III: KẾT QUẢ, TỒN TẠI III.1: Kết quả
1: Huy động vốn đầu tư.
472.5 762.4 770.5 1018.7 901.3 1160 Tỷ lệ đầu tư Nhà
Tỷ lệ đầu tư Nhà
nước so Với tổng đầu Tư của nhà nước
0.67% 0.94% 0.94% 1.20% 0.87% 1.01%
Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn Bộ tài chính và Niêm giám Thống kê năm 2000
Từ năm 2001 đến nay thì tỷ lệ đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho du lịch không tăng lên là bao nhiêu (2002 là 1.12%, năm 2003 là 1.15% vốn đầu tư của cả nước) mà Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, cùng với chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, tính đến cuối năm 2002 ngành du lịch còn 325 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó đầu tư vào du lịch thuần tuý là 194 dự án, vào văn phòng căn hộ là 131 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới 9.4 tỷ USD ( xem bảng 2. Tuy nhiên nguồn vốn này đang có xu hướng giảm sút trong các năm tới. Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân cư tuy
có dấu hiệu tăng qua các năm nhưng nhìn chung còn có quy mô nhỏ. Các doanh nghiệp và cư dân chưa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển kinh doanh trong lĩnh vực du lịch điều này đã hạn chế rất lớn đến việc tạo ra các sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và giải quyết việc làm trong du lịch.
Kết quả phân tích hoạt động đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua cho thấy lượng vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Ngoài ra, còn mất cân đối trong đầu tư du lịch tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu,… trong khi Quảng Bình một tỉnh nằm ở phía Bắc miền Trung nơi hội tụ đầy đủ mọi tiềm năng để có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như hang động, sinh thái, tắm biển và du lịch văn hoá, đặc biệt, nơi có Vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bảng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế gịới, một trong những di sản vô cùng quý giá của cả nước thì việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ còn yếu kém. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng.
Bảng 6: Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nói chung đến cuối năm 2002 Lĩnh vực Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đăng Ký (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Du lịch thuần tuý 194 59,7% 5,8 61,7%
Văn phòng- căn hộ
131 40,3% 3,6 38,3%Tổng số 325 100,0% 9,4 100,0% Tổng số 325 100,0% 9,4 100,0%
Chính sách huy động vốn của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch cũng đã có sự tiến bộ vượt bậc: Cho phép doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hoạt động độc lập, ban hành nhiều qui chế thông thoáng hơn trong lĩnh vực đầu tư du lịch.
2: Các thành tựu đạt được trong lĩnh vực du lịch trong thời gian vừa qua.
Trong thời gian qua số lượng khách du lịch nội địa cũng như khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng lên và được thể hiện qua bảng 3 dưới đây.Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, đủ mọi quốc gia trên thế giới tuy nhiên là chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, … còn một số thị trường tiềm năng ở khu vực Châu Mỹ, Tây Âu và Hoa Kỳ thì ta vẫn chưa khai thác được nhiều. Lượng khách nội địa cũng tăng lên rất nhiều do đời sống của nhân dân được tăng lên, mặt khác công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cũng được đẩy mạnh, giá cả các cuộc du lịch cũng có phần phải chăng, thêm vào đó là hàng năm ở các địa phương truyền thốngđều có các hoạt động du lịch đặc trưng mang tính chất mới mẻ lí thú kích thích trí tò mò hiểu biết của nhân dân
Bảng 7: Số lượng khách du lịch đến Việt Nam
Đơn vị : người
1993 5100000 669862 57718551994 6214000 1018244 7232244 1994 6214000 1018244 7232244 1995 6989000 1351296 8342291 1996 7254000 1067155 8323151 1997 8500000 1715637 10217634 1998 9600000 1520128 11122126 1999 10000000 1700000 11701999 2000 10562300 2140000 12702300 2001 11711711 2341941 14055653 2002 13000000 2630000 15632002
Hàng năm doanh thu trong hoạt động du lịch không ngừng gia tăng qua các năm, đóng góp một phần không nhỏ trong GDP của đất nước. Doanh thu từ hoạt động du lịch tăng từ 15600tỷ (1999) lên 20500 tỷ (2001), tăng 31%, năm 2002 thu nhập đạt từ du lịch đạt 23500tỷ đồng. Có thể nói để đạt được mục tiêu là du lịch đóng góp cho sự tăng trưởng GDP là từ 10%-11% năm 2010 thì ngành du lịch phải không ngừng vượt khó đi lên.
