Hoàn cảnh – yếu tố làm nảy sinh tính cách

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 54 - 63)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.3.Hoàn cảnh – yếu tố làm nảy sinh tính cách

“Hoàn cảnh là toàn thể nói chung những nhân tố khách quan có tác động đến con người hay sự vật, hiện tượng nào đó” [12, tr.559]. Giữa tính cách và hoàn cảnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: tính cách chính là con đẻ của hoàn cảnh, được giải thích bởi hoàn cảnh. Mối quan hệ này cũng là một trong

những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử. Trong Luận cương

về Phơ – bách, C.Mác khẳng định: “Trong tính chân thực của nó, bản chất

con người là tổng hòa tất cả những mối quan hệ xã hội”. Tiếp đến trong Triết

học Mác vấn đề này một lần nữa lại được nhấn mạnh: “Con người tạo ra hoàn

cảnh, hoàn cảnh cũng tạo ra con người”.

Đến chủ nghĩa hiện thực, mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh đã trở thành một nguyên tắc quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực luôn được đặt trong hoàn cảnh, gắn bó với hoàn cảnh, chịu sự tác động, chi phối của hoàn cảnh. Và tính cách điển hình của một nhân vật nào đó là do hoàn cảnh điển hình tạo nên.

Là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa, Lỗ Tấn đặc biệt chú ý vấn đề xây dựng tính cách điển hình qua hoàn cảnh điển hình. Khảo sát truyện ngắn viết về người trí thức của Lỗ Tấn, ta thấy tính cách của những nhân vật này luôn được đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh, chịu tác động, chi phối của hoàn cảnh.

Nhà văn trong Một gia đình hạnh phúc là một trí thức tiểu tư sản tiến bộ.

Anh ta đã quan niệm đúng đắn về tác phẩm nghệ thuật chân chính: “Viết hay không viết, phải hoàn toàn theo ý muốn của mình. Có như thế, tác phẩm viết ra sẽ như ánh sáng mặt trời tuôn trào từ một nguồn ánh sáng vô cùng tận, chứ không phải tia lửa bật ra do sự cọ sát của đá và sắt. Tác phẩm đó mới là nghệ thuật chân chính, và nhà văn đó mới là nghệ sĩ chân chính” [11, tr.250]. Hơn thế nữa nhà văn ấy còn có một khát vọng chính đáng về một gia đình hạnh phúc – nơi con người hoàn toàn được tự do, bình đẳng, sống một cuộc đời đầy đủ, ấm no. Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế lại đen tối, phũ phàng. Anh muốn viết một tác phẩm trọn vẹn, theo ý của riêng mình ư? Không thể. Bởi anh phải viết

nhanh, viết vội, viết những tác phẩm rẻ tiền để kiếm nhuận bút trang trải cho cuộc sống thường nhật: “Trước kia thì anh có ý định viết một bài gì kiếm ít tiền nhuận bút mà sống, viết xong sẽ gửi cho tờ hạnh phúc nguyệt san vì ở đó tiền nhuận bút hình như còn hậu hơn nơi khác. Nhưng phải chọn đề tài nào cho thích hợp, bằng không họ sẽ không nhận. Ừ được! Chọn thì chọn...” [11, tr.250]. Anh ước mơ sống một cuộc sống hạnh phúc, vợ chồng bình đẳng, tự do, nói với nhau những lời âu yếm ư? Cũng không thể. Bởi hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, nghèo túng, xung quanh anh là những tiếng ồn ào, cò kè xin bớt từng xu, từng hào của vợ; là tiếng khóc xé lòng của đứa con nhỏ oan ức.

Lỗ Tấn đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh bị áo cơm ghì sát đất để từ đó làm nổi bật tính cách của họ. Nhận ra được bi kịch bị cơm áo gạo tiền ghì sát đất của mình nhưng nhân vật nhà văn không đủ dũng cảm để đứng lên đương đầu với nó mà lại trốn tránh trong ảo tưởng về một mảnh đất hạnh phúc, bình yên. Tuy nhiên anh càng trốn tránh thì sức mạnh cuộc sống hiện thực càng thúc ép, kéo anh về với hiện tại. Cuối cùng nhà văn đành bất lực, buông xuôi: “Anh muốn tập trung tư tưởng, bèn quay đầu lại, nhắm mắt cố xua đuổi những ý nghĩ bâng quơ, ngồi thật yên lặng. Anh thấy hiện lên trước mắt một bông hoa màu đen, tròn, đẹp, ở giữa màu vàng da cam, từ khóe mắt bên trái trôi sang bên phải, cuối cùng biến mất. Rồi lại thấy một bông hoa màu xanh rất tươi, ở giữa màu lục thẫm, tiếp theo là một chồng sáu bắp cải, cao sừng sững trước người anh, sắp thành hình chữ A to tướng” [11, tr.259]. Bi kịch của nhân vật nhà văn cũng chính là bi kịch của nhiều trí thức đương thời luôn muốn vươn lên cuộc sống tốt đẹp nhưng lại bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất.

