THỰC HÀNH NGÂN SÁCH VỐN Ở CHÂU Á/THÁI BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Chương 13 : NGÂN SÁCH VỐN- ƯỚC TÍNH DÒNG NGÂN QUỸ VÀPHÂN TÍCH RỦI RO (Trang 46 - 48)

Sau đây là kết quả từ một cuộc khảo sát thực hành ngân sách vốn tại Úc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Singapore.

Kỹ thuật đánh giá dự án doanh nghiệp

Phù hợp với bằng chứng về các công ty Mỹ, hầu hết các công ty trong khu vực này đánh giá các dự án bằng cách sử dụng IRR, NPV, và tỷ lệ hoàn vốn. IRR dao động từ 86% (Hồng Kông) đến 96% (ở Úc). NPV dao động từ 81% (Việt Nam) đến 96 phần trăm (tại Úc). Tỷ lệ hoàn vốn dao động từ 81% (Indonesia) đến 100% (Ở Hồng Kông và Việt Nam).

Kỹ thuật ước tính chi phí vốn chủ sở hữu

Phương pháp đã sử dụng để ước tính chi phí vốn chủ sở hữu khác nhau đáng kể từ nước này sang nước khác (Xem Bảng A). Chúng ta ghi nhận tại chương 12 rằng CAPM được sử dụng thường xuyên nhất tại các công ty Mỹ. Ngoại trừ Úc, đây không phải là trường hợp cho các công ty Châu Á/Thái Bình Dương thay vì sử dụng hai cách tiếp cận khác thường xuyên hơn.

Kỹ thuật đánh giá rủi ro

Các công ty ở những nước này phụ thuộc rất nhiều vào phân tích kịch bản và phân tích độ nhạy để đánh giá rủi ro dự án. Họ cũng sử dụng cây quyết định và mô phỏng Monte Carlo, nhưng không thường xuyên hơn so với các kỹ thuật khác (xem Bảng B).

CFOs CÔNG NGHỆ CAO

Sự phát triển gần đây trong công nghệ đã tạo ra tính dễ dàng hơn cho các tập đoàn nhằm sử dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro phức tạp. Phần mềm mới và các máy tính công suất cao cho phép các nhà quản lý tài chính xử lý số lượng lớn thông tin, vì vậy nền tài chính cơ bản là sắc sảo, mọi người có thể xem xét một loạt các kịch bản sử dụng máy tính để ước tính tác động của thay đổi trong doanh số, chi phí hoạt động, lãi suất, nền kinh tế tổng thể, và thậm chí cả thời tiết. Với những phân tích, các nhà quản lý tài chính có thể đưa ra những quyết định tốt hơn mà quá trình hành động có khả năng tối đa hóa sự giàu có cho cổ đông.

Phân tích rủi ro cũng có thể tính đến mối tương quan giữa các loại rủi ro khác nhau. Ví dụ, nếu lãi suất và tiền tệ có xu hướng dích chuyển cùng với nhau theo một cách đặc biệt, xu hướng này có thể được đưa vào mô hình. Điều này có thể cho phép nhà quản lý tài chính lập dự toán tốt hơn về khả năng và ảnh hưởng đến kết quả của “trường hợp xấu nhất”.

Trong khi loại phân tích rủi ro này là hữu ích không thể phủ nhận được, nó chỉ tốt khi các thông tin và giả định được sử dụng trong các mô hình. Ngoài ra, các mô hình rủi ro thường liên quan đến các tính toán phức tạp, và chúng tạo ra đầu ra mà yêu cầu nhà quản lý tài chính phải có một sự tinh xảo về toán học. Tuy nhiên, công nghệ đang giúp giải quyết những vấn đề này, và các chương trình mới được phát triển để trình bày phân

tích rủi ro trong một cách trực quan. Ví dụ, Andrew Lo, một giáo sư tài chính MIT, đã phát triển một chương trình tóm tắt rủi ro, lợi nhuận, và sơ lược về tính thanh khoản của các chiến lược khác nhau bằng cách sử dụng quá trình hiển thị dữ liệu mới cho phép các mối quan hệ phức tạp được vẽ trên các đồ thị ba chiều để dễ dàng giải thích. Trong khi một số CFOs có tuổi có thể nổi giận với các phương pháp tiếp cận mới, thì những CFOs trẻ hơn và hiểu biết về máy tính có khả năng nắm bắt được công nghệ. Như Lo đã nói: "Thế hệ trò chơi video chỉ yêu những công cụ 3-D. "

Một phần của tài liệu Chương 13 : NGÂN SÁCH VỐN- ƯỚC TÍNH DÒNG NGÂN QUỸ VÀPHÂN TÍCH RỦI RO (Trang 46 - 48)