Ngoài ra chúng ta đã bắt đầu có các khu quy hoạch du lịch một cách tổng thể ở các địa phương: Huế, Đà Lạt, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nghệ An, ….Người dân đã bắt đầu có ý thức trong việc cùng với Nhà Nước phát triển du lịch qua bảo tồn các khu di tích lịch sử, tạo nếp sống văn hóa, ý thức đối với việc tạo nên một hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới,….
Du lịch Việt Nam đã tạo cho Việt Nam một vị thế trong giao lưu văn hoá thế giới. Du lịch Việt Nam không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế. Đến nay Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định hợp tá du lịch song phương cấp chính phủ với 15 Quốc gia. Du lịch Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội Du lịch Châu á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội Du lịch AESAN (ASEANTA). Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có quan hệ với 1000 đối tác đến từ trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Du lịch Việt Nam đã có quan hệ chắt chẽ với cơ quan du lịch quốc gia của nhiều nước nhằm tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp xúc tiến du lịch trong khuôn khổ liên vùng, kên quốc gia và vùng lãnh thổ, thực tế trong thời gian qua sự đầu tư của Nhà nước chủ yếu trong lĩnh vực xúc tiến du lịch, các tổ chức du lịch, các công ty du lịch đã liên kết với các tổ chức du lịch khác trong khu vực và trên thế giới nhằm tổ chức các chuyến du lịch xuyên Việt Nam và thực tế rất có hiệu quả. Mới đây là các cam kết nhằm phát triển du lịch của TP Đà Nẵng với tổ chức du lịch Nhật Bản, của các tổ chức phi chính phủ với TP.Huế,….
Ngoài ra với sự đầu tư hợp lý dần dần đã có sự quy hoạch trong việc phát triển du lịch nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu du lịch đã có những dự án phát triển từng phần du lịch như Bình Thuận, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Bình,….đã bắt đầu từ những lợi thế của mình đồng thời là tích cực tìm kiếm những sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch ngày càng tăng.
Mặc dù du lịch trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như ta đã nghiên cứu ở trên tuy nhiên nó vẫn còn những mắt tồn tại cần khắc phục.
Các hạn chế mang tính chất khách quan:Trước hết là các thủ tục
mà các nhà đầu tư du lịch thường mắc phải đối với các quan chức địa phương hay nói cách khác là không được sự ủng hộ của địa phương. Tiếp đó là cơ sở hạ tầng khu du lịch như là mạng điện, nước, đường,…sự bất cập trong quản lý khu du lịch ví dụ như : Ở Huế một khu thiên nhiên phong phú và gây ấn tượng tốt đối với du khách nhưng lại do kiểm lâm quản lý, nếu du khách đã leo lên độ cao 1700 mét thì chỉ có hai cách: một là ăn cơm hộp, hai là ăn cơm tại nhà hàng kiểm lâm. Dở hay ngon thì cũng đành chụi vì đã có là tốt rồi. Bản thân ngành kiểm lâm có phải là chuyên nghiệp trong nghề phục vụ nhà hàng đâu.
Thứ đến là những vướng mắc từ cơ sở hạ tầng, thuê đất để kinh doanh du lịch. Một nhà kinh doanh du lịch cho biết khi muốn đầu tư vào xây dựng khu du lịch, phải tính đến thuê đất, tiền thuê đất hàng năm cho các ngành sản xuất khác chỉ chiếm 0,05% trên giá trị đất nhưng cho phát triển du lịch thì mất 0,07% trong khi các khu du lịch lại cần rất nhiều đất và đất xây dựng chỉ chiếm 30% còn lại là cho cảnh quan phải chiếm 70%. Đó là chưa kể đến hiện chưa một công trình nào của ngành được vay vốn ưu đãi. Đó là những khó khăn mà các nhà đầu tư ở nhiều địa phương trong cả nước hiện nay gặp phải, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân. Những người này vượt qua được hoạ chăng chỉ là các nhà đầu tư quốc
doanh vốn rất lớn trong việc kết hợp với các địa phương, mở rộng quan hệ và làm cho mọi việc suôn sẻ.
