Kết luận và hƣớng phát triển đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động cơ bản (Trang 83)

4.2.1 Kết luận

Đề tài đã nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động bao gồm : truyền hình di động phát qua mạng 3G, công nghệ DVB-H, công nghệ DMB và công nghệ MediaFLO. Các công nghệ này đã và đang đƣợc thử nghiệm, triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới và đƣợc tiêu chuẩn hóa bởi các nhà tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế nhƣ ETSI, TIA, IEC, IETF và ITU. Mỗi công nghệ truyền hình di động đều có ƣu nhƣợc điểm riêng, tuy nhiên nhƣ đã nghiên cứu và phân tích, các công nghệ này đều có khả năng truyền tải các tín hiệu truyền hình di động.

Công nghệ 3G có thể truyền tải tín hiệu truyền hình di động ở chế độ unicast từ điểm-tới-điểm, khi nâng cấp lên MBMS thì khả năng truyền multicast và broadcast tới nhiều ngƣời sử dụng là dễ dàng. Công nghệ 3G có băng thông hạn chế, nên số lƣợng ngƣời sử dụng đồng thời dịch vụ không nhiều và tốc độ truyền tải dữ liệu không cao, khi số lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ đồng thời tăng lên thì chất lƣợng của các dịch vụ truyền thống khác nhƣ thoại sẽ bị ảnh hƣởng. Tuy nhiên công nghệ 3G lại có ƣu điểm nổi trội là phổ tần số không cần phân bố lại cho dịch vụ truyền hình di động, vùng phủ sóng của mạng 3G rộng khắp,

SVTH : Đào Minh Tiến 84 Lớp KTTT&TT–K48

thiết bị đầu cuối di động phong phú về chủng loại và có giá thành không cao. Tƣơng lai khi công nghệ 3G đƣợc nâng cấp lên HSPA thì băng thông sẽ đảm bảo lớn hơn. Ở Việt Nam, các nhà khai thác mạng di động đã và đang bắt đầu triển khai công nghệ 3G, do vậy truyền hình di động sẽ là một dịch vụ tiềm năng đƣợc cung cấp trên các mạng này. Một trong những tiêu chí để thu hút ngƣời sử dụng dịch vụ MobileTV qua mạng 3G là cần đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, do đó hạ tầng mạng cần phải đƣợc tối ƣu thƣờng xuyên. Nội dung MobileTV cung cấp qua mạng 3G cũng cần phong phú, phù hợp với nhu cầu của ngƣời sử dụng tại Việt Nam. Một trong những tiêu chí quan trọng khác là giá cƣớc dịch vụ cần đƣợc áp dụng hợp lý để thu hút ngƣời sử dụng. Thị trƣờng thiết bị đầu cuối 3G, trong đó có cài đặt các ứng dụng để truy nhập dịch vụ MobileTV, cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này.

Công nghệ DVB-H là công nghệ broadcast phát tín hiệu truyền hình di động đã đƣợc thƣơng mại hóa rộng rãi ở các nƣớc châu Âu và triển khai, thử nghiệm ở một số nƣớc châu Á, Mỹ. DVB-H khắc phục các ảnh hƣởng của môi trƣờng truyền dẫn vô tuyến di động với các kỹ thuật nhƣ mã hóa xoắn, mã RS, ghép xen theo độ sâu, điều chế OFDM. DVB-H sử dụng kỹ thuật cắt lát thời gian để tiết kiệm pin, hiệu quả sử dụng phổ cao, hỗ trợ chuyển giao tốt và có bán kính phủ sóng lớn. DVB-H có thể cung cấp nhiều kênh truyền hình di động đồng thời và có tốc độ truyền tải cao. DVB-H tiết kiệm chi phí đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng mạng với các nƣớc đã có sẵn mạng DVB-T truyền tải tín hiệu truyền hình số mặt đất. DVB-H truyền dẫn lý tƣởng trên băng tần UHF, tuy nhiên băng tần này hầu nhƣ đã kín để truyền các kênh truyền hình mặt đất. Ở Việt Nam, DVB-H đã đƣợc triển khai bởi VTC cuối năm 2006 trên cơ sở hạ tầng mạng DVB-T đã thiết lập của VTC. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trƣờng Việt Nam, thiết bị đầu cuối di động DVB-H chƣa phong phú về chủng loại.

Công nghệ T-DMB là công nghệ broadcast phát tín hiệu truyền hình di động đã đƣợc thƣơng mại hóa chủ yếu ở Hàn Quốc và triển khai thử nghiệm ở

SVTH : Đào Minh Tiến 85 Lớp KTTT&TT–K48

một số nƣớc châu Âu, châu Á. T-DMB có khả năng khắc phục các ảnh hƣởng của môi trƣờng truyền dẫn vô tuyến di động với các kỹ thuật nhƣ mã xoắn, mã RS, ghép xen theo thời gian, ghép xen theo tần số, điều chế OFDM. T-DMB sử dụng kỹ thuật phân kênh theo thời gian để tiết kiệm pin nhƣng hiệu quả không cao.T-DMB có bán kính phủ sóng rộng lớn, hiệu quả sử dụng phổ không cao, tốc độ truyền tải dữ liệu thấp hơn so với DVB-H và cung cấp số lƣợng kênh truyền hình di động không nhiều. Thiết bị đầu cuối di động T-DMB đƣợc cung cấp bởi một số nhà sản xuất ở Hàn Quốc và cũng chƣa phổ biến. Ở Việt Nam, VTV phối hợp với Viện ETRI Hàn Quốc, Học viện Bƣu chính Viễn thông PTIT đã tiến hành thử nghiệm công nghệ T-DMB trong phạm vi bán kính nhỏ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2008, kết quả thử nghiệm cho thấy T-DMB có chất lƣợng tín hiệu khá tốt.

Công nghệ MediaFLO là công nghệ độc quyền của hãng Qualcomm, đƣợc triển khai ở Mỹ, thử nghiệm ở Anh, Hồng Kông và Đâì Loan. MediaFLO khắc phục đƣợc các ảnh hƣởng của môi trƣờng vô tuyến di động với các kỹ thuật nhƣ mã Turbo, mã RS, cấu trúc interlace, điều chế OFDM. MediaFLO sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo thời gian để tiết kiệm pin, hiệu quả sử dụng phổ cao, số lƣợng kênh truyền hình di động khá nhiều, tốc độ truyền tải dữ liệu cao, bán kính phủ sóng rộng, hỗ trợ chuyển giao tốt. Thiết bị đầu cuối di động mang tính độc quyền của Qualcomm.

4.2.2 Hƣớng phát triển

Nghiên cứu triển khai dịch vụ truyền hình di động sao cho hiệu quả là một vấn đề cấp bách đối với các nhà khai thác truyền hình di động ở Việt Nam. Có thể thấy hiện nay dịch vụ có trên các mạng truyền hình di động ở Việt Nam chủ yếu là thụ động một chiều, tính tƣơng tác giữa khách hàng và nhà cung cấp chƣa nhiều, dịch vụ giá trị gia tăng nghèo nàn. Vấn đề nghiên cứu triển khai dịch vụ gia tăng và cải thiện tính tƣơng tác của truyền hình di động cần đƣợc đặt ra, đây là cơ sở để tăng nguồn lợi cho các nhà khai thác đồng thời mang lại những trải nghiệm thực sự mới của truyền hình di động với ngƣời dùng, vì vậy hƣớng phát

SVTH : Đào Minh Tiến 86 Lớp KTTT&TT–K48

triển theo đề tài là : Nghiên cứu tiếp về các dịch vụ tƣơng tác và phối hợp giữa các nhà khai thác di động và truyền hình quảng bá.

SVTH : Đào Minh Tiến 87 Lớp KTTT&TT–K48

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, giảng viên trường Đại học Giao Thông Vận tải Hà Nội đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong toàn khóa học 2007 – 2012.

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Hưng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp.

Ngoài ra cũng xin cảm ơn tập thể lớp Kỹ thuật thông tin & truyền thông Khóa 48 (2007 - 2012) đã khuyến khích và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học cũng như quá trình làm đồ án tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện đồ án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế. Kính mong nhận được sự quan tâm, xem xét và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 05 năm 2012

SV thực hiện

SVTH : Đào Minh Tiến 88 Lớp KTTT&TT–K48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Amitabh Kumar, Mobile TV : DVB-H, DMB, 3G Systems and Rich Media

Applications, Elservier Inc, 2007

[2] Borko Furht, Syed Ahson, Handbook of Mobile Broadcasting : DVB-H,

DMB, ISDB-T, and MediaFLO, CRC Press, 2008

[3] Rainer Hoeckmann, Ralf Toenjes, and Michael Knappmeyer, Multimedia

Broadcast Multicast Services in Mobile Networks, 2006

[4] Các nguồn từ Internet :

www.tapchibcvt.gov.vn

www.vntelecom.org

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động cơ bản (Trang 83)