Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vi khuẩn Salmonella

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động giết mổ gia súc tại xã nhân hòa, mỹ hào, hưng yên và đánh giá tình trạng ô nhiễm vi khuẩn chỉ điiểm vệ sinh thực phẩm trong thịt gia súc (Trang 37)

Salmonella là vi khuẩn có mặt ở đường tiêu hoá nhiều loài động vật như lợn, trâu, bò, cừu, gia cầm, thậm chí ở cả động vật lưỡng cư. Ngoài thiên nhiên vi khuẩn Salmonella tồn tại trong đất, nước thải, phân rác.

Xét về góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm, Salmonella là vi khuẩn nguy hiểm, thông qua con đường ăn uống, chúng thường gây ngộ độc cho người và động vật. Người bị ngộ độc là do ăn phải thực phẩm nhiễm một lượng lớn

Salmonella. Thực phẩm ô nhiễm vi khuẩn Salmonella về mặt cảm quan thường thay đổi không rõ. Do vậy, người ta khuyến cáo không nên ăn thịt sống, tái hoặc thức ăn xử lý nhiệt chưa đủ thời gian.

Vì tính chất gây ngộ độc, yêu cầu vệ sinh tối thiểu đặt ra cho tất cả các loại thực phẩm là không được có mặt vi khuẩn Salmonella trong 25g thực phẩm (FAO,1992) [17]; TCVN 7046 - 2002 [1] cũng quy định vi khuẩn Salmonella không được có mặt trong 25g mẫu thịt kiểm tra.

38

Bảng 4.9. Kiểm tra vi khuẩn Salmonella trong 25g thịt lợn lấy tại các CSGM

Địa điểm lấy mẫu Số mẫu kiểm tra Số mẫu Dƣơng tính Tỷ lệ % TCVS 7046:2002 Lỗ Xá 15 2 13,5 Không có vi khuẩn trong 25g mẫu kiểm tra

Nguyễn Xá 15 1 6,7

Yên Tập 15 3 20,0

Tộng cộng 45 6 13,3

Kiểm tra mỗi thôn 15 mẫu lấy từ nhiều điểm giết mổ, lần lượt có 2/15 ; 1/15 và 3/15 mẫu dương tính với Salmonella, chiếm 13,3% ; 6,7% và 20,0%. Bình quân chung là 13,3%

Đây là một tỷ lệ khá cao so với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Ví dụ kết quả của Trần Xuân Đông (2002) [4], tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt ở CSGM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 2,12%; Vũ Văn Hùng (2006) [7] cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt lợn ở CSGM tại tỉnh Ninh Bình là 4%; ..

Dư luận người dân xã Nhân Hoà cho biết: trong làng hiện có không ít chủ lò chuyên thu mua lợn ốm, lợn chết ở khắp nơi về giết mổ, kéo theo lòng lợn và các phế thải được đổ ra hồ, ra cống rãnh đường làng. Có thể đây là một trong những lí do làm tăng tỷ lệ thịt lợn nhiễm Salmonella.

39

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận.

1. 100% CSGM ở Nhân Hòa đều phát triển tự phát. Địa điểm mang tính tạm thời hoặc tận dụng một phần nhà ở, sân vườn, công trình phụ làm nơi giết mổ gia súc. 100% các lò mổ, điểm giết mổ không đạt yêu cầu về tiêu chí địa điểm, thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn.

2. Về điều kiện và hình thức giết mổ gia súc, gia cầm, trong 5 tiêu chí kiểm tra, thì có tới 4 tiêu chí không cơ sở nào đạt.

100% không có nơi nhốt động vật chờ mổ đảm bảo tiêu chuẩn. 100% không có nơi cách lí và xử lí động vật ốm.

100% không giết mổ treo hay giết mổ trên bàn, bệ có độ cao phù hợp so với mặt đất.

Tất cả gia súc, gia cầm đều được giết mổ ngay trên sàn lò mổ Không có khu bẩn, khu sạch tách riêng .

Về diện tích mặt bằng, hầu hết đều quá chật chội. Có tới xấp xỉ 1/2 số CSGM mà mọi hoạt động đều diễn ra trong phạm vi dưới 20 m2 .