Ngụy Liên Thù trong Con người cô độc lại là điển hình cho tính cách

của người trí thức đầu hàng, khuất phục xã hội và phản bội lại lí tưởng của mình vì miếng cơm manh áo.

Liên Thù vốn là người tiếp thu tư tưởng mới, chống đối lại cái lạc hậu, mục ruỗng của xã hội phong kiến tàn tạ. Anh dám sống với mục đích của mình “viết những bài nghị luận không kiêng nể ai cả”. Song cũng bởi vậy mà

anh bị xa lánh, rời bỏ, xem như vật thể lạ của xã hội, ai ai cũng nhìn anh với con mắt khác thường, khinh ghét. Không những thế cuộc sống của Ngụy Liên Thù ngày càng khó khăn. Anh thất nghiệp, sống một cuộc sống nghèo khổ ngay cả đến tem thư cũng không có tiền mà mua. Quả thật con người chính là sản phẩm của hoàn cảnh. Trước sự bài xích của xã hôi, sự khốn khó của đời thường, sự tiến bộ, quyết tâm cải cách của Liên Thù đã bị đánh gục. Anh quay lại hợp tác với xã hội cũ, phục vụ những kẻ trước đây anh coi thường, khinh ghét. Nhiệt huyết, niềm tin sụp đổ, anh sống là để trả thù đời, phó mặc buông xuôi tất cả: “cái người muốn tôi muốn sống nay lại không còn nữa, cho nên tôi không sợ ai vì tôi mà đau lòng. Làm cho một người như thế đau lòng, điều đó thật tôi không muốn một chút nào cả. Nhưng bây giờ thì không còn nữa rồi. Khoan khoái lắm! Thoải mái lắm! Tất cả những cái gì xưa kia tôi thù ghét, phản đối, bây giờ tôi làm hết. Tất cả những cái gì xưa kia tôi sùng bái, chủ trương, bây giờ tôi bỏ hết” [11, tr.325 – 326]. Và lúc này Ngụy Liên Thù nhận ra mình thất bại thực sự: “Tôi thất bại rồi! Trước kia, tôi cứ tưởng mình như thế đã là thất bại, bây giờ mới rõ là chưa phải, mà chính ngày nay tôi mới thất bại thực sự. Trước kia, còn có người muốn cho tôi sống thêm ít lâu nữa, và tôi cũng muốn như thế, nhưng không sống nổi. Đến bây giờ, thì không cần thiết phải sống nữa, song vẫn cứ phải sống” [11, tr.325].

Hoàn cảnh quả có sức tác động lớn đến tính cách và số phận của con người. Nó có thể làm cho con người trở nên tiến bộ nhưng cũng có thể khiến họ tha hóa, trở thành nhu nhược, hèn kém.

Tóm lại, bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật như miêu tả ngoại hình nhân vật, khắc họa tính cách nhân vật thông qua hành động, tâm lí, ngôn ngữ, hoàn cảnh, Lỗ Tấn đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trí thức sinh động, chân thực, hấp dẫn, có một sức rung cảm mạnh mẽ và để lại một ấn tượng sâu sắc không bao giờ quên trong lòng bạn đọc.

KẾT LUẬN

1. Lỗ Tấn thật xứng đáng với danh hiệu “dân tộc hồn” mà quần chúng nhân dân Thượng Hải đã truy tặng. Ngòi bút văn chương của ông đã trở thành vũ khí lợi hại vạch trần sự xấu xa, thối nát của xã hội cũ đồng thời chính ngòi bút ấy trở thành lưỡi dao mổ xẻ căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc, thức tỉnh họ, đưa họ hòa nhập vào làn sóng đấu tranh cách mạng, cải cách xã hội.

