Đặc điểm công việc Khen thưởng và
3.2.3.1 Thực trạng nguồn nhân lực ngành bảo hiể mở Việt Nam hiện nay
Thực tiễn phát triển các nền kinh tế trên thế giới cho tới nay đã chứng tỏ
vai trò quan trọng của bảo hiểm. Bảo hiểm là một ngành kinh tế dịch vụ phát
triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển thì vai
trò của ngành bảo hiểm càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế. Thực tế
hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không
ngừng của ngành bảo hiểm và ngành bảo hiểm còn rất nhiều tiềm năng phát
triển trong tương lai. Bảo hiểm đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một lĩnh vực
rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng.
Bảo hiểm là ngành kinh doanh dịch vụ rất đặc thù mà trong đó nguồn
nhân lực là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Là một ngành nghề kinh
doanh tương đối mới mẻ, bảo hiểm là ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao thuộc top đầu trong các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam liên tục trong những năm qua. Đạt được mục tiêu đó là kết quảđóng góp với sự nỗ lực không
ngừng nghỉ của nguồn nhân lực ngành bảo hiểm, từ các cán bộ quản lý đến cán
bộ làm việc trong các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và lực
lượng đại lý bảo hiểm.
Hiện nay nhân lực hoạt động tại các Doanh nghiệp Bảo hiểm (DNBH)
khá đa dạng ở nhiều vị trí, cấp độ và tính chất công việc. Nhân lực chất lượng cao cho DNBH là yêu cầu tất yếu đối với những vị trí công việc có tính chất phức tạp cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động. Trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động, cạnh tranh ngành bảo hiểm ngày càng khốc liệt, nhân lực chất lượng cao có vai trò cực kỳquan trọng.
Nhìn một cách tổng quát, nguồn nhân lực hiện có của ngành bảo hiểm
đã đáp ứng nhu cầu cơ bản cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của từng doanh
Trang 29
trường với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn ở mức 2 con số. Tuy nhiên, số
cán bộ được đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm còn chưa nhiều kể cả ở cấp độ
quản lý và cán bộchuyên môn. Trong khi đó, tình hình nguồn nhân lực tại các
doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp tái bảo hiểm, các doanh nghiệp môi
giới, tình hình đại lý bảo hiểm, tình hình nguồn nhân lực tại cơ quan quản lý
nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm đều có những đặc thù riêng cần một đội ngũ
nhân lực vững kiến thức, giàu kỹnăng, thạo kinh nghiệm.
Các phiếu khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Bảo hiểm tiến hành về nhu cầu đào tạo hiện nay của các Doanh nghiệp Bảo hiểm trong 2 năm 2011 và 2012 cho thấy, DNBH đã có nhiều đổi mới trong hoạt động kinh doanh, đổi mới trong định hướng và mục tiêu phát triểu của công ty. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm cũng dần hướng tới ổn định. Các cuộc điều tra của Trung tâm cũng cho thấy, nguồn nhân lực công tác trong ngành bảo hiểm chủ yếu là nhân lực trẻ, độ tuổi trung bình là 30. Trong đó, ở một số Doanh nghiệp, ngoài Ban giám đốc và các cán bộ cấp quản lý, số lượng nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành bảo hiểm chính quy không nhiều. Mặc dù các doanh nghiệp cũng có nhiều nỗ lực trong công tác tự đào tạo, tự tổ chức các khoá học trong và ngoài nước cho các cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và quản lý, tuy nhiên các lớp học nghiệp vụ mang tính kỹ thuật cao chưa được tổ chức định kỳ. Các cán bộ phải trau dồi kiến thức và nghiệp vụ bảo hiểm thông qua phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại các doanh nghiệp nhìn chung đông về số lượng, được đào tạo khá cơ bản với trên 80% số cán bộ làm việc trong ngành bảo hiểm có trình độ đại học và trên đại học - tỷ lệ này khá cao so với nhiều ngành kinh tế - xã hội khác. Tuy nhiên, số cán bộ được đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm còn chưa nhiều kể cả ở cấp độ quản lý và cán bộ chuyên môn. Các DNBH mặc dù đã chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tại thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực bảo hiểm có các điểm hạn chế chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực như sau:
Trang 30
15TNguồn nhân lực được đào tạo mới (sinh viên mới ra trường) chưa đáp ứng được các yêu cầu của Doanh nghiệp 15Tdo việc đào tạo chủ yếu là lý thuyết thiếu thực hành, thiếu kiến thức thực tế, chưa gắn với những chuyên môn nghiệp vụ cụ thể theo cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nên doanh nghiệp thường phải thực hiện quá trình đào tạo tiếp theo sau khi tuyển dụng thì mới có thể sử dụng, khai thác được nguồn nhân lực. Trong khi đó, nhân sự thuộc nhóm này đang ở trong giai đoạn tìm kiếm lựa chọn nơi làm việc vì vậy rất hay “nhảy việc”, Doanh nghiệp thường không muốn đầu tư quá nhiều vào việc nâng cao chất lượng của nhân sự tuyển mới. Với các yếu tố như vậy, rất khó để DNBH có được nguồn nhân sự mới có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi về công việc và thực sự đóng góp vào hoạt động của Doanh nghiệp.
15TSố lượng DNBH tăng nhanh trong thời gian qua, cộng với số lượng các cơ sở đào tạo về bảo hiểm không nhiều và chưa chuyên sâu đã gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao 15Tcho thị trường bảo hiểm, dẫn đến hiện tượng chuyển dịch nhân sự cấp cao giữa các DNBH, gây xáo trộn hoạt động kinh doanh của các DNBH. Do thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân viên có kinh nghiệm ngày càng khan hiếm, các Doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút nhân sự (về chế độ đãi ngộ, lương, môi trường làm việc).
15TChất lượng nguồn nhân lực là đại lý bảo hiểm hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống đại lý bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp như thế giới15T. Mặc dù kênh bán hàng đại lý đang đóng vai trò sống còn cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm và đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm mới, tư vấn mua bảo hiểm, thu phí bảo hiểm, đồng thời là kênh thông tin phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp,.. song tại Việt Nam, đại lý bảo hiểm chưa được thực sự coi là một nghề, đại lý phát triển nhanh với bảo hiểm nhân thọ còn đóng góp của đại lý cho các DNBH phi nhân thọ còn ít, chưa kể trong nhiều trường hợp
Trang 31
các đại lý chưa được đào tạo đầy đủ và còn gây nhiều hậu quả xấu cho các doanh nghiệp…. Mức độ duy trì đại lý trong 4 năm theo điều tra của LIMRA là dưới 8%, trong đó trên 90% đại lý là bán thời gian. Tình trạng số lượng đại lý rất cao, tới 317.000 người ngàn người vào cuối năm 2012, song tính chuyên nghiệp và chất lượng của đại lý bảo hiểm ngược lại, còn rất yếu. Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này đã và đang trở nên rất cần thiết trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay để đáp ứng được nhu cầu cả về chất và lượng của ngành.