3. CSGM có giấy phép kinh doanh do cơ quan chuyên môn cấp Huyện, xã cấp, chiếm tỷ lệ 27,0%. Kiểm soát sát sinh của cơ quan thú y không thực hiện tại tất cả CSGM xã Nhân Hòa.

4. Nguồn nước dùng trong hoạt động GMGS chủ yếu vẫn là nước giếng khoan ( 92,1%). Về vấn đề xử lí chất thải nước thải của các lò mổ gia, trong số 63 CSGM tại Nhân Hòa, có 19 cơ sở (30,2%) đã xây dựng hầm biogas để xử lí chất thải đồng thời tận dụng chất thải.

5. Tình hình nhiễm khuẩn thịt lợn sau giết mổ:

Chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí có 53,1;% mẫu đạt TCVS

Chỉ số Coliforms, tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh bình quân 35,6% Chỉ số E.coli , tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh bình quân 46,7%.

40

Dương tính với Salmonella, chiếm 13,3% .

5.2. Đề nghị

Biện pháp cấp bách cần làm để cơ bản để hạn chế ô nhiễm thịt trong quá trình giết mổ, đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm :

1. Thanh tra và kiểm tra nhằm duy trì các tiêu chuẩn đã được thỏa mãn, đồng thời phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các sai phạm phát sinh. Việc kiểm tra, kiểm sóat giết mổ của lực lượng thú y tại các CSGM còn yếu kém, hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Theo lộ trình từng bước xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các điểm giết mổ nhỏ không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền giết mổ tập trung, không ngừng nâng cao nhận thức của chủ cơ sở giết mổ, người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh theo Pháp lệnh Thú y.

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, tập V- phần 2: sản phẩm chăn nuôi - Trung tâm thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Tiêu chuẩn, quy trình ngành thú y, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

3. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Đặng Hồng Miên, Nguyễn Vĩnh Phước, Nguyễn Đình Tuyến, Nguyễn Phùng Tiến, Phạm Văn Ty (1976),

Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học- tập 2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

4. Trần Xuân Đông (2002), Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ gia súc, một số chỉ tiêu vệ sinh Thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hạ Long và thị xã tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNNI Hà Nội.

5. Đậu Ngọc Hào (2004) " Điều tra thực trạng giết mổ gia súc và đề xuất giải pháp khắc phục", Hội nghị Báo cáo tổng kết dự án năm 2002-2003, Cục Thú y.

6. Đỗ Ngọc Hòe (1996), Một số chỉ tiêu vệ sinh nguồn nước trong chăn nuôi ở Hà Nội, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. 7. Vũ Văn Hùng (2006), Xác định một số chỉ tiêu vi sinh vật ở các cơ sở

giết mổ lợn xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNNI Hà Nội.

8. Nguyễn Vĩnh Phước (1970), Vi sinh vật Thú y, tập 2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

9. Tô Liên Thu (1999), Nghiên cứu sự ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm có nguồn gốc động vật trên thị trường Hà Nội, Luận án thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội.

42

10. Tiêu chuẩn Việt Nam (1991), Cơ sở giết mổ - Yêu cầu vệ sinh, TCVN - 5452.

11. Tiêu chuẩn Việt Nam (2002), Thịt và sản phẩm của thịt - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử, TCVN - 4833 -1  2.

12. Tiêu chuẩn Việt Nam (1992), Thịt và sản phẩm của thịt - Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trên thịt, TCVN - 5667.

13. Tiêu chuẩn Việt Nam (1990), Thịt và sản phẩm của thịt - Phương pháp xác định và đếm số E. Coli, TCVN - 5155.

14. Nguyễn Ngọc Tuân (1997), Vệ sinh thịt, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

15. UBND xã Nhân Hòa, ( 2010), báo cáo phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 và phương hướng phát triển năm 2011.

16. hungyen.gov.vn/vivn/ 17. www.cucthuy.gov.vn

43 PHỤ LỤC GiÕt mæ trªn nÒn nhµ x-ëng VËn chuyÓn th©n thÞt b»ng xe m¸y Lò mổ gia súc Coliforms

44

E.Coli

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động giết mổ gia súc tại xã nhân hòa, mỹ hào, hưng yên và đánh giá tình trạng ô nhiễm vi khuẩn chỉ điiểm vệ sinh thực phẩm trong thịt gia súc (Trang 37)