2. Hình tượng nhân vật trí thức là một trong những hình tượng tiêu biểu, được xây dựng thành công trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Đó có thể là hình tượng những người trí thức tài trí hết lòng vì nước vì dân, có thể là hình tượng những trí thức tha hóa. Tuy nhiên hình tượng chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là hình tượng người trí thức bị tha hóa. Ta có thể tìm thấy một Khổng Ất Kỷ lạc hậu cổ hủ, một Lã Vĩ Phủ hoang mang, dao động, không có lập trường tư tưởng vững chắc, hay Tử Quân, Quyên Sinh mang lý tưởng tự do, đấu tranh giải phóng cá nhân nhưng hành động cao cả đó lại xuất phát từ lợi ích của bản thân…

Tìm hiểu truyện ngắn viết về hình tượng người trí thức bị tha hóa của Lỗ Tấn, bạn đọc được nhà văn dẫn dắt vào thế giới của những nhân vật dị hình, dị dạng, khuyết tật, méo mó cả nhân hình lẫn nhân tính. Dường như tất cả những gì gọi là lịch sử Trung Quốc của ngày hôm trước được sống lại tỉ mỉ và sinh động qua hệ thống các nhân vật trí thức. Qua số phận của Khổng Ất Kỉ, Trần Sĩ Thành ta thấy được sự bức bối, ngột ngạt tù túng, giam hãm, kìm thúc của những quan niệm đạo đức hủ cựu, những lễ giáo phong kiến cổ lỗ trong xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Trong xã hội “hằng hà sa số những bữa tiệc ăn thịt người” đó thì cùng với người nông dân, người phụ nữ, người trí thức cũng bị ăn thịt. Họ chẳng những bị đẩy ra rìa xã hội mà còn dần dần làm cho tha hóa, biến chất trở nên tiêu cực, đồi bại như nhân vật Cao Cán Đinh hay Tứ Minh. Rõ ràng Lỗ Tấn đã đạt hiệu

quả cao trong sự miêu tả những con người bất đắc chí này. Viết về họ, một mặt Lỗ Tấn dùng cái cười ra nước mắt để châm biếm nhưng mặt khác vẫn tỏ ra thông cảm. Đằng sau châm biếm là sự đồng tình, do đó không làm cho người ta căm thù đối tượng châm biếm mà chỉ căm thù cái xã hội bất công gây ra cảnh tượng ấy.

Lỗ Tấn đã từng nói: “Cũng như một cô gái đẹp nhưng có ghẻ đầy người, nếu bận quần áo đẹp vào che dấu những mụn ghẻ cho cô ta, tất nhiên phải ca tụng cô ta đẹp. Nhưng tôi cho rằng những người nói lên cô ta là người có ghẻ, mớ đúng là người yêu cô ta, bởi vì thế, cô ta mới thấy xấu hổ và vội vàng đi cầu cứu thầy thuốc”. Bởi vậy ông đã thẳng thắn chỉ ra cho người trí thức nhận ra cả ưu điểm và nhược điểm của mình để có thể tìm phương thuốc đúng đắn chữa trị trên con đường đi tới tương lai. Bằng sự nhạy cảm chính trị, Lỗ Tấn cũng thấy được rằng ngọn cờ cách mạng không thể trao cho tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. Cần phải có một giai cấp tiên phong khác để lãnh đạo, thức tỉnh, tập hợp các tầng lớp nhân dân vào một mặt trận chiến đấu chung. Tuy Lỗ Tấn không đưa giai cấp vô sản vào các truyện ngắn của mình nhưng ta cũng thấy rằng chính những phân tích của ông về trí thức, nông dân, cách mạng trong những truyện ngắn trước đó là cơ sở đưa ông đến kết luận sau này “Quả đích xác chỉ có giai cấp vô sản đang trưởng thành mới có tương lai”.

Đằng sau những gương mặt nhân vật trí thức trong truyện ngắn Lỗ Tấn, người đọc nhận thấy rõ con người nhà văn. Đúng như ông từng bộc bạch: “Tôi thường mổ xẻ người khác, nhưng phần nhiều hơn là đem bản thân mình ra mà mổ xẻ”. Qua mỗi hình tượng, mỗi chi tiết, mỗi câu nói mà độc giả hiểu được tâm tình của chính nhà văn.

