Hƣớng lựa chọn công nghệ DVB-H

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động cơ bản (Trang 75 - 79)

Trong các công nghệ MobileTV, DVB-H là công nghệ đƣợc thị trƣờng chấp nhận và hỗ trợ nhiều nhất trên toàn thế giới. Các ƣu điểm chính của DVB- H là :

- DVB-H là một chuẩn mở, đƣợc sử dụng phổ biến nên tạo ra sự cạnh tranh

SVTH : Đào Minh Tiến 76 Lớp KTTT&TT–K48

- DVB-H sử dụng giao diện không gian OFDM, OFDM cung cấp hiệu quả

sử dụng phổ tần số, khắc phục ảnh hƣởng của truyền dẫn đa đƣờng và cung cấp chất lƣợng thu tốt

- DVB-H sử dụng kỹ thuật cắt lát thời gian có hiệu quả tiết kiệm nguồn ở

máy thu cao

- DVB-H có tốc độ truyền dẫn cao lên tới 15 Mbps

- DVB-H là một tiêu chuẩn linh hoạt với nhiều lựa chọn để thiết kế mạng

- Có thể chia sẻ phổ tần và cơ sở hạ tầng mạng với các mạng DVB-T đã

đƣợc triển khai ở Việt Nam

Thực tế, công ty VTC đã tiến hành cung cấp dịch vụ DVB-H tới ngƣời sử dụng ở Việt Nam vào cuối năm 2006. Hình 4.1 mô tả mô hình triển khai dịch vụ truyền hình di động DVB-H của VTC.

Hình 4.1 Mô hình triển khai dịch vụ truyền hình di động DVB-H của VTC

Đầu tiên, nội dung các kênh truyền hình (VTC1, VTC2, VTC3,…) sẽ đƣợc tự động sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn DVB-H. Sau đó những nội dung này đƣợc đƣa tới “Hệ thống quản lý truyền hình di động (VTC MOBILE TV)” và đƣợc chuyển trực tiếp tới module “Đóng gói dịch vụ”(IP Encapsulator

SVTH : Đào Minh Tiến 77 Lớp KTTT&TT–K48

& IP Encapsulator Mangager). Tại đây nội dung các chƣơng trình đƣợc đóng gọi lại thành dòng dữ liệu IP và dòng tín hiệu IP này tiếp tục đƣợc mã hóa theo một cách thức đã đƣợc ngầm định sẵn. Để giải mã đƣợc dòng IP này cần phải có khóa giải mã chƣơng trình. Ở quy trình tiếp theo, dòng IP tiếp tục đƣợc đóng thành các gói MPE-FEC (nhằm tác dụng sửa các gói tin bị lỗi xảy ra khi truyền tải). Các gói MPE-FEC này liền sau đó đƣợc đƣa vào các lát cắt thời gian (time slicing - có tác dụng tiết kiệm năng lƣợng cho các thiết bị thu). Cuối cùng các gói tin này tiếp tục đƣợc nén thành dòng truyền tải MPEG-2, sẵn sàng truyền ra “Mạng phát hình DVB-H”. Tín hiệu đƣợc đƣa ra máy phát sóng kỹ thuật số DVB-H để phát quảng bá giống nhƣ truyền hình số mặt đất.

Quy trình “đóng gói dịch vụ” nằm dƣới tầm kiểm soát của khối “quản lý dịch vụ” (Broadcast Service Manager - BSM). Khối BSM này sẽ điều khiển khối “đóng gói dịch vụ” để khối này có thể nhận đúng những dòng tín hiệu của các kênh chƣơng trình đƣợc đƣa vào cũng nhƣ cách thức mã hóa các gói IP. Đồng thời với quy trình đó, BSM sẽ phát ra khóa giải mã chƣơng trình và đƣa tới khối “quản lý thuê bao” (Broadcast Account Manager - BAM), sẵn sàng chuyển tới thiết bị di động để giải mã dòng tín hiệu các nội dung phát sóng. Ngoài ra BSM còn tạo ra một hƣớng dẫn dịch vụ điện tử ESG (Electronic Service Guide) gửi tới khối “đóng gói dịch vụ”. Khối này sẽ đóng gói các tín hiệu ESG theo một cách riêng và chuyển tới máy phát để phát kèm các luồng tín hiệu chính nhằm giúp khán giả có thể trực tiếp truy cập thông tin về các kênh dịch vụ, lịch phát sóng, các thông tin mô tả chƣơng trình, các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo chƣơng trình hay liệt kê về giá của các gói dịch vụ truyền hình...

Vậy là dòng tín hiệu sau khi ra khỏi khối “đóng gói dịch vụ” sẽ đƣợc phát quảng bá qua các máy phát hình DVB-H (giống nhƣ tín hiệu truyền hình số mặt đất nhƣng đích đến là các thiết bị di động cầm tay). Tại các thiết bị thu và giải mã sóng truyền hình di động, khán giả đã có thể xem đƣợc các chƣơng trình cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ. Đối với một số dịch vụ thì ngƣời dùng sẽ mua bằng cách gửi yêu cầu mua dịch vụ từ thiết bị di động của mình tới hệ thống

SVTH : Đào Minh Tiến 78 Lớp KTTT&TT–K48

“quản lý thuê bao” (Broadcast Account Manager- BAM) của VTCmobile thông qua đƣờng truyền của mạng điện thoại di động mà họ đang sử dụng. Nhƣ trong hình vẽ miêu tả, thiết bị cầm tay di động sẽ gửi yêu cầu mua dịch vụ thông qua kết nối GPRS của “mạng điện thoại di động” (đƣợc cung cấp bởi Vinaphone, Viettel, Mobiphone,…), tại đây những yêu cầu đó tiếp tục đƣợc bộ phận quản lý mạng điện thoại di động gửi tới bộ phận quản lý thuê bao BAM. Hoặc nếu thiết bị có khả năng kết nối WLAN thì thiết bị cầm tay di động có thể gửi yêu cầu mua kênh trực tiếp tới hệ thống quản lý truyền hình di động qua kết nối WLAN truyền ngay trên Internet.

Sau khi nhận đƣợc yêu cầu từ ngƣời sử dụng, hệ thống quản lý thuê bao BAM truyền hình di động cùng với hệ thống tính cƣớc sẽ kiểm tra thông tin của ngƣời sử dụng (kiểm tra tài khoản dịch vụ của ngƣời sử dụng, cặp IMEI - SeriSIM, …) xem có đầy đủ thông tin hợp lệ hay không, nếu hợp lệ thì khóa giải mã sẽ đƣợc hệ thống gửi ngƣợc trở lại máy di động của khán giả qua con đƣờng GPRS để thiết bi có thể giải mã đƣợc những nội dung chƣơng trình và các tiện ích đi kèm. Thiết bị cầm tay di động sau khi nhận đƣợc khóa giải mã thì sẽ dùng nó để giải mã dòng chƣơng trình và ngƣời sử dụng sẽ mở đƣợc nội dung mà mình muốn xem. Ngƣợc lại nếu thông tin kiểm tra thấy không hợp lệ thì hệ thống quản lý truyền hình di động sẽ gửi ngƣợc lại cho máy di động một thông báo lỗi để ngƣời sử dụng dịch vụ biết đã có lỗi xảy ra trong quá thao tác sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Tuy nhiên, vấn đề chính khi phát triển dịch vụ truyền hình di động của VTC là thiết bị đầu cuối di động và cƣớc phí cao, hiện tại trên thị trƣờng Việt Nam chỉ có các máy cầm tay DVB-H do Nokia cung cấp, các máy này có giá thành tƣơng đối cao.

Với nhiều ƣu điểm, DVB-H hứa hẹn là công nghệ truyền hình di động tiềm năng ở Việt Nam khi các máy đầu cuối cầm tay di động trở nên phổ thông, cƣớc phí giảm và các nội dung cung cấp trở nên phong phú hơn.

SVTH : Đào Minh Tiến 79 Lớp KTTT&TT–K48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động cơ bản (Trang 75 - 79)