2.3.1. Tạo nền tảng trong việc thu hút nguồn vốn FDI
Trong tình hình kinh tế hiện nay KCN càng phát huy được vai trò thu hút và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư; từ đó đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
Qua hơn 20 năm, KCN đã trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong các KCN chiếm khoảng 80% tổng vốn FDI vào ngành công nghiệp trong cả nước. Tính đến hết năm 2013, cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 81.000 ha, có 15.067 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 218.841,82 triệu USD, các KCN, KKT đã thu hút được 2,1
13
triệu lao động. Lũy kế đến năm 2013, các KCN trên cả nước đã thu hút được 5.075 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 75,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 55% vốn đăng ký (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013).
2.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, các địa phương
Thực tiễn việc xây dựng và phát triển các KCN đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP của cả nước. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và hiện nay, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN, KCX, chiếm khoảng 34- 35% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN tăng đều qua các năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2010. Trong năm 2013, tại các KCN, KKT tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2012; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 51,5 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2012; kim ngạch nhập khẩu đạt 46,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2012; nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 66,6 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2012.
2.3.3. Tiếp nhận nền công nghệ và phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến
Cùng với dòng vốn FDI vào các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghệ kỹ thuật cao tập trung ở KCN của các thương hiệu lớn như Canon, Samsung, Mabuchi Motor, Orion Hanel..., những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử... Các dự án đầu tư nước ngoài vào KCN không những góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của các doanh nghiệp KCN, mà qua mối quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện và góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực.
14
2.3.4. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việc thành lập và hoạt động của các KCN, đã thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó thu hút một lực lượng lao động đáng kể làm việc trong các KCN. Đến nay, các KCN đã thu hút được khoảng trên 2,1 triệu lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn lớn hơn nhiều.
Nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề như: Đại học Tân Tạo, Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore, Trường Cao đẳng kỹ thuật - công nghệ Sonadezi. KCN tự đào tạo nghề là hướng rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay. Phát triển KCN cũng đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ cao ở nước ta. Cạnh tranh và quan hệ cung - cầu lao động diễn ra ở khu vực này cũng rất gay gắt, tạo động lực để lao động không ngừng phấn đấu, nâng cao tay nghề. Lực lượng lao động làm việc trong các KCN có cơ hội tiếp cận và tiếp thư phương thức sản xuất tiên tiến, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ đó đòi hỏi lực lượng lao động phải không ngừng học tập và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
2.3.5. Tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp mới, hiện đại, có giá trị lâu dài đồng thời góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng và cấp thiết của một địa phương và cả nền kinh tế. Xây dựng KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài không chỉ đối với địa phương có KCN mà có góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước, góp phần tích cực vào quá trình đô thị hóa. Các KCN đã hoàn thành đầu tư cơ bản và đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện đã góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào KCN. Đây cũng tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành và vùng trong cả nước.
Tại các KCN hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông,
15
thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ khác. Quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội yêu cầu trước hết là xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Các KCN chính là những điểm đột phá, những mô hình tối ưu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nên có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.3.6. Một số hạn chế và tồn tại trong quá trình phát triển KCN
Bên cạnh những đóng góp tích cực của KCN đối với nền kinh tế, xã hội, việc hoạt động của các KCN cũng còn một số ảnh hưởng hạn chế và tồn tại.
Việc đầu tư phát triển KCN không theo một quy hoạch thống nhất. Thành lập các KCN ở một số địa phương mang tính tự phát, không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh, chèn ép, làm giảm hiệu quả khai thác sử dụng của KCN. Việc lựa chọn địa điểm đầu tư KCN không phù hợp, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư hạ tầng, trong khi việc thu hút đầu tư lại khó khăn, tỷ lệ lấp đầy thấp, làm giảm hiệu quả hoạt động.
Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp KCN đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động quản lý có trình độ cao trong khi số lao động cần tạo công ăn việc làm còn rất dư thừa, lao động đã qua đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Lực lượng lao động ngoại tỉnh rất lớn, gây nhiều khó khăn trong cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, ổn định đời sống và điều kiện làm việc của người lao động. Từ đó, hoạt động KCN tạo nên một số vấn đề hạn chế hiện nay như tình trạng áp lực trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở, các dịch vụ vui chơi giải trí, hệ thống an sinh cho người lao động nhất là đối với công nhân, luôn tạo sức ép to lớn đối với địa phương.
Công tác bảo vệ môi trường trong KCN, mặc dù đã được chú trọng hơn nhưng đa số các KCN trên phạm vi cả nước nói chung còn chưa được cải thiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra môi trường các loại chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại. Ô nhiễm về nước thải công nghiệp trong các KCN chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng, xử lý ô nhiễm môi trường không triệt để, phần nào ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như môi trường không khí, đất, nước. Khí thải, bụi và tiếng ồn từ các KCN đang gây ô nhiễm
16
môi trường ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân quanh vùng. Nguyên nhân là do tại một số KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường; ý thức của doanh nghiệp thứ cấp, kể cả doanh nghiệp là chủ đầu tư hạ tầng KCN nhiều khi chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường; công tác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường KCN của các cơ quan Nhà nước chưa thật chặt chẽ. Mặc dù số lượng các nhà máy XLNT tập trung đã tăng lên nhưng tại khu vực xung quanh KCN ở một số địa phương, một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép. Do việc vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định trong khi công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý còn hạn chế, chế tài xử phạt chỉ mang tính răn đe.
