Bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển KCN Lộc Sơn

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp lộc sơn thành phố bảo lộc (Trang 34 - 46)

Qua phân tích kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và phát triển KCN của các tỉnh lân cận. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển KCN Lộc Sơn như sau:

- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn với công nghệ sản xuất hiện đại.

- Tăng cường công tác tiếp thị, kêu gọi đầu tư bằng cách tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh tổ chức, tham gia các chương trình hội thảo, quảng bá KCN.

- Không ngừng nâng cao cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cần thiết trong quá trình thu hút dự án mới vào KCN như: Tư vấn hỗ trợ các vấn đề liên quan

22

đến lập thủ tục đầu tư, triển khai xây dựng và khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin viễn thông, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ hải quan, vận chuyển, kho bãi, . đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư.

- Chú trọng thu hút các dự án có ngành nghề phù hợp với vào KCN, ưu tiên các ngành nghề có công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan đối với việc xây dựng và phát triển KCN, có sự phối hợp với Công an KCN để đảm bảo an ninh trật tự trong KCN.

- Phối hợp với các đơn vị về vấn đề giáo dục và đào tạo, đảm bảo có nguồn lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN Lộc Sơn.

2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

2.5.1. Chính sách qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Chính Phủ và chính quyền các cấp

Chính sách phát triển kinh tế, vấn đề qui họach và kế họach sử dụng đất của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thị truờng BÐS. Việc qui hoạch và đưa ra một kế hoạch sử dụng đất, thực chất đó là việc qui hoạch mục đích sử dụng đất của từng vùng, từng khu vực cụ thể. Ðiều đó có thể làm thay đổi tính chất và mục đích sử dụng đất trong khu vực đó cũng như các khu vực lân cận, là nhân tố ảnh huởng đến cung, cầu về đất đai nói riêng và BÐS nói chung. Ðây cũng là vấn đề tất yếu, vì khi mà tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển sẽ có một bộ phận đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, nhà ở cũng như các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, dân sinh và cũng tương tự như vậy đô thị phát triển đến đâu việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở của khu đô thị đến đấy. Tất cả những điều đó sẽ làm tăng các giao dịch mua bán, cho thuê bất động sản nói chung và bất động sản KCN nói riêng.

Việc qui hoạch và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của Quốc gia sẽ kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng… Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể cho phép các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nuớc

23

đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê… Ðiều đó làm tăng hoặc giảm cầu về bất động sản, làm ảnh huởng đến sự phát triển của thị truờng bất động sản.

2.5.2. Tập quán, truyền thống và thị hiếu

Khác với các loại thị trường khác như thị truờng vốn, thị trường lao động hay thị trường hàng hóa thông thường, thị trường bất động sản tại KCN chịu sự chi phối mạnh bởi yếu tố tập quán, truyền thống và thị hiếu. Yếu tố này ảnh huởng trực tiếp đến các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, phương tiện và các hình thức thanh toán,…

2.5.3. Điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động của KCN đặc biệt là vị trí KCN; vị trí giao thông về đường bộ cũng như đường thủy, vị trí cảng, hàng không; độ cứng nền đất; hệ thống cấp điện; cấp nước,.... Với các điều kiện tự nhiên trên có khả năng khai thác phục vụ đô thị và công nghiệp sẽ đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp của vùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và phát triển KCN.

Vị trí KCN được xem là thuận lợi khi có hệ thống giao thông đến KCN hoàn chỉnh: Có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, ... với khoảng cách gần nhất, thuận tiện nhất. Về nguồn lực, điện, nước, xử lý nước thải, các dịch vụ kèm theo,... cũng phải đáp ứng nhu cầu cho phát triển KCN.

