TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÉT THEO NỘI DUNG ĐẦU TƯ.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 54)

Qua thực trạng huy động vốn trên, ta có thể thấy sự khả quan cuả ngành du lịch Việt Nam, nhưng chúng ta phải xét đến tình hình sử dụng vốn vì nó quyết định sự thành công của hoạt động đầu tư.

Chúng ta có thể nghiên cứu tình hình sử dụng vốn qua các góc độ: - Đầu tư vào CSHT

- Đầu tư vào các sản phẩm du lịch mới. - Đầu tư vào các địa điểm mới.

- Đầu tư mở rộng, có chiều sâu các lợi thế địa điểm đã phát huy hiệu quả.

II.1: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (CSHT)

Đầu tư vào CSHT là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hướng tới là ngành kinh tế mũi nhọn, không những Trung Ương, Địa Phương,mà các doanh nghiệp luôn luôn coi trọng vấn đề đầu tư vào CSHT.

Xét theo nguồn vốn:Ngân sách nhà nước(NSNN) chủ yếu dành cho

du lịch trong việc phát triển CSHT và tiếp thị. Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì thông qua NSNN chúng ta xây dựng được một hệ thống đường, điện vào các khu du lịch một lĩnh vực mà các doanh nghiệp ít đầu tư vào nhưng lại là nền tảng để nó phát triển.

Thông qua NSNN và địa phương chúng ta đã xây dựng CSHT rộng khắp đất nước: ở miền Bắc là những con đường trải dài từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Điện Biên,….nhất là ở Điện Biên với hai dự án bảo tồn, tôn tạo,các di tích tiêu biểu qua đó bảo tồn các sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ- Mường Phăng, cứ điểm đồi A1,….,tu sửa các nghĩa trang liệt sỹ,xây dựng đài chiến thắng Điện Biên Phủ,…., qua đó tạo CSHT cho du lịch, … ở miền trung là những qui hoạch CSHT ở Cửa Lò, Quảng Bình,…ngoài ra hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các dự án qui hoạch bằng cách giải phóng mặt bằng,….

ở Miền Nam là việc tạo ra các con đường đi vào các vùng du lịch mới: An Giang, Long An,…

Xét theo địa phương và các doanh nghiệp: Có thể nói vốn NSNN là

cú huých quan trọng trong việc đầu tư vào CSHT du lịch thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào lĩnh vực du lịch .Nhìn chung tất cả các ngả đường đi vào các khu du lịch đều có bàn tay của Nhà Nước và trong những năm gần đây và tương lai ngày càng có nhiều con đường được làm mới và mở rộng. Tuy nhiên CSHT cũng như nền kinh tế nói chung,CSHT tuy có xu hướng ngày càng được xây dựng, và mở rộng nhưng cũng có lúc thăng lúc trầm. Nếu như trước khủng kinh tế Châu á Thái Bình Dương hoạt động đầu tư vào CSHT du lịch phát triển rầm rộ với các khách sạn, nhà nghỉ tạo ra một bộ mặt phong phú cho du lịch Việt Nam: Một hệ thống khách sạn được xây dựng mới như Deawoo, Nikko, Melia,…ởHà Nội, một loạt khách sạn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh:Rex,…., ngoài ra

các khách sạn nhà nghỉ ở Hạ Long, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế,… Tính đến cuối năm 1997 đã có hơn 260 dự án kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ,… với tổng số vốn đăng ký 8 tỷ USD. Đến thời kỳ 1997-1999 khi diễn ra cuộc khủng hoảng, hậu khủng hoảng thì đầu tư vào CSHT du lịch chững lại một thời gian có thể nói là còn giảm nữa là đằng khác: trong thời gian này có đến gần 40 dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh khách sạn, văn phòng cho thuê hoặc các khu đô thị gắn liền với kinh doanh địa ốc xin tạm ngừng hoạt động, ngoài ra các địa phương đầu tư vào CSHT du lịch chững lại rất nhiều do có ít khách du lịch. Trong giai đoạn này có rất ít nhà hàng khách sạn, phục vụ du lịch được xây dựng mới, hoạt động qui hoạch, mở rộng du lịch các địa phương hoạt động cầm chừng kể cả những địa phưong có truyền thống về phát triển du lịch như Thành Phố Hồ Chí Minh, Húê, Quảng Ninh,……

