Nhóm giải pháp đối với từng thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

II: GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ VÀ PHÁT DU LỊC HỞ VIỆT NAM.

2.1: Nhóm giải pháp đối với từng thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào du lịch.

vào du lịch.

2.1.1:Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước:

Thứ nhất : Nhà nước cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng du lịch tại

các vùng du lịch trọng điểm, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam từ 1995 tới 2010. Cụ thể là về đầu tư, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia, quốc tế và 21 khu du lịch chuyên đề.

Thứ hai: Nhà nước nên có những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh

nghèo, trong đó nguồn vốn ngân sách đóng vai trò hạt nhân để tạo ra các cú huých quan trọng thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Thứ ba: Là một ngành kinh tế mang tính chất liên ngành, liên vùng và xã

hội hoá cao, hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với quá trình phát triển hệ thống hạ tầng xã hội như hệ thống bưu chính viễn thông. Do đó,việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như nâng cấp các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trong toàn quốc có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch từ nay đến năm 2010.

Thứ tư: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ nay đến nay đến năm 2010,

phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đầu tư Nhà nước nên đảm bảo đồng bộ, không nên đầu tư tràn lan cho các công trình chưa đủ các điều kiện nhất là về quy hoạch, tránh tình trạng chắp vá, manh mún dẫn đến lãng phí vốn đầu tư đối với phát triển du lịch.

Thứ năm: Để hoạt động đầu tư được thực hiện một cách có hiệu quả, Nhà nước cần xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả đầu tư từ trung ương đến địa phương cũng như giữa các cơ quan có chức năng quản lý về đầu tư và ngành du lịch.

Thứ sáu: Nhà nước cần có chính sách đầu tư tôn tạo và bảo vệ các tài

nguyên du lịch đặc biệt là các tài nguyên du lịch có giá trị cao ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

2.1.2:Đối với các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và các thành phần

kinh tế khác. Để thu hút nhiều vốn FDI và các thành phần kinh tế khác

vào Việt Nam nói chung và lĩnh vực Du lịch Việt Nam nói riêng, Nhà nước cần tạo lập các chính sách đồng bộ và các giải pháp hữu hiệu như:

Thứ nhất: Các địa phương nơi có tài nguyên tự nhiên và văn hoá phong

phú và đa dạng nên chủ động huy động các nguồn vốn từ dân cư địa phương để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Thứ hai: Để khuyến khích các Nhà đầu tư trong nước, Nhà đầu tư cần có chính sách ưu đãi, miễn giảm, cho châm nộp thuế, các ưu đãi về tín dụng, giảm giá thuê đất và điện nước. Tăng thời hạn cho vay vốn ngân hàng, giảm nhẹ các thủ tục thế chấp tài sản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong các văn bản

pháp lý, quan niệm xã hội. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.

Thứ ba: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch là một

trong những chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Do vậy, Nhà nước cần phải hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn, thống nhất và ổn định chính sách đầu tư nước ngoài, cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ tư: Tăng cường đào tạo lực lượng lao động trong du lịch về nghiệp

vụ, ngoại ngữ,tác phong làm việc. Hiện đại hoá các trang thiết bị giảng dạy tại một số khoa Du lịch của các trường Đại học và Trung cấp du lịch nhằm tạo cho Việt Nam một cơ sở hạ tầng về đội ngũ chất xám tốt để tiếp thu những công nghệ tiên tiến của du lịch trên thế giới.

Thứ năm: Bộ kế hoạch đầu tư và Tổng cục du lịch cần xây dựng một hệ

thống cung cấp thông tin về các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực du lịch và môi trường đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài. Đồng thời, các tỉnh có tiềm năng du lịch lớn nên có các chính sách kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch hơn là cạnh tranh với các tỉnh khác trong thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực như may mặc, bảo hiểm….

Thứ sáu : Nhanh chóng thành lập cục xúc tiến Du lịch trực thuộc Tổng

cục Du lịch. Tăng cường các hoạt động quảng bá cho đầu tư du lịch, tổ chức các hội thảo giới thiệu về cơ hội đầu tư du lịch vào Việt Nam tại nước ngoài.

Tuy nhiên để phát triển du lịch bền vững thì chúng ta cần phải xã hội hoá du lịch Việt Nam trong thời gian tới muốn vậy chúng ta cần phải có các giải pháp về chính sách và cơ chế, tiến tới xã hội hoá du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w