Về kết cấu hạ tầng nơi KCN được thành lập, có kết cấu hạ tầng thuận lợi, hoàn chỉnh, có khả năng giao thương thuận lợi. Một địa điểm KCN có kết cấu hạ tầng lý tưởng phải gần các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông và các nguồn cung cấp điện, nước, nhân lực,... Ngoài ra, các công trình tiện ích như: Bưu điện, Hải quan, Ngân hàng cũng góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp hoạt động trong KCN; Đây cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các KCN với nhau trong việc kêu gọi nhà đầu tư và cũng là điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển KCN.

Điều kiện hạ tầng KCN đảm bảo sự vận chuyển, giao thương và hoạt động của doanh nghiệp trong KCN, hạ tầng KCN là một trong những tiêu chí lựa chọn khi đầu tư vào KCN. Cơ sở hạ tầng KCN được cho là điều kiện tiên quyết khi phát triển KCN, tạo được cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng các dịch vụ hạ tầng sẽ tạo ra những điều kiện

24

thuận lợi trong quá trình hoạt động KCN. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng là yêu cầu cấp thiết và là điều kiện đầu tiên của hoạt động KCN, đây là yếu tố cơ bản trong quá trình thu hút đầu tư vào KCN.

2.5.4. Điều kiện an ninh chính trị - pháp luật

Các yếu tố về chính trị, pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của KCN trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong KCN. Nó bao gồm các hệ thống các chính sách của Chính phủ, cơ chế phát triển, hệ thống pháp luật hiện hành; Các quan hệ ngoại giao của Nhà nước, những diễn biến về chính trị trong và ngoài nước. Đây là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một nước với sự nhất quán về chính trị, an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ gây được tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội làm ăn và là nơi tin cậy để có thể đầu tư định cư lâu dài. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết kéo theo sự đảm bảo ổn định về các yếu tố khác như kinh tế, xã hội.

An ninh chính trị ổn định sẽ đảm bảo việc hoạt động và phát triển KCN, đây là yếu tố đảm bảo thực hiện các cam kết của chính quyền sở tại đối với các nhà đầu tư. Giữ vững an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi, tài sản hợp pháp cho các chủ đầu tư khi tham gia vào hoạt động sản xuất trong các KCN.

Cơ chế chính sách vĩ mô thực sự có tác động mạnh mẽ đến xu hướng vận động tổng quát của việc khuyến khích hay hạn chế kêu gọi đầu tư của một quốc gia. Chính sách pháp luật Nhà nước ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển của KCN, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Một chính sách, quy định mới được Chính phủ ban hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động KCN, do đó một chính sách đúng, phù hợp sẽ mang lại thuận lợi trong việc hoạt động của KCN và của doanh nghiệp, có tác động tích cực đến việc thu hút các dự án đầu tư.

Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu

25

tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.5. Yếu tố kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến xu hướng vận động của việc khuyến khích hay hạn chế thu hút đầu tư vào nền kinh tế, cũng như vào các KCN. Nó là nền tảng cho phát triển đất nước, một nền kinh tế năng động, nguồn lực dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển KCN. Các yếu tố về kinh tế luôn được quan tâm chú ý kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thông thường KCN dựa vào các yếu tố kinh tế để quyết định chiến lược hoạt động cho thời gian tới.

Nhà đầu tư luôn quan tâm, xem xét đến tình trạng của nền kinh tế của quốc gia để có thể lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp với từng giai đoạn, chu kỳ. Triển vọng kinh tế trong tương lai cũng được các nhà đầu tư quan tâm được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng GDP, hoặc GNP hay thu nhập bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định. Các yếu tố như lạm phát, lãi suất cũng ảnh hưởng đến việc hoạt động của KCN và hoạt động của doanh nghiệp KCN. Do đó một đất nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao.

2.5.6. Lao động và nguồn nhân lực

KCN ra đời đòi hỏi một lực lượng lao động dồi dào để đáp ứng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong các KCN, vì thế điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương góp phần đến việc xây dựng và phát triển KCN. Lao động là yếu tố trực tiếp tham gia trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, là một lực lượng quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản xuất. Phát triển KCN gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của doanh nghiệp trong KCN.

