tuổi công ty 1 99 18,291 15,434 -0,007 0,043 0,084 -0,088 -0,130** -0,068 1

8. Quy mô công ty 6 8323 428,823 718,842 0,061 0,157*** -0,002 -0,011 -0,135** 0,427*** 0,099* 1

9. Kinh nghiệm

quản lý

0 50 13,747 8,615

0,010 -0,036 -0,042 0,058 -0,231*** 0,021 0,106* 0,082 1

10. Cạnh tranh 0 200 21,560 16,033 -0,047 0,009 0,123** -0,064 0,155*** -0,034 0,082 0,016 0,029 1

Tiếp theo, tôi thực hiện phân tích bảng chéo giữa biến phụ thuộc hối lộ

và biến độc lập sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý để xem xét có hay không sự

khác biệt về khả năng hối lộ của các công ty cổ phần trong trường hợp có sự

phân biệt quyền sở hữu- quản lý trong công ty và trường hợp không có sự

phân biệt này.

Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa hối lộ và sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý

Sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý

Hối lộ Có Không Tổng Có 113 54 167 Không 122 27 149 Tổng 235 81 316 Chi- bình phương 8,346 P 0,004

Qua Bảng 4.2, ta thấy khả năng công ty thực hiện hối lộ có sự khác biệt

khi công ty có sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý và trường hợp không có sự

tách biệt này. Khi công ty không có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền

quản lý thì số công ty tham gia hoạt động hối lộ cao hơn so với số công ty

không hối lộ. Trong 81 công ty không có sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý có đến 54 công ty tham gia hối lộ. Qua kiểm định Chi- bình phương cho thấy

có mối quan hệ giữa khả năng hối lộ và sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý

trong công ty, mối quan hệ này có ý nghĩa ở mức thống kê 1%.

Tương tự, tôi tiếp tục thực hiện phân tích bảng chéo giữa biến phụ thuộc

xác suất hối lộ và biến độc lập tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn nhất. Tỷ lệ cổ

phần của cổ đông lớn nhất được tôi gom vào 3 nhóm để thuận lợi cho việc

phân tích bảng chéo: nhóm 1 bao gồm các công ty có cổ đông lớn nhất sở hữu

dưới 50%, nhóm 2 gồm các công ty có cổ đông lớn nhất sở hữu 51 đến 74%

cổ phần, nhóm 3 gồm các công ty có cổ đông lớn nhất sở hữu trên 75% cổ

phần. Kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 4.3. Kết quả ở Bảng 4.3 cho

thấy có sự khác biệt về khả năng công ty tham gia hối lộ khi tỷ lệ cổ phần của

cổ đông lớn nhất tăng lên. Trong 261 công ty mà cổ đông lớn nhất sở hữu dưới

50% cổ phần thì có 130 công ty tham gia hối lộ. Trong 44 công ty mà cổ đông

lớn nhất sở hữu từ 51-74% cổ phần thì có đến 28 công ty tham gia hối lộ. Đặc

9 công ty tham gia hối lộ. Điều này cho thấy có mối quan hệ giữa khả năng hối

lộ của công ty cổ phần với tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn nhất. Qua kiểm định

Chi- bình phương cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa hối lộ và tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn nhất

Tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn nhất Hối lộ <=50% 51-74% >=75% Tổng Có 130 28 9 167 Không 131 16 2 149 Tổng 261 44 11 316 Chi- bình phương 6,728 P 0,035

Sau cùng, tôi cũng tiến hành phân tích bảng chéo giữa biến phụ thuộc hối

lộ và biến độc lập giới tính nhà quản lý để xem xét có hay không sự khác biệt

về khả năng hối lộ của các công ty cổ phần khi nhà quản lý là nam với khi nhà quản lý là nữ.

Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa hối lộ và giới tính nhà quản lý của công ty

Giới tính của nhà quản lý Hối lộ Nam Nữ Tổng Có 133 34 149 Không 93 56 167 Tổng 226 90 316 Chi- bình phương 11,469 P 0,001

Qua kết quả thống kê ở Bảng 4.4 có thể nhận thấy rằng khả năng các công ty có liên quan đến hoạt động hối lộ có sự khác biệt khi giới tính nhà quản lý khác nhau. Rõ ràng là, các nhà quản lý nữ ít tham gia vào các hoạt động hối lộ so với nhà quản lý nam. Trong 90 công ty được quản lý bởi nữ chỉ

có 34 công ty hối lộ, trong khi đó có đến 133 trong 226 công ty do nam quản

lý có hối lộ. Qua kiểm định Chi- bình phương nhận thấy mối quan hệ giữa khả năng công ty tham gia hối lộ với giới tính nhà quản lý có ý nghĩa ở mức thống

kê 1%.

Để làm rõ các mối quan hệ này, nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích hồi quy

4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Probit về tác động của các biến phụ

thuộc và biến kiểm soát đến khả năng hối lộ của công ty cổ phần (được đo lường bằng biến giả) được trình bày trong Bảng 4.5. Do có 2 quan sát có bỏ

sót biến nên kết quả hồi quy chỉ tính trên 314 quan sát và quy mô công ty

được tính theo logarit của số nhân viên làm việc thường xuyên trong công ty

để giảm sự biến động dữ liệu.

Mô hình 1 trong Bảng 4.5 chỉ xem xét tác động của các biến kiểm soát đến khả năng hối lộ của công ty cổ phần. Trong mô hình này, giá trị R2 là

2,4%. Điều này có nghĩa là các biến kiểm soát giải thích được 2,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc (khả năng hối lộ). Giá trị P là 0,082, tức là mô hình này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Xem xét kết quả ước lượng ở mô

hình 1, nhận thấy xuất khẩu, tuổi công ty, kinh nghiệm người quản lý, mức độ

cạnh tranh không có ý nghĩa về mặt thống kê (lần lượt cho các biến này là β= 0,001, p>0,1; β= -0,002, p>0,1; β= -0,000, p>0,1; β= -0,003, p>0,1). Điều này hàm ý rằng các yếu tố này không tác động đến khả năng hối lộ của các công ty

cổ phần (ít nhất là về mặt thống kê).

Bảng 4.5 Các nhân tố tác động đến khả năng hối lộ của công ty cổ phần

Các biến Mô hình 1 Mô hình 2

Hằng số -0,774(0,367)** -0,613 (0,412)

Các biến kiểm soát

Xuất khẩu 0,001 (0,002) 0,002 (0,002) Tuổi công ty (năm) -0,002 (0,005) -0,004 (0,005) Quy mô công ty (số lao động) 0,176(0,072)** 0,124(0,074)*

Kinh nghiệm quản lý (năm) -0,000 (0,008) -0,007 (0,009)

Cạnh tranh (số đối thủ cạnh tranh) -0,003 (0,005) -0,003 (0,005)

Biến độc lập

Sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý 0,471 (0,174)***

Tỷ lệ cổ phần 0,006 (0,004)

Giới tính người quản lý (nữ) -0,516 (0,177)***

N 314 314

Pseudo R2 0,024 0,069

Giá trị P 0,082 0,000

*, **, *** lần lượt biểu diễn giá trị mức ý nghĩa thống kê tại 10%, 5% và 1%

Tuy nhiên, quy mô công ty lại có mối tương quan thuận với khả năng hối

này có nghĩa là khi quy mô công ty càng lớn thì khả năng công ty có khả năng

hối lộ càng cao. Về mặt lý thuyết, điều này hoàn toàn hợp lý. Doanh nghiệp

lớn cùng với doanh thu cao được coi như là một dấu hiệu để các công chức nhà nước nhũng nhiễu, vòi vĩnh (Svensson, 2003). Mặt khác, các công ty có

quy mô lớn thì công việc kinh doanh của họ càng phức tạp, nảy sinh nhiều vấn đề, nhất là vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý và các thủ tục phức tạp. Vì vậy, hối

lộ phổ biến đối với các công ty lớn. Thêm vào đó, các công ty lớn luôn có

tham vọng làm chủ thị trường, muốn đánh bại các đối thủ cạnh tranh của

mình. Do đó, để có được những cơ hội, dự án kinh doanh béo bở. Họ sẵn sàng hối lộ với mục đích tìm ưu thế, chiến thắng đối thủ. Chính vì vậy, quy mô

càng lớn, công ty có khuynh hướng hối lộ càng cao. Kết quả ước lượng trên giúp khẳng định lại cả về mặt lý thuyết và thực tiễn rằng, khi công ty có quy

mô càng lớn thì khả năng hối lộ càng cao.

