III/ CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ CẤP ĐÔNG THỦY SẢN
2. Các thiết bị cấp đông thủy sản
2.4.1.2 Hệ thống cấp đông I.Q.F buồng cấp đông có băng chuyền kiểu thẳng
Cấu tạo băng chuyền dạng thẳng
Các dàn lạnh đƣợc bố trí bên trên các băng chuyền, thổi gió lạnh lên bề mặt băng
chuyền có sản phẩm đi qua. Vỏ bao che là polyurethan dày 150mm, bọc inox hai mặt. Toàn bộ băng chuyền trải dài theo một đƣờng thẳng
Băng chuyền dạng thẳng đơn giản dễ chế tạo, sản phẩm cấp đông đƣợc đƣa vào một đầu và ra đầu kia. Để thời gian cấp đông đạt yêu cầu, chuyền dài của băng chuyền khá lớn nên chiếm nhiều diện tích.
Để hạn chế tổn thất nhiệt ở cửa ra vào của các băng tải, khe hở vào ra rất hẹp. Một số buồng cấp đông có khe hở có thể điều chỉnh đƣợc tuỳ thuộc từng loại sản phẩm.
GVGD: Th.S Trần Trọng Vũ Page 42 Nguyên lý hoạt động của hệ thống băng chuyền:
Hệ thống băng chuyền phẳng. Vì máy nén có tỷ số nén cao nên phải sử dụng chu trình 2 cấp nén
Hơi môi chất sẽ đƣợc máy nén hạ áp nén lên bình trung gian, tại đây môi chất sẽ đƣợc làm mát trung gian. Sau khi đƣợc làm mát trung gian xong hơi môi chất đƣợc máy nén cao áp hút vế và tiếp nén cao áp.
Hơi sau khi nén cao áp đi vào bình tách dầu. Tại đây, dầu sẽ đƣợc tách ra khỏi hơi môi chất để trở về lại máy nén tránh trƣờng hợp máy nén thiếu hay dầu sẽ theo hơi môi chất vào các thiết bị trao đổi nhiệt sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.
Sau đó, môi chất sẽ đi vào bình ngƣng tụ. Bình ngƣng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt ngƣợc dòng nên lỏng môi chất đƣợc quá lạnh ngay ở thiết bị ngƣng tụ. Đây là bình ngƣng ống chùm nằm ngang.
Tại bình ngƣng lỏng môi chất sẽ đƣợc làm mát bằng nƣớc nhờ tháp giải nhiệt. Sau khi hơi môi chất đƣợc làm mát thành lỏng đi qua bình chứa cao áp, đƣờng ống nối tiếp từ bình ngƣng xuống bình chứa cao áp đó là đƣờng ống cân bằng áp.
Bình chứa cao áp dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, giải phóng bề mặt của thiết bị ngƣng tụ duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lƣu. Sau đó lỏng sẽ qua mắt gas và tiết lƣu tự động, nhờ mắt gas mà chúng ta có thể biết lƣợng gas trong hệ thống đủ hay thiếu, hoặc gas có lẫn tạp chất.
Lỏng tiếp tục đi theo ống dẫn lỏng đi qua phin lọc, khi qua đây thì các cặn bẩn cơ học, nƣớc, các axit sẽ đƣợc loại trừ. Lỏng qua phin sấy lọc rồi qua van điện từ, van điện từ với nhiệm vụ đóng mở nhầm cung cấp dịch cho tiết lƣu hoặc ngƣng cấp dịch cho tiết lƣu.
Môi chất sau đó lại đi vào tiết lƣu nhiệt (ở đây ta dùng van tiết lƣu tự động ), van tiết lƣu tự động trong quá trình làm việc tự động điều chỉnh khe hở giữa chốt và than van nhầm khống chế mức dịch vào bình trung gian vừa đủ và duy trì, hơi đầu ra của bình trung gian có một mức độ thấp nhất, lỏng qua van tiết lƣu vào bình trung gian, với nhiệm vụ duy trì mức dịch luôn ổn định và trên bình có gắn van phao để khống chế mức dịch cực đại trong bình.
GVGD: Th.S Trần Trọng Vũ Page 43
Môi chất tiếp tục đi qua van điện từ vào van tiết lƣu để điều chỉnh quá trình cấp dịch cho hệ thống.
Trƣớc khi vào băng chuyền thì môi chất lỏng phải vào van tiết lƣu, ở đây ta dùng van tiết lƣu cân bằng ngoài ( vì trở lực của coil lạnh lớn và vì sự chênh áp giữa áp suất trƣớc khi vào coil lạnh và áp suất trƣớc khi ra khỏi coil lạnh lớn vì lý do đó nên phải sử dụng van tiết lƣu cân bằng ngoài với đƣờng ống lấy áp suất tín hiệu ở đầu ra của coil lạnh ), van tiết lƣu nhiệt có đầu cảm biến đặt đƣờng ống hút phía sau coil lạnh, trong bầu cảm biến có chứa môi chất, khi mà nhiệt độ của môi chất trong dàn lạnh sẽ tăng lên thì môi chất trên trong bầu cảm biến sẽ nở ra và tác dụng lên màng của van tiết lƣu nhiệt làm cho van mở ra và cấp dịch cho coil lạnh với bầu cảm biến nhiệt đặt trên đƣờng ống hút phía sau coil lạnh, khi mà nhiệt độ của môi chất ra khỏi băng chuyền tăng lên thì môi chất trong bầu cảm biến nhiệt sẽ nở ra và tác dụng lên màng của van tiết lƣu nhiệt làm cho van mở ra và cấp dịch cho coil lạnh.
Trong trƣờng hợp ngƣợc lại nếu gas sau khi ra khỏi dàn lạnh có nhiệt độ thấp thì van tiết lƣu sẽ đóng bớt lại, lƣợng dich cung cấp cho coil lạnh sẽ giảm. Ở hệ thống băng chuyền này ta dùng chất tải lạnh là không khí, khi môi chất vào coil lạnh thì chúng sẽ trao đổi nhiệt với lƣơng gió do các quạt lạnh thổi ra, lƣợng gió này sau khi đƣợc làm lạnh sẽ đƣợc các bec phun, phun các tia khí lạnh với tốc độ cao hƣớng trực tiếp lên mặt trên và mặt dƣới của sản phẩm, thổi hơi nóng bao bọc quanh sản phẩm đẩy nhanh quá trình trao đổi nhiệt. Tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Lƣợng lỏng sau dàn bay hơi khá lớn nếu sử dụng bình tách lỏng thì không có khả năng tách hết, rất dễ gây ngập lỏng.
Mục đích của việc tách lỏng này nhằm không cho các môi chất lỏng về máy nén gây va đập thủy lực hƣ hỏng máy nén. Hơi môi chất sau tách lỏng sẽ đƣợc hút về lại máy nén thấp áp, chu trình mới sẽ đƣợc lập lại tiếp tục.