Đến năm 2000 khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục thì hoạt động đầu tư CSHT du lịch phát triển trở lại tuy không giai đoạn đầu không bằng trước nhưng sau đó đã hoàn trở lại như trước do nước ta có lợi thế về cảnh quan và sự an toàn so với khu vực, và thậm chí quy mô còn lớn hơn trước rất nhiều và tính quy hoạch diễn ra sâu rộng hơn: khu du lịch Tuần Châu – Hạ Long là hệ thống du lịch khách sạn được xây dựng với trọng tâm là Đảo Tuần Châu thành một địa điểm du lịch bền vững, hiện tại đang hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, Sapa đang xây dựng thành khu đô thị du lịch với hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng xen lẫn trong sương mù toả khói, Cửa Lò với hệ thống

những con đường xanh bao quanh những khách sạn xinh xắn bên cạnh bãi biển thợ mộng cùng những con đường chạy thẳng đên các khu di tích Kim Liên, Bến Thuỷ, cảng biển,…Quảng Bình là những công trình khởi điểm xây dựng khu du lịch với những con đường bắt đầu được xây dựng, những khách sạn, nhà nghỉ đang từ từ mọc lên, những khu du lịch đang được đưa vào dự án quy hoạch với di sản văn hoá Thế giới “ Động Phong Nha – Kẻ Bảng”,… Tuy nhiên để có đựơc CSHT du lịch như hiện nay phải kể đến sự đóng góp các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, họ góp phần định hướng cho du lịch Việt Nam khônh những thông qua các sản phẩm du lịch mà còn thông qua hệ thống CSHT mà họ đã xây dựng, ở các thành phố du lịch đều ghi dấu ấn của họ: Sài Gòn Tourisr là các công trình: trung tâm Thương mại và ẩm thực 11-13, Trung tâm thương mại 39 Lê Thánh Tôn, Lâm Viên Cần Giờ, xây dựng đền tưởng niệm vua Hùng, đưa vào hoạt động công trình khách sạn liên doanh Sài Gòn – Hạ Long, khu du lịch Sài Gòn- Nha Tranh, khách sạn Sài Gòn Tourance (Đà Nẵng), khu du lịch Sài Gòn –Mũi Né, Phú Quốc. Năm 2003-2004 Sài Gòn tourist tiếp tục xây dựng, mở rộng các cơ sở hạ tầng du lịch góp phần tạo bộ mặt mới cho du lịch nước ta : mở rộng khách sạn Majestic 10 triệu USD, mở rộng nâng cấp khách sạn Kim Đô 42 triệu USD, làng du lịch Bình Quới 60 tỉ đồng, xây dựng trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng Sài Gòn 60 triệu USD, khu du lịch lịch sân gôn Sài Gòn 60 triệu USD, công viên văn hoá tháp truyền hình 200 triệu USD và mới đây UBND Thành Phố Hồ Chí Minh đã trình bộ GTVT và cục hàng hải Việt Nam xây dựng cầu cảng

du lịch đầu tiên tại TP HCM tại quận 7. Công trình này do Sài Gòn tourist làm chủ dự án, với mục đích phát triển loại hình du lịch đường thuỷ trên địa bàn.

Các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh đã tích cực đầu tư vào CSHT du lịch chủ yếu là hệ thống khách sạn nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí: công ty Âu Lạc với hệ thống đảo Tuần Châu, các doanh nghiệp tư nhân liên doanh với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch ở Mũi Né ( Bình Thuận) với số vốn lên tới hàng chục tỷ USD đang triển khai và ngày càng có xu hướng tăng thêm (năm 2002, 434.92 tỷ đồng cho vốn đầu tư thực hiện, vốn đã ký 1500 tỷ đồng, 2002- 2005 xây dựng dựng các khu liên hiệp thể thao du lịch mà lớn nhất là khu du lịch Lầu Ông Hoàng – Phan Thiết _ Mũi Né, diện tích 150 ha, vốn đầu tư dự kiến là 60 triệu USD , …).