Mô hình 2 trình bày kết quả ước lượng tác động của các biến độc lập mà nghiên cứu quan tâm đến khả năng hối lộ của công ty cổ phần với sự kiểm

soát các yếu tố đã được ước lượng trong mô hình 1. Lúc này, giá trị R2 tăng lên đáng kể so với mô hình 1 (6,9%). Bên cạnh đó, độ tin cậy ở mô hình 2 cũng tăng lên và gần xấp xỉ 100% (với P= 0,000). Điều này cho phép đưa ra

khẳng định rằng việc đưa thêm các biến độc lập vào góp phần giải thích tốt hơn biến phụ thuộc khả năng hối lộ của công ty cổ phần. Vì vậy, tầm quan

trọng của các biến độc lập trong nghiên cứu này cần được xem xét trong mô

hình. Đối với các yếu tố kiểm soát, tác động của quy mô công ty đến khả năng

hối lộ của công ty tiếp tục có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10% (β= 0,124; p= 0,095). Trong khi đó, kết quả ước lượng của các yếu tố khác hầu như không có sự khác biệt lớn về hệ số ước lượng và cả mức ý nghĩa thống kê. Kết quả này tiếp tục cũng cố cho kết luận ở mô hình 1 về ảnh hưởng của quy mô công ty đến khả năng hối lộ của công ty cổ phần. Một điều đáng lưu ý là kết quả ước lượng cho thấy sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý và giới tính nhà quản lý có tác động đến khả năng thực hiện hành vi hối lộ của công ty cổ

- Sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý có mối tương quan thuận với xác

suất hối lộ của công ty, đạt mức ý nghĩa thống kê là 1% (β= 0,471; p= 0,007).

Căn cứ vào kết quả Bảng 4.5, ta thấy khi không có sự tách biệt quyền sở hữu- quản lý , hay nói cách khác chủ sở hữu cũng chính là người quản lý công ty thì khả năng hối lộ của công ty cao hơn. Kết quả này hoàn toàn ủng hộ cho giả

thuyết đặt ra ban đầu. Thật vậy, hành vi hối lộ chỉ mang lại lợi ích cho chủ sở

hữu công ty, vì nó được thực hiện nhằm mang lại lợi ích nào đó trong công

việc của công ty. Do đó, lợi ích này chính là động lực thúc đẩy quyết định hối

lộ của chủ sở hữu. Trái lại, nhà quản lý là người làm thuê luôn hướng đến mục

tiêu xây dựng danh tiếng cho mình. Với mục tiêu tạo dựng danh tiếng tốt và triển vọng phát triển nghề nghiệp trong tương lai, nhà quản lý né tránh những

hành vi bất hợp pháp, mang nhiều rủi ro như hối lộ.

- Tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn nhất không có tác động đến khả năng hối

lộ của công ty cổ phần (với β= 0,006; p>0,1). Kết quả này không ủng hộ cho

giả thuyết đưa ra ban đầu. Tuy về mặt lý thuyết có tính thuyết phục và kết quả

phân tích bảng chéo cũng cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn nhất và khả năng hối lộ nhưng khi tiến hành phân tích dữ liệu trong

thực tế thì kết quả không có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ kết quả hồi quy, cổ đông lớn nhất sở hữu nhiều hay ít cổ phần trong công ty không có ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động hối lộ của công ty.

- Tuy nhiên giới tính của nhà quản lý lại cho kết quả tương quan nghịch

với khả năng hối lộ của công ty cổ phần và đạt mức ý nghĩa thống kê 1% (β = -0,516; p= 0,004). Dựa vào kết quả ước lượng Bảng 4.5, dễ dàng nhận thấy

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hối lộ của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)