3. Bên cạnh nội dung tư tưởng đặc sắc thì một yếu tố khác góp phần tạo nên thành công trong truyện ngắn Lỗ Tấn viết về đề tài người trí thức chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật công phu, kĩ lưỡng, ấn tượng về tính cách, hành động và ngôn ngữ. Khắc họa hình tượng nhân vật trí thức, một mặt Lỗ Tấn kế

thừa những biện pháp xây dựng nhân vật truyền thống của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, mặt khác lại cách tân, nâng nó lên một tầng cao mới.

Miêu tả ngoại hình nhân vật trí thức, Lỗ Tấn không đi sâu miêu tả chi tiết mà chỉ chọn lựa những chi tiết có ý nghĩa quan trọng. Chỉ bằng một vài câu miêu tả sơ lược song nhà văn đã khái quát cho độc giả những ấn tượng ban đầu về ngoại hình, tính cách nhân vật hết sức rõ nét, chân thực.

Không chỉ vậy, Lỗ Tấn còn rất chú ý miêu tả hành động và nội tâm nhân vật. Cả hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau. Đôi khi nhà văn thông qua miêu tả hành động để từ đó có thể bộc lộ nội tâm nhân vật nhưng cũng có lúc Lỗ Tấn lại chỉ sử dụng những dòng miêu tả tâm lí thuần túy để diễn tả trực tiếp cái thế giới tinh vi, đầy phức tạp ấy của người trí thức. Khác với tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc – diễn biến tâm lí, tính cách của các nhân vật thường ít có sự thay đổi, tâm lí và tính cách của hầu hết các nhân vật trí thức trong truyện ngắn Lỗ Tấn luôn luôn có sự vân động không ngừng. Sự thay đổi này được nhà văn lí giải thông qua sự chi phối tác động của hoàn cảnh. Hoàn cảnh có thể làm người trí thức trở nên tiến bộ nhưng cũng có thể làm cho họ bị tha hóa, yếu hèn, nhu nhược.

Ngoài ra sự đa dạng trong ngôn ngữ người kể chuyện cũng góp phần tạo nên thành công của Lỗ Tấn khi xây dựng nhân vật trí thức.

Như vậy có thể khẳng định rằng nhờ vào việc kế thừa tinh hoa nghệ thuật cổ điển Trung Quốc cùng với tài năng của mình, Lỗ Tấn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật trí thức đa dạng nhưng hết sức độc đáo, điển hình và ấn tượng đúng như lời của nhà văn Liên Xô Pha - đê - ep nhận xét về Lỗ Tấn: “Ông giỏi hình tượng hóa tư tưởng một cách đơn giản, chân thật, rõ ràng, giỏi trình bày những việc to lớn bằng những chuyện vụn vặt trong đời sống hằng ngày, giỏi miêu tả điển hình bằng con người cá biệt”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Văn Các (2003), Từ điển Hán Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Thị Mai Chanh, “Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến qua truyện ngắn “Trong quán rượu” và “Con người cô độc” của Lỗ Tấn”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3.

[3]. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến,

Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (tái bản năm 2010), Lịch sử văn học

Nga, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu (tái bản năm

2009), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục.

[5]. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, NXB Giáo dục. [6]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ

văn học, NXB Đai học Quốc gia Hà Nội.

[7]. Lý Hà Lâm (1960), Lỗ Tấn - thân thế và tư tưởng sáng tác, NXB Giáo

dục Hà Nội.

[8]. Phương Lựu (chủ biên) (tái bản năm 2011), Lí luận văn học tập 3, NXB

Đại học Sư phạm.

[9]. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ (1988), Văn học Trung Quốc tập 2,

NXB Giáo dục.

[10]. Trần Đình Sử (chủ biên) (tái bản năm 2011), Lí luận văn học tập 2, NXB

Đại học Sư phạm.

[11]. Lỗ Tấn, (2000), Truyện ngắn Lỗ Tấn , Trương Chính dịch, NXB Văn hóa. [12]. Tập thể tác giả (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[13]. Lê Huy Tiêu (chủ biên) (tái bản năm 2007), Lịch sử văn học Trung

Quốc tập 1,2, NXB Giáo dục.

[14]. La Quán Trung, (2006), Tam quốc diễn nghĩa, Phan Kế Bình dịch, 3 tập,

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên trong lớp, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn”.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên trong

lớp và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Nguyễn

Thị Bích Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi

hoàn thiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh viên thực hiện

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.

Nguyễn Thị Bích Dung. Tôi xin cam đoan rằng:

- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 54 - 63)