2.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC KCN
2.4.1. Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số địa phương
2.4.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương mạnh về thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN so với cả nước. Tp. Hồ Chí Minh là một địa điểm đến hấp dẫn của các nhà dầu tư với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, thị trường lao đồng hấp dẫn, và các điều kiện dịch vụ sẵn có; do đó có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư.
Tính đến năm 2013, tại các KCX và KCN Tp. Hồ Chí Minh có trên 1.274 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,781 tỷ USD. Trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài 504 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,715 tỷ USD; Dự án có vốn đầu tư trong nước 770 dự án, vốn đầu tư đăng ký 45.939,17 tỷ đồng (tương đương 3,066 tỷ USD). Trong tổng số 1.274 dự án đầu tư còn hiệu lực, có 1.060 dự án đang hoạt động, 33 dự án đang xây dựng cơ bản, 64 dự án chưa triển khai, 34 dự án tạm ngưng hoạt động, 59 dự án ngưng hoạt động và 24 dự án giải thể. Tổng số lao động làm việc tại các KCX, KCN Tp. Hồ Chí Minh là 268.291 người, trong đó lao động nữ là 161.079, chiếm 60% tổng số lao động.
Tổng diện tích đất cho thuê đạt 1.373 ha/2.174,96 ha đất công nghiệp được phép cho thuê của 15 KCX, KCN, đạt tỷ lệ lấp đầy 63,09%. Trong đó, 12 KCX, KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy 91,52%; 3 KCN (An Hạ, Đông Nam, Tân Phú Trung) và phần mở rộng KCN Hiệp Phước đang trong quá trình triển khai xây dựng hạ
17 tầng, diện tích đất đã cho thuê đạt 15%.
Ngoài việc quan tâm chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng trong các KCX, KCN ngày càng hoàn thiện; Tp. Hồ Chí Minh còn quan tâm đến triển khai xây dựng các hạ tầng xã hội, cụ thể như sau:
- Việc xây dựng nhà trẻ: KCN Hiệp Phước đã có 1 nhà trẻ tại khu lưu trú công nhân và 1 nhà trẻ tại khu tái định cư liền kề KCN Tân Tạo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ con em công nhân trong KCN.
- Đối với nhà lưu trú: tại các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động 11 dự án nhà lưu trú công nhân ở 07 KCX, KCN với 11.400 chỗ lưu trú.
- Đối với trạm y tế: có 4 phòng khám đa khoa tại KCX Tân Thuận, KCN.
- Tân Bình, Lê Minh Xuân, Tân Tạo và 1 Trạm y tế tại KCN Hiệp Phước. Các khu còn lại đang kết hợp với bệnh viện quận/huyện.
- Siêu thị: Hiện đã có 07 siêu thị tại KCX Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, KCN Hiệp Phước, Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp và 03 cửa hàng bình ổn giá tại KCN Bình Chiểu, Lê Minh Xuân và Tây Bắc Củ Chi.
Để đạt được những kết quả trên là nhờ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (Hepza) có sự quản lý và phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan; thành công trong việc áp dụng cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian qua; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động và thủ tục hành chính nhanh gọn, giải quyết kịp thời các vướng mắc cho doanh nghiệp, và được đa số doanh nghiệp hài lòng.
Đội ngũ cán bộ công chức năng động có chuyên môn và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, điều kiện nguồn lực dồi dào. Tp. Hồ Chí Minh chú trọng quan tâm hỗ trợ đầu tư các dịch vụ xã hội, giúp giải quyết được nhu cầu cho người lao động như xây dựng nhà ở công nhân, nhà trẻ. Đây cũng là vấn đề được Chính phủ quan tâm, và đề cập trong những năm gần đây và Tp. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai xây dựng thành công nhà ở và nhà trẻ công nhân.
2.4.1.2. Bình Dương
18
triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ giao thương với Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Những năm trở lại đây, Bình Dương đã thay đổi hoàn toàn, từ một địa phương với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đã thành công trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 96,2%; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một điểm nóng và hấp dẫn trong việc thu hút các dự án đầu tư.
Tính đến năm 2013, Bình Dương có 24 KCN với tổng diện tích quy hoạch 7.187,09 ha, trong đó đã có 23 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.984,69 ha. Hiện có 1.202 dự án còn hiệu lực, bao gồm 832 dự án FDI và 370 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,5 tỷ USD và 24.090,986 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các KCN cũng đã ký 1.033 hợp đồng thuê đất và nhà xưởng với tổng diện tích 2.484 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 51,31% (không tính KCN Thới Hòa). Có 903 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ 75% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép và còn hiệu lực, trong đó có 582 doanh nghiệp FDI (chiếm 65%). Tổng số lao động làm việc tại các KCN là 225.923 người, trong đó, có hơn 21.000 lao động là người Bình Dương (chiếm 9,39%), còn lại hầu hết là người ngoài tỉnh.
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư tại Bình Dương hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Một số tập đoàn lớn bắt đầu quan tâm đến đầu tư tại Bình Dương như Pansonic Eco Solutions, .... Các dự án FDI đã đóng góp khoản thu lớn vào ngân sách nhà nước, năm 2011 số thu ngân sách gần 4.000 tỷ đồng, năm 2012 số thu ngân sách lên đến 7.500 tỷ đồng. Những thành công trong việc phát triển KCN đã thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển mạnh mẽ, nâng cao mức sống của người dân; những thành tựu đạt