Đó là các vấn đề mà các nhà đầu tư thường gặp phải khi đầu tư vào du lịch, và làm hạn chế sự thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra môi trường tự nhiên cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự đầu tư, một số năm gần đây môi trường ở Việt Nam đã bị tác động rất nhiều đó là các cuộc phá rừng, ô nhiễm môi trường do các nhà máy sản xuất thải ra. Nhất là ở các bãi biển là rác thải của các khách du lịch không có ý thức, là sự vộ ý thức của các chủ kinh doanh các sản phẩm du lịch như bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá), Đồ Sơn (Hải Phòng), Nha Trang,….làm hạn chế rất nhiều nhà đầu tư vào các khu vực này do không có khách du lịch hoặc ít khách du lịch.
Các nhân tố mang tính chất chủ quan: Ngoài ra khả năng cạnh trang
của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Cạnh tranh giữa các DN lữ hành trong nước ngày càng gay gắt, nhất là sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp, một số DN có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá tour, giảm chất lượng phục vụ, làm cho khách quốc tế có ấn tượng không tốt với du lịch Việt Nam.
Công tác nghiên cứu, đầu tư mở rộng thị trường nước ngoài, nguồn khách chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế. Thực tế một số DN, mặc dù được phép làm lữ hành quốc tế đã lâu, nhưng chưa bao giờ ra khỏi biên giới quốc gia để tìm kiếm thị trường, cũng như không hề có đến một đối tác nước ngoài.
Công tác thang tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động lữ hành còn buông lỏng. Vì thế môi trường kinh doanh lữ hành hiện còn lộn xộn, phức tạp. Nhiều cá nhân, tổ chức tiến hành kinh doanh lữ hành trái phép.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa cao, loại hình du lịch chưa phong phú.Tại nhiều điểm du lịch, các tệ nạn ăn xin, nài ép khách mua hàng, nâng ép giá tàu thuyền,…còn phổ biến gây ấn tượng không tốt đối với du khách làm giảm lượng khách du lịch đến Việt Nam do đó giảm tốc độ đầu tư đến với Việt Nam.
Các doanh nghiệp tham gia đầu tư thiếu sự hợp tác với nhau trong làm ăn. Ngoài một số doanh nghiệp Nhà Nứơc và các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp còn lại số vốn hoạt động còn nhỏ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả do không đủ vốn để đầu tư. Điều này càng cho thấy rõ sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến là các công cuộc đầu tư cần vốn lớn rất khó diễn ra do yêu cầu vốn lớn và địa bàn hoạt động trải dài trên nhiều khu vực và địa phương. Một hạn chế nữa là trình độ của các hướng dẫn viên du lịch cũng như đôi ngũ cán bộ du lịch ở một số nơi còn hạn chế do đó làm chậm tốc độ phát triển du lịch Việt Nam.
Đó là những nguyên nhân chủ quan làm hạn chế đầu tư vào du lịch ở Việt Nam.Tuy nhiên về phía các nhà đầu tư cũng còn những hạn chế bất cập đó là các nhà đầu tư rất ít đầu tư vào các sản phẩm du lịch mới mang tính chất cạnh tranh trong khu vực, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chú ý tới các lợi ích kinh doanh trước mắt mà chưa chú ý lợi ích lâu dài của
nền kinh tế. Các địa phương là sự đầu tư quá dàn trải chưa tập trung vào các vùng trọng điểm, dẫn tới thiếu vốn. Có thể nói Du lịch Việt Nam còn rất nhiều tồn tại và hạn chế vì vậy muốn cho Du Lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì chúng ta phải tìm cách khắc phục những hạn chế và tồn tại đó.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM.
Theo nghị quyết đại hội Đảng IX thì ta có mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới là: