Mã hóa kênh T-DMB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động cơ bản (Trang 50 - 51)

Trong hệ thống T-DMB, tất cả các luồn dữ liệu sẽ đƣợc mã hóa theo phƣơng thức mã hóa xoắn (convolutional coding). Mã hóa xoắn thực hiện ánh xạ n bit đầu vào thành m bit đầu ra (m > n). Các bit đầu ra đƣợc tạo thành bằng cách tính tích chập các đầu ra của các thanh ghi dịch phản hồi tuyến tính theo một cách nào đó. Máy thu sử dụng thuật toán Viterbi để giải mã dòng dữ liệu vào. Tỷ lệ giữa số bit đầu vào và đầu ra bộ mã hóa đƣợc gọi là tỷ lệ mã (R=n/m). Tỷ lệ mã càng thấp thì khả năng sửa lỗi càng cao, nhƣng khi đó tốc độ dữ liệu kênh lại thấp. Do đó các tiêu chuẩn DAB/DMB sử dụng một tỷ lệ mã phù hợp với mức độ nhiễu của môi trƣờng truyền dẫn.

Có thể thấy bộ giải mã Viterbi rất hiệu quả trong việc phát hiện và sửa lỗi bit đơn. Tuy nhiên, môi trƣờng truyền dẫn vô tuyến thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của lỗi cụm (lỗi chùm) tức có nhiều bit liên tiếp bị lỗi. Do đó, hệ thống DAB/DMB thực hiện ghép xen theo thời gian để phân tán lỗi. Dòng dữ liệu đƣợc chia thành các từ mã có độ dài cố định, các bit liên tiếp của một từ mã đƣợc hoán đổi với các bit của các từ mã đứng trƣớc và cá từ mã đứng sau theo một thuật toán nào đó. Ở máy thu, dãy bit ban đầu đƣợc khôi phục nhờ quá trình giải ghép xen.

Nhƣợc điểm của ghép xen theo thời gian là gây trễ ở máy thu vì máy thu phải đợi tới khi thu đƣợc tất cả các bit cần thiết để thực hiện giải ghép xen nhằm khôi phục lại dãy dữ liệu ban đầu. Trễ này có thể lên tới hàng trăm ms. Mặc dù trễ này không là vấn đề với hầu hết các dịch vụ DAB/DMB nhƣng trễ là quá lớn đối với việc truyền dẫn thông tin điều khiển nhạy cảm với thời gian đƣợc truyền

SVTH : Đào Minh Tiến 51 Lớp KTTT&TT–K48

tải trên kênh thông tin nhanh (FIC) không sử dụng ghép xen theo thời gian. Kênh này sử dụng sơ đồ mã xoắn có khả năng chống lỗi tốt hơn các kênh khác.

Ngoài ra trong mã hóa T-DMB còn đƣa ra một phƣơng thức sửa lỗi đã đƣợc chuẩn hóa. Các dòng dữ liệu của dịch vụ DMB video sử dụng thêm mã hóa khối (mã ngoài) trƣớc khi mã hóa xoắn ở máy phát và giải mã khối sau khi giải mã xoắn ở máy thu để tăng khả năng chống lỗi trên kênh nhằm phục vụ ngƣời sử dụng di chuyển ở tốc độ cao với chất lƣợng chấp nhận đƣợc. Cụ thể dòng dữ liệu video MPEG-2 đƣợc chia thành các khối có độ dài 187 byte. Đối với mỗi khối, một mã Reed Solomon đƣợc tạo ra và đƣợc gán kèm khối tƣơng ứng nhƣ là một từ mã chẵn lẻ có độ dài 16 byte. Phƣơng pháp này cho phép sửa đƣợc tới 8 byte bị lỗi trên một khối. Các khối liên tiếp và các từ mã chẵn lẻ kết hợp sau đó đƣợc ghép xen theo thời gian để phân tán lỗi cụm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các công nghệ truyền hình di động cơ bản (Trang 50 - 51)