Ngoài ra, các KCN được bố trí gần các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp doanh nghiệp và chính quyền địa phương không bị áp lực về việc giải quyết chỗ ở và các dịch vụ xã hội khác. Bên cạnh việc quan tâm về số lượng lao động cũng cần chú trọng đến chất lượng nguồn lực. Vì vậy cần quan tâm đến chất lượng đào tạo nhân lực hiện nay để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiêp, cũng như nhu cầu của xã hội hiện

26 nay.

Do đó, việc xây dựng và phát triển KCN gắn liền với việc xây dựng khu dân cư và các công trình hạ tầng, phúc lợi để giải quyết đời sống người lao động địa phương.

2.5.7. Môi trường thu hút đầu tư

Vị trí địa lý, hạ tầng giao thông thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, là những điều kiện các nhà đầu tư quan tâm, thì cơ chế chính sách thu hút đầu tư cũng được các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Để thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN, địa phương phải luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, thông thoáng; Giải quyết các thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, nhanh gọn theo cơ chế “một cửa” từ cấp giấy chứng nhận đầu tư, con dấu, cấp phép xây dựng, môi trường, và các thủ tục như thuế, hải quan, bảo hiểm,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động và ổn định sản xuất.

Môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố như: Thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư, chính sách pháp luật,... sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực, tạo thuận lợi hay cản trở quá trình kêu gọi đầu tư; Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của KCN. Môi trường đầu tư ảnh hưởng lớn đến hoạt động của KCN, một địa phương quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, các thủ tục hành chính, chính sách thông thoáng, tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư,… tạo điều kiện thuận lợi cho KCN phát triển, dễ dàng thu hút đầu tư, nhanh chóng lấp đầy diện tích đất. Vì vậy, Nhà nước cũng như các địa phương luôn quan tâm, ngày càng cải thiện môi trường đầu tư trở lên thông thoáng hơn, minh bạch hơn.

Hiện nay chính quyền của các địa phương nơi có KCN hoạt động đều chú trọng quan tâm việc cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách cụ thể trong việc xúc tiến đầu tư nhất là nguồn vốn FDI.

2.5.8. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN nói riêng đó là cơ sở hạ tầng. Đối với các doanh nghiệp trong KCN yếu tố này đặc biệt quan trọng, nó một phần quyết định trong việc thỏa thuận giá cho thuê lại đất, phí sử dụng hạ tầng mà doanh nghiệp phải trả khi hoạt động trong KCN.

27

định chọn KCN nào để đầu tư như đường giao thông, thoát nước mưa nước thải, cây xanh, chiếu sáng, hệ thống điện, cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, đất đai phục vụ công nghiệp, dịch vụ viễn thông, hệ thống an ninh trong KCN, hệ thống phòng cháy, dịch vụ tiện ích khác có trong KCN, ... Vì vậy một KCN được xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thể hiện qua lượng vốn đầu tư vào các hạng mục cụ thể và được doanh nghiệp hài lòng khi đầu tư vào KCN đó.

Cơ sở hạ tầng KCN tốt hay chưa tốt phụ thuộc vào doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN đầu tư và xây dựng từ việc bồi thường giải tỏa, đến việc xây dựng đường giao thông, và việc đầu tư các hạng mục tiếp theo. Do đó nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng xem như là tiền đề để xây dựng và hoạt động KCN. Một khu công nghiệp được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh sẽ là điều kiện tiên quyết trong việc thu hút vốn đầu tư, nhanh chóng đạt tỷ lệ lấp đầy.

2.6. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

Nhìn chung các lý thuyết về đầu tư có thể tham khảo từ lý thuyết đầu tư – tăng trưởng và lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Khởi nguồn của việc hình thành các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên khắp thế giới chính là sự ra đời của các công ty đa quốc gia. Những nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến lý thuyết tổ chức công nghiệp (hay còn gọi là lý thuyết thị trường

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp lộc sơn thành phố bảo lộc (Trang 34 - 46)