Huế với hàng loạt CSHT được xây dựng: hàng loạt khách sạn mới được xây dựng, đưa vào sử dụng như: khách sạn du lịch của công ty Hương Giang, khách sạn công đoàn của công ty du lịch Cố Đô- Lăng Cô, xây dựng khu vui chơi giải trí Thiên An- Thuỷ Tiên và làm công viên Ngự Bình, đưa cảng biển Chân Mây vào hoạt động để tiện đường du lịch…Khu du lịch Bà Nà - Đà Nẵng: với hệ thống đường, điện đã bắt đầu được hoàn chỉnh, xây dựng được 2 khu nhà nghỉ: khu biệt thự Hoàng Lan và Vọng Nguyệt, tuyến cáp treo đưa du khách lên Bà Nà…

Nhìn chung tình hình đầu tư vào CSHT luôn được các công ty du lịch, nhà nước, địa phương quan tâm. Hiện nay chúng ta đã có một hệ

thống CSHT tương đối hoàn chỉnh làm nền tảng phát triển du lịch trải dài trên khắp miền đất nước, tuy có nhiều nơi vẫn có địa phương chưa thu hút được vốn đầu tư vào CSHT du lịch, hay chưa sử dụng hợp lý các nguồn vốn đó. Có thể kết luận việc sử dụng vốn đầu tư vào CSHT có 2 khuynh hướng cơ bản:

- Nhà nước thì chủ yếu đầu tư vào GTVT cụ thể là đường bộ, sông biển, hàng không, điện, đền bù giải phóng mặt bằng làm khu du lịch, xây dựng các dự án.

- Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, các tổ hợp du lịch.

II.2: Đầu tư vào các sản phẩm du lịch mới.

Muốn du lịch ngày càng phát triển thì không những chúng ta phải khai thác, huy động những sản phẩm đã có mà còn phải luôn tìm ra những cái mới để luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng cao, và hoàn thiện hơn.

Đầu tư vào du lịch sinh thái: Trước đây hầu như khắp cả nước

chúng ta chỉ mới tập trung khai thác du lịch di tích lịch sử- văn hoá thiên về vật chất là chủ yếu, và du lịch biển mà tập trung là nghỉ dưỡng biển. Nhưng một số năm lại đây ngày càng có nhiều sản phẩm du lịch mới được đầu tư, chuyển biến rõ nhất là ở phương Nam của đất nước là đầu tư vào du lịch sinh thái, du lịch sinh thái xanh. Ví dụ: Tại Củ Chi công ty TNHH Fosaco đầu tư 7 triệu USD vào khu du lịch sinh thái dân tộc và dự kiến lên tới 10 triệu USD cho giai đoạn 2. Khu du lịch này rộng 25 ha gồm có các nhà lưu niệm, các vườn hoa, khu vui chơi giải trí trên nước, khu các dân tộc BaNa, Mường, Choro, khu nhà hàng. Khu vực thứ hai dành riêng để tham quan các trại cá và gia cầm với 19 ao, diện tích gần 20000m2 đang nuôi các loại cá… Du khách đến khu du lịch sinh thái có cây cối, ao cá, vườn hoa, vui chơi trên nước và tìm hiểu văn hoá dân tộc.Trong khi đó, công ty du lịch thanh niên TP HCM và công ty lương thực Bình Thuận đã mở cửa làng nghỉ mát Siva tại Mũi Né với kinh phí 10 tỷ đồng. Ngoài ra ở TP HCM đang xây dựng khu du lịch sinh thái Cần Giờ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng mà đơn vị thực hiện là Sai Gon Tourist. Ngoài ra công ty du lịch Sai Gòn Tourist đang xúc tiến xây dựng làng nghề du

lịch Bình Quới, công viên Làng Văn hoá dân tộc, du lịch tàu từ TP HCM ra Côn Đảo.

Ngoài ra tuỳ theo tình hình ở các địa phương mà triển khai, khai thác du lịch sinh thái. Tại tỉnh Cần Thơ mà nay là tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ phát triển du lịch tham quan miệt vườn, tuy nhiên loại hình này được đầu tư thêm là kết hợp vui chơi giải trí ở trung tâm Thành phố….cách xây dựng các khu vui chơi ở TP Cần Thơ nhằm kéo dài thời gian nghỉ ngơi khàch hàng, đồng thời triển khai từ từ du lịch mua sắm các sản phẩm du lịch: đồ lưu niệm, hoa quả,...

Ở miền Trung du lịch sinh thái được mở rộng, đầu tư một cách mạnh mẽ. Ở khu vực Tây nguyên các tỉnh và các công ty du lịch đầu tư xây dựng CSHT du lịch sinh thái ( khách sạn, nhà nghỉ, đường sá) vào các khu du lịch nguyên sơ đồng thời tham gia các lễ hội văn hoá Tây Nguyên vốn rất nổi tiếng là phong phú và hấp dẫn mang những nét đặc thù của các dân tộc Tây Nguyên. Hiện nay có thể nói sôi động nhất trong lĩnh vực đầu tư vào du lịch sinh thái văn hóa là khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng như: xây dựng “khu du lịch sinh thái biển Hội An đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao tại bãi biển Cửa Đại ( Hội An- Quảng Nam) với tổng số vốn đầu tư là 120 tỷ đồng với hệ thống khách sạn (200 phòng nghỉ đầy đủ tịên nghi được thiết kế nhìn ra biển và bao bọc xung quanh bởi hồ nước nhân tạo cùng hệ thống cây xanh ), sân vườn, khu đón tiếp, nhà hàng, quầy bar, quầy hàng mỹ nghệ, hồ bơi, sân gold,… và khu du lịch này hoàn thành sẽ tạo thêm sức mạnh hấp dẫn du khách đến với Hội An, ngoài ra nó còn tạo ra những

hệ thống liên hoàn trong việc gắn kết các loại hình dịch vụ của công ty khách sạn Hội An (3 sao)- khu du lịch biển Hội An ( 5 sao ) cùng phát triển, đồng thời mở rộng không gian du lịch giữa độ thị cổ Hội An với bãi biển Cửa Đại và phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm cùng các vùng lân cận, tạo nên một sản phẩmd tổng hợp, đa dạng, một mộ hình mà các địa phương khác có điều tương tự nên học tập để đầu cho có trọng điểm.

Ngoài ra ở miền Trung, Nghệ An cũng là một điểm sáng đầu tư cho du lịch, nhất là du lịch sinh thái, không những chỉ quy hoạch đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển như ở Hội An, mà Nghệ An còn đầu tư vào du lịch sinh thái rừng với khu bảo tồn Phù Mát kết hợp với khu di tích Kim Liên với vốn đầu tư Nhà nước 3000tỷ đồng, không kể mà các công ty du lịch khác với hàng năm đầu tư hàng trăm tỷ đồng, xây dựng hệ thống khách sạn nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí ở Cửa Lò, TP Vinh: Dự án công viên Tuổi Thơ (70 triệu USD) lớn nhất miền Trung, khu mua sắm Thương mại đang xây dựng ở TP Vinh (hơ 500 tỷ đồng ) … tạo nên thế liên hoàn trong du lịch, không tạo ra cảm giác nhàm chán: Đi tham quan, tìm hiểu rừng ở khu bảo tồn Phù Mát, thăm quan khu di tích Kim Liên, du lịch sông Lam, mua sắm ở TP Vinh và về nghỉ mát ở Cửa Lò. Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng bắt đầu đầu tư theo hướng du lịch sinh thái văn hoá dựa trên những tài nguyên sẵn có và khu vực miền Trung đang dần trở thành đối trọng thu hút vốn đầu tư và khách du lịch đối với các khu vức khác nhờ những lợi thế du lịch sing thái, nhất là sinh thái biển kết hợp với du lịch tham quan văn hoá.

Ở miền Bắc là tổ chức các chuyến tham quan dã ngoại, nghỉ ngơi những nơi đã từng nổi tiếng Sapa, Tam Đảo, Hạ Long…Mới đây đưa vào khu du lịch Điên Biên kết hợp với tham quan các di tích lịch sử, một hình thức rất cần được mở rộng triển khai, đồng thời mở thêm trang mới cho du lịch Việt Nam ở miền núi phía Bắc đang rất giàu tiềm năng với những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn, nhiều động thực vật.Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng đầu tư vào khu vực này do đặc trưng địa hình khó khăn, và CSHT chưa được đồng bộ, còn Nhà nước thì chỉ mới triển khai được các giai đoạn nhỏ chứ chưa triển khai đầu tư CSHT đồng bộ.

Các loại hình du lịch mạo hiểm: Ngoài du lịch sinh thái, du lịch xanh thì các sản phẩm du lịch mới mạo hiểm có sức thu hút khách du lịch rất nhiều như: leo núi, lặn biển, đi xuồng cao su vào đầu nguồn các vùng xa…. Thì chưa được khai thác, đầu tư thoả đáng, đúng mức. Hiện nay ở nước ta chỉ có Nha Trang là có trung tâm lặn phục vụ khách du lịch, một con số quá ít so với thực tế mà theo như ông Bùi Đức Thắng, Giám đốc trung tâm lặn biển Orca – trực thuộc công ty Vietravel cho hay: Du lịch lặn bỉên ở Việt Nam là một cái thú hấp dẫn. Theo ông khu vực miền Trung và các Côn Sơn cũng như quần đảo Trường Sa có nhiều điểm lặn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 54)