1.3.3.1. Chi trả các chế độ BHXH.
Việc chi trả các chế độ ốm đau, thai sản do đơn vị SDLĐ trực tiếp thực hiện (nguồn từ 2% ĐVSDLĐ giữ lại). Hàng quý, cơ quan BHXH sẽ quyết toán chi ốm đau, thai sản với ĐVSDLĐ. Nếu số thực chi nhỏ hơn số tiền 2% được giữ lại sẽ được cơ quan BHXH cấp bổ sung; nếu số thực chi được duyệt lớn hơn số tiền 2% được giữ lại thì đơn vị phải chuyển trả lại quỹ. Việc cấp bổ sung và trả lại quỹ được thực hiện ở tháng đầu của quý sau liền kề.
Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng do cơ quan BHXH thực hiện tùy thuộc vào điều kiện, khả năng cụ thể của từng huyện mà BHXH tỉnh cho áp dụng phương thức chi trả thích hợp theo một trong các hình thức sau đây:
Là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH không qua khâu trung gian. Nghĩa là hàng tháng cán bộ của cơ quan BHXH trực tiếp chi trả chế độ cho đối tượng hưởng. Cán bộ chi trả có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến công tác chi trả từ việc nhận danh sách đối tượng được hưởng, tạm ứng tiền và thanh quyết toán chi trả. Thực hiện phương thức này có những ưu điểm chính như sau:
Một là, giữa đối tượng hưởng và cơ quan BHXH có mối quan hệ trực tiếp. Thông qua đó cơ quan BHXH thường xuyên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng, đồng thời truyền đạt và giải đáp ngững thắc mắc của đối tượng được kịp thời và chính xác.
Hai là, đảm bảo được an toàn tiền mặt vì số tiền chưa chi hết cho đối tượng phải được hoàn ứng trong ngày.
Ba là, cán bộ trực tiếp chi trả là người trong ngành nên có ý thức trách nhiệm hơn trong việc chấp hành chế độ kế toán, nguyên tắc chính nên việc báo cáo tài chính được kịp thời, đầy đủ. Mặt khác có sự hiểu biết về chế độ chính sách của Nhà nước khi giải đáp các thắc mắc cho đối tượng được hưởng.
Bốn là, thời gian chi trả nhanh chóng, kịp thời hơn; khắc phục tình trạng đối tượng đi lại mất nhiều thời gian đi lại.
Năm là, đối tượng hưởng chế độ được hưởng tập trung đầy đủ nên việc thực hiện các chứng từ thanh quyết toán được kịp thời tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, kiểm toán.
Tuy nhiên, phương thức chi trả trực tiếp có những nhược điểm sau đây:
Một là, muốn thực hiện tốt công tác chi trả trực tiếp thì cần phải chủ động được lượng tiền mặt cần thiết để ấn định lịch chi trả ở địa phương. Vì thế nếu không được sự hợp tác chặt chẽ của hệ thống kho bạc thì cơ quan BHXH sẽ không thể chủ động được lượng tiền mặt đủ đáp ứng nhu cầu chi trả theo kế hoạch.
Hai là, khi thực hiện chi trả trực tiếp cần có các yếu tố về nơi làm việc, điều kiện đảm bảo an toàn. Nhưng nếu không có sự hợp tác, giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc bố trí với chi trả và các điều kiện để đảm bảo an toàn trong quá trình chi trả thì việc chi trả sẽ không thực hiện được.
Ba là, việc chi trả chế dộ BHXH cho một địa bàn thường chuẩn bị một khối lượng tiền khá lớn và được chuyên chở từ kho bạc đến nơi chi trả.
Nhưng thiếu các phương tiện chuyên chở và bảo quản tiền mặt thì dễ gây mất an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển cũng như tại nơi chi trả.
Bốn là, đối với các địa bàn khó khăn, đối tượng hưởng chế độ không tập trung sẽ là những trở ngại lớn cho cơ quan BHXH về bố trí cán bộ để đảm bảo việc chi trả được kịp thời và an toàn…
b. Phương thức chi trả gián tiếp:
Là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng được hưởng thông qua các đại diện chi trả ở xã, phường, thị trấn.
Thực hiện phương thức chi trả này, cơ quan BHXH cấp huyện ký hợp đồng với các đại diện chi trả có xác nhận của UBND, Thị trấn (cá nhân tham gia đại diện chi trả phải do UBND, Thị trấn giới thiệu). Hàng tháng, đại diện chi trả có trách nhiệm đến BHXH cấp huyện nhận danh sách đối tượng được hưởng và số tiền phải chi trả trong tháng để chi trả kịp thời cho các đối tượng. Đại diện chi trả cũng có thể nhận tiền tay ba tại ngân hàng hoặc kho bạc khi có sự thỏa thuận với cơ quan BHXH cấp huyện. Sau mỗi kỳ chi trả, đại diện chi trả có trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan BHXH cấp huyện theo quy định.
Thực hiện mô hình này có những ưu điểm chính sau đây:
Một là, trong cùng một thời gian, việc tiến hành được chi trả ở nhiều xã, phường, thị trấn và các ĐVSDLĐ.
Hai là, đại diện chi trả là người địa phương, cho nên họ nắm bắt kịp thời, thường xuyên tình hình biến động về đối tượng thụ hưởng BHXH để phản ánh kịp thời cho cơ quan BHXH (các đối tượng chết, hết hạn hưởng, bị chấp hành hình phạt tù…) để cơ quan BHXH kịp thời cắt giảm, điều chỉnh và quản lý đối tượng hưởng đúng đắn và chặt chẽ.
Ba là, cơ quan BHXH luôn nhận được sự hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện từ chính quyền địa phương trong quá trình chi trả (vì người tham gia chi trả do địa phương giới thiệu và chịu trách nhiệm).
Tuy nhiên, phương thức chi trả gián tiếp thông qua đại diện chi trả cũng có nhược điểm sau đây:
Một là, do người đại diện chi trả là người cùng địa phương nên còn biểu hiện của sự xuê xoa trong việc thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính như: thiếu chữ ký của đối tượng, ký thay, nhận không có giấy ủy quyền; thậm chí có nơi cán bộ chi trả đại diện ký thay cho toàn bộ đối tượng hưởng.
Hai là, có đại diện chi trả thu thêm tiền phí chi trả của đối tượng được hưởng ngoài tiền lệ phí chi trả do cơ quan BHXH cấp cho đại lý chi trả theo quy định.
Ba là, việc đảm bảo trong quá trình vận chuyển tiền và tổ chức chi trả vẫn còn hạn chế.
Bốn là, do cán bộ cơ quan BHXH không trực tiếp tiếp xúc với đối tượng nên không nắm bắt được đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng cũng như việc giải đáp thắc mắc của đối tượng.
c. Phương thức chi trả lương hưu thông qua tài khoản ATM:
Đây là hình thức chi trả lương hưu có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với cơ quan Ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu cho đối tượng. Thực chất hình thức chi trả này hoàn toàn mới và được tiến hành ở các Tỉnh có điều kiện, sau một thời gian thực hiện sẽ có sự tổng kết đánh giá ưu, nhược điểm của